Người Phật tử phải làm gì để báo ân với tất cả chúng sanh?
Chúng ta muốn sinh sống hạnh phúc, mỹ mãn, bạn phải nghĩ quỷ thần cũng muốn sống mỹ mãn, súc sanh cũng hy vọng đời sống mỹ mãn, làm sao có thể ăn thịt chúng sanh được?
Việc này trong kinh nói rất rõ ràng, ăn thịt chúng sanh, sát hại chúng sanh sẽ bị những quả báo gì. Chúng ta có chịu xẻ thịt cho người khác ăn không?
Cùng một đạo lý ấy, chúng ta không muốn người ta đến ăn thịt chúng ta, động vật cũng như vậy, nó đâu chịu cho người ta ăn thịt nó? Chúng ta giết, ăn thịt nó, nó hoan hỷ không? Người có cùng một tâm ấy, tâm có cùng lý ấy.
Thế nên ăn thịt chúng sanh, những oán hận này, những oán hận của hết thảy chúng sanh sẽ không tiêu mất, khi gặp cơ hội thì chúng sẽ trả thù. Phật pháp nói :“Ăn nửa cân thịt của nó, thì phải trả tám lượng”, nhiều đời nhiều kiếp ăn nuốt lẫn nhau, dây dưa chẳng dứt.
Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh khuyên mọi người tránh việc ăn thịt chúng sinh
Thân này của chúng ta có được là thân nghiệp báo, chẳng có cách chi hết, nếu không có dinh dưỡng thì sẽ chẳng duy trì được sinh mạng, vì phải duy trì sanh mạng nên bất đắc dĩ phải ăn uống.
Vì bất đắc dĩ phải ăn uống, bạn phải biết nên ít kết oán thù với chúng sanh, ít tạo nghiệp. Động vật có sanh mạng, thực vật cũng có sanh mạng, chúng ta ăn động vật là sai lầm, ăn thực vật cũng sai lầm, nhưng so sánh hai thứ này, tình thức của động vật rõ ràng hơn của thực vật. Nói cách khác ý niệm báo thù của động vật không biết lớn hơn thực vật bao nhiêu lần, cũng nghĩa là chúng ta xả bỏ những vật có linh tánh lớn, không giết hại nó, linh tánh của thực vật rất yếu [so với động vật], bất đắc dĩ nên phải ăn nó.
Giới kinh nói: ‘Tỳ kheo thanh tịnh không đạp lên cỏ tươi’, chân chánh hiển thị lòng từ bi. Khi có đường lộ có thể bước đi, tại sao không bước đi trên lối đi mà lại đạp lên cỏ? Trừ phi là không có đường lộ, nhất định phải đi qua, đó cũng là bất đắc dĩ, bất đắc dĩ thì có thể tha thứ được. Nếu có đường lộ, bạn nhất định phải đi theo đường lộ, không được bước lên cỏ.
Thế nên phải thương tiếc sanh mạng, thực vật cũng phải thương mến, phải có một trái tim yêu thương đối với người, đối sự, đối vật, tâm yêu thương chân thành, thanh tịnh, bất đắc dĩ phải ăn những thực vật này.
Thế nên đức Phật dạy chúng ta ‘Năm pháp quán lúc ăn’, thường có tâm báo ân. Con người có ân đức lẫn nhau, con người cùng hết thảy vạn vật cũng có ân đức. Chúng ta mỗi ngày tu hành, niệm Phật tụng kinh, dứt ác tu thiện, hồi hướng công đức đến hết thảy chúng sanh là báo ân.
Cái tâm này thành khẩn biết bao, ý này hậu biết bao, như vậy mới tương ứng với tâm tánh. Nếu chúng ta không quán tưởng như vậy, chẳng có tấm lòng thành này thì mỗi ngày đều tạo tội nghiệp. Bạn hiểu được đạo lý này, thường quán như vậy, những thực vật cung cấp dinh dưỡng cho bạn cũng có công đức, nó thật sự cúng dường cho bạn, bạn đáp trả cho nó, có đáp trả tức là không có cướp đoạt, không kết oán thù với nó, chỉ kết ân đức với nó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Con chó có Phật tánh không?
Kiến thức 10:58 13/11/2024Con chó có Phật tánh không? Đây là một công án nổi tiếng. Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có.
Ðạo trong y khoa
Kiến thức 10:03 13/11/2024Mình sống phước thiện, nghĩa là quả xấu không có cơ hội xâm phạm tới mình, thì người gặp mình, ít nhiều tâm ác cũng ẩn, thiện hạnh sẽ sinh.
Bố thí không nhất định phải dùng tiền
Kiến thức 10:00 13/11/2024Nhắc đến bố thí, mọi người việc thứ nhất chính là nghĩ đến "tôi không có tiền", cách nghĩ của bạn hoàn toàn sai rồi, người không có tiền tu bố thí còn tu được lớn hơn so với người có tiền, vì sao vậy?
Thời gian không có già
Kiến thức 09:17 13/11/2024Đệ tử Đại Trí thuộc môn hạ của thiền sư Phật Quang, sau hai mươi năm ra ngoài tham học trở về, vào pháp đường kể lại những chuyện thấy nghe của việc ra ngoài tham học. Thiền sư Phật Quang lắng nghe rồi cười một cách miễn cưỡng.
Xem thêm