Người phác họa lá cờ Phật giáo thế giới là ai?
Cư sĩ Henry Steel Olcott (1832-1907), cựu đại tá của quân đội Hoa Kỳ, một sĩ quan truyền tin, nhà báo, luật sư, đồng sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Thông Thiên học. Người phác họa ra lá cờ Phật giáo thế giới.
Cư sĩ Henry Steel Olcott, người Mỹ gốc châu Âu, là một vị Phật tử hộ pháp nổi tiếng trong sự cải tổ Phật giáo, góp phần phục hưng trong nghiên cứu Phật học, người tiên phong và có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc vận động, tổ chức và thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo tại Sri Lanka, khởi đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo quốc tế vào cuối thế kỷ 19.
Cư sĩ Henry Steel Olcott đã góp phần không nhỏ trong việc phục hưng Phật giáo Sri Lanka, và ông đã được vinh danh tại Sri Lanka với những nỗ lực này. Tổ quốc và nhân dân Sri Lanka tôn vinh ông “Một trong những vị anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, một người tiên phong trong hồi sinh tôn giáo, dân tộc và văn hóa”.
Cư sĩ Henry Steel Olcott sinh ngày 02 tháng 08 tại Orange, New Jersey, từ một gia đình Thánh giáo (Tin Lành) được định cư ở nhiều thế hệ tại Hoa Kỳ, là con trưởng của một doanh nhân, gia đình 6 người con.
Thời niên thiếu, ông học tại trường Cao đẳng thành phố New York và sau đó là Đại học Columbia, nơi ông tham gia hiệp hội St. Anthony Hall, một hội của những người danh tiếng. Năm 1851 công việc kinh doanh của người cha thất bại và ông buộc phải rời khỏi trường đại học.
Tại Đại học New York, ông chuyên về khoa học nông nghiệp. Chỉ mới 22 tuổi, ông đã thành công trong nông trại với mô hình khoa học do ông thành lập gần thành phố Newark, tiểu bang New Jersey, việc thành công với mô hình khoa học dẫn đến việc dẫn Chính phủ Hy Lạp đề xuất cho ông làm Chủ tịch Nông nghiệp tại Đại học Athens. Ông từ chối danh dự và thành lập cùng năm trường "Westchester Farm School" gần Mount Vernon, New York, được coi là một trong những người tiên phong trong hệ thống giáo dục nông nghiệp quốc gia hiện nay.
Ông đã trước tác cuốn sách đầu tiên mang tên Sorgho và Imphee, mía đường Trung Quốc và châu Phi, đã tái xuất bản đến 7 lần.
Năm 1858, ông Olcott đã có chuyến thăm đầu tiên tới châu Âu, vẫn tiếp tục cải tiến nông nghiệp, và báo cáo về các phát hiện của ông đã được xuất bản trong cuốn American Cyclopaedia của Appleton. Được biết đến như là một chuyên gia, ông đã trở thành phóng viên của tờ Mark Lane Express nổi tiếng của Luân Đôn, Associate Agricultural Editor của tạp chí New York Tribune nổi tiếng và là tác giả của hai cuốn sách nữa về nông nghiệp.
Cư sĩ Henry Steel Olcott đã xuất bản một phả hệ của gia đình ông, ông tổ là Thomas Olcott, một trong những người sáng lập của thành phố Hartford, thủ đô của tiểu bang Connecticut, vào năm 1636.
Năm 1860, Cư sĩ Henry Steel Olcott cưới Mary Epplee Morgan, con gái của hiệu trưởng của giáo xứ Trinity (Chúa Ba Ngôi), New Rochelle, New York. Họ có bốn người con, hai trong số đó đã chết trong thời thơ ấu.
Khi cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ bùng nổ vào năm 1861, niềm đam mê của ông về tự do đã thúc đẩy ông gia nhập quân đội. Do thấy khả năng và sự can đảm trong xử lý tình huống nhanh nhẹn, ông được cấp trên tin tưởng và giao phó việc điều tra một số gian lận tại Văn phòng và giải quyết nhanh gọn tại New York. Vì sự nghiêm khắc nhưng giải quyết các vụ việc thấu tình đạt lý, khiến biết bao sĩ quan trẻ từ tham ô móc ngoặt trở thành vị quan tốt để phục vụ đất nước.
Ông phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và sau đó đã được nhận làm Ủy viên đặc biệt của Bộ Chiến tranh ở New York. Sau đó ông được thăng cấp đại tá và chuyển giao cho Cục Hải quân ở Washington, DC. Ông rất được kính trọng, và vào năm 1865, sau vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln, ông đã hỗ trợ trong việc điều tra vụ ám sát.
Sự dũng cảm, tình yêu thương đồng nghiệp, trí tuệ, đạo đức trong sáng của ông. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng: “Chiến sĩ Henry Steel Olcott rất quan trọng đối với quốc gia dân tộc, bởi những chiến công oanh liệt”. Ông được trao quyền lực không giới hạn, bởi đã thấy rõ “Chiến sĩ trung kiên Henry Steel Olcott, vị quan nổi tiếng thanh liêm”.
Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ đã viết: “Tôi không thể cho phép nhân viên đi qua, mà không nói thẳng thắn với bạn, sự đánh giá cao của tôi đối với các dịch vụ mà bạn đã thực hiện, trong khi giữ vị trí khó khăn và có trách nhiệm, từ đó bạn sắp nghỉ hưu. Các dịch vụ này đã đánh dấu bằng sự nhiệt tình, năng lực và sự trung thành, đối với nhiệm vụ không khoan nhượng”.
Năm 1868, ông trở thành một luật sư chuyên về bảo hiểm, doanh thu và gian lận. Với sự kiên quyết trong xử lý các vụ tham ô, cải cách hệ thống về bảo hiểm, doanh thu và gian lận, ông đã nhận được lời tán than ca ngợi của thượng cấp rằng:
“Tôi chưa từng bao giờ gặp một người đàn ông, được giao nhiệm vụ quan trọng, năng lực, tốc độ tin cậy cao hơn nhiều so với những gì bạn đã thể hiện.
Hơn tất cả, tôi muốn chứng kiến toàn bộ, sự thẳng thắn và tính vẹn toàn của nhân vật, điều mà tôi chắc chắn đặc trưng cho toàn bộ sự nghiệp của bạn, và theo kiến thức của tôi thấy bạn chưa bao giờ bị tấn công.
Vì vậy, bạn đã thoát khỏi những ưu phiền trong xử lý các sự vụ, trên danh tiếng bởi sự liêm khiết của bạn, khi chúng tôi xem xét về nạn tham nhũng táo bạo, và quyền lực của nhiều tên cướp ở vị trí cao trong giới quan chức, những người mà bạn đã truy tố và bị trừng phạt đích đáng, là một cống hiến to lớn mà bạn có thể tự hào, hiếm thấy ai được như bạn, chiếm một vị trí tương tự và thực hiện các phục vụ tương tự ở đất nước này, bạn đã từng đạt được những thành quả đáng ghi nhận”.
Năm 1874, ông nhận thấy có những buổi ma hiện hồn của Eddy Brothers ở Chittenden, Vermont. Ông bắt đầu quan tâm, và viết một bài báo cho tờ New York Sun, trong đó ông điều tra Eddy Farms. Bài viết của ông đã được nổi tiếng đến nỗi các tờ báo khác, như tờ New York Daily Graphic, đã phải đăng lại nó. Ấn phẩm năm 1874 của ông về "Những người từ thế giới bên kia" bắt đầu bằng các bài báo đầu tiên của ông liên quan đến phong trào duy linh (hay giáng ma học).
Cũng trong năm này, Cư sĩ Henry Steel Olcott gặp nữ Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) trong khi cả hai đang đi thăm trang trại Eddy. Sự quan tâm của ông đối với phong trào duy linh và mối quan hệ vừa chớm nở của ông với bà Blavatsky đã giúp thúc đẩy sự phát triển của triết học tâm linh của mình.
Cư sĩ Henry Steel Olcott tiếp tục công việc luật sư trong những năm đầu thành lập của Hội Thông Thiên Học, ngoài việc là một người ủng hộ tài chính của phong trào tôn giáo mới. Vào đầu năm 1875 ông đã được những thành viên nổi tiếng của hội Giáng Ma Học nhờ điều tra một cáo buộc về gian lận đối với các người đồng cốt Jenny và Nelson Holmes, vì họ đã tuyên bố thực hiện được sự gọi hồn của hồn ma nổi tiếng Katie Kinh (Doyle 1926: tập 1, 269-277).
Từ năm 1874 trở đi, ông phát triển và tăng trưởng tâm linh với bà Helena Petrovna Blavatsky và các nhà lãnh đạo tinh thần khác đã dẫn đến việc thành lập Hội Thông Thiên Học.
Năm 1875, nhị vị Cư sĩ Henry Steel Olcott và Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky, và những người khác, đáng chú ý là William Judge, thành lập Hội Thông Thiên Học ở thành phố New York, Mỹ. Cư sĩ Henry Steel Olcott hỗ trợ tài chính những năm đầu tiên của Hội Thông Thiên Học và đã là vị chủ tịch trong khi Blavatsky là thư ký của Hội.
Trong tháng 12/1878 họ rời New York để di chuyển trụ sở của Hội đến Ấn Độ. Họ đã hạ cánh xuống Bombay vào ngày 16 tháng 2 năm 1879. Cư sĩ Henry Steel Olcott đặt ra để trải nghiệm những quê hương của nhà lãnh đạo tinh thần của mình, đức Phật. Các trụ sở của Hội đã được thành lập tại Adyar, Chennai, thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ là trụ sở hội Thông Thiên Học Adyar, cùng thư viện Adyar và trung tâm nghiên cứu.
Trong khi đó ở Ấn Độ, Cư sĩ Henry Steel Olcott vẫn cố gắng để tìm ra các bản dịch của các văn bản giáo lý phương Đông đã có sẵn như là kết quả nghiên cứu của phương Tây. Mục đích của ông là để tránh những sự giải thích phương Tây thường gặp ở Mỹ, và khám phá ra những thông điệp tinh khiết những tôn giáo như là Phật giáo, Ấn Độ giáo, và các tôn giáo Zoroastrian, để dạy lại đúng cách cho người phương Tây.
Đó đây nghiên cứu, học hỏi nhiều tôn giáo trên thế giới, nhưng sự lựa chọn đối với ông là Phật giáo và ông được biết đến là bởi sự đóng góp của ông trong công cuộc cải cách Phật giáo Sri Lanka. Sau bao tháng ngày, trao đổi thư tín với Hòa thượng Piyarathne Thissa, hai người Helena Petrovna Blavatsky và Henry Steel Olcott, đã đồng phát tâm quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới tại tu viện Wijayananda Viharaya, thành phố thủ phủ của tỉnh Nam của Sri Lanka, lễ truyền thụ giới vào ngày 25/05/1880 từ đó hai người trở thành cư sĩ, Phật tử.
Nhị vị Cư sĩ Henry Steel Olcott và Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky tự nguyện quy y Tam Bảo với một sự lý giải của những tín đồ Thanh giáo (Tin Lành như sau: “Nếu đạo Phật chứa đựng một giáo thuyết độc đoán, buộc chúng tôi phải chấp nhận, thì chúng tôi sẽ không thụ Tam quy y, trì Ngũ giới và tự phát tâm theo đạo Phật trong 10 phút. Đạo Phật của chúng ta do đức Đạo sư Thích Ca khai sáng, là đạo của từ bi, trí tuệ, linh hồn của tất cả những tín ngưỡng thế giới cổ đại” (Lập luận của Cư sĩ Henry Steel Olcott có lẽ cũng là sự suy nghĩ của nhiều người Âu - Mỹ “cải đạo” theo Phật giáo khá phổ biến đương thời và các giai đoạn sau này.
Trong thời gian ở Sri Lanka Cư sĩ Henry Steel Olcott phấn đấu để phục hưng Phật giáo trong khu vực này, trong khi biên soạn các giáo lý của Phật giáo để giáo dục người phương Tây. Trong thời gian này, ông đã viết giáo lý Phật giáo (1881), mà vẫn còn được sử dụng ngày hôm nay.
Việc xây dựng một số trường học Phật giáo của Hội Thông Thiên Học ở Tích Lan, đáng chú ý nhất trường Cao đẳng Phật học Ananda tọa lạc tại Colombo (Khánh thành ngày 01/11/1886), trường Phật học Mahinda, tọa lạc tại Galle, Sri Lanka (thành lập vào 03/1892), trường Cao đẳng Phật học Dharmaraja, tọa lạc tại Kandy (thành lập vào ngày 30/06/1887), Trường Cao đẳng Phật học Maliyadeva, tọa lạc tại Kurunegala (thành lập vào ngày 30/09/1888).
Cư sĩ Henry Steel Olcott với vai trò cố vấn cho Ủy ban bổ nhiệm để thiết kế một lá cờ Phật giáo vào năm 1885. Lá cờ Phật giáo được thiết kế với sự hỗ trợ của Cư sĩ Henry Steel Olcott, đã được thông qua như là một biểu tượng của tình linh sơn pháp lữ Phật giáo thế giới, lá cờ phổ quát của tất cả các truyền thống Phật giáo thế giới.
Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp Phật đản ngày 28/4/1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25/5/1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.
“Ngày nay, một lá cờ chung cho toàn thể Phật giáo - biểu tượngcủa hòa bình, từ bi và trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác - đã phất phới trên lãnh thổ của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngày 24/2/1951, Hòa thượng Thích Tố Liên (1903-1977), đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự Hội nghị Colombo đã đích thân mang lá cờ quý báu này về cho quê hương đất nước Việt Nam”.
Cuối cùng, Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky đã sống tại London, Vương quốc Anh, nơi bà về cõi Phật vào năm 1891, Cư sĩ Henry Steel Olcott ở lại quê hương đức Phật Ấn Độ và tiếp tục công việc của Hội Thông Thiên học. Cư sĩ Henry Steel Olcott vẫn tiếp tục trên cương vị Chủ tịch Hội Thông Thiên học của bà Annie Besant (1847-1933) đã tạo ra một kỷ nguyên mới cho phong trào. Sau khi Cư sĩ Henry Steel Olcott về cõi Phật, Hội Thông Thiên học bầu bà Annie Besant tiếp nhận chức vụ Chủ tịch và lãnh đạo cho phong trào.
Cư sĩ Henry Steel Olcott đã chịu đựng những chuỗi dài bởi chiếc thân tứ đại già nua, nhiều bệnh tật và sự kiên nhẫn, luôn đối mặt với tử thần, nhưng niềm an ủi lớn đối với ông cuối đời, sự viếng thăm của các nhà hiền triết Ấn Độ vĩ đại, mà ông đã cho sức mạnh về nhân tính và lòng tận tụy của cuộc đời mình. Hiện thân cư sĩ suốt đời phụng sự Phật pháp, viên mãn báo thân, ông an nhiên về cõi Phật vào ngày 17/02/1907 tại Ấn Độ, để lại công trình quý báu tuyệt vời.
Cư sĩ Henry Steel Olcott chính là người tiên phong và có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc vận động, tổ chức và thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo tại Sri Lanka, khởi đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo quốc tế vào cuối thế kỷ 19. Nhờ những hoạt động tích cực và hiệu quả của vị cư sĩ hộ pháp tuyệt vời, Phật giáo đã trở nên thịnh hành không chỉ ở Sri Lanka mà còn ở Hoa Kỳ, quê hương ông trong một diện mạo mới.
Cựu Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka từng ca ngợi: “Cư sĩ Henry Steel Olcott là một trong những vị anh hùng Phật tử, đấu tranh cho nền độc lập của chúng ta và là một người tiên phong trong phong trào phục hưng nền văn hóa Phật giáo ngày nay”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm