Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/08/2020, 13:42 PM

Người phụ nữ 87 lần hiến máu cứu người

Tôi tình cờ gặp chị ở Hội nghị điển hình tiên tiến chữ thập đỏ tỉnh Phú Yên. Người phụ nữ ấy có khuôn mặt phúc hậu, mái tóc đã hoa râm và đang giữ một "kỷ lục" cao cả: 87 lần hiến máu cứu người.

Viết tiếp câu chuyện nhân văn, ca sĩ Khắc Việt đăng ký hiến tạng

Hiến máu để tri ân người cứu mạng

Năm 1979, khi sinh đứa con đầu tiên, chị Lý Kim Thịnh (phường 5, TP Tuy Hoà, Phú Yên) vừa tròn 23 tuổi. Đó là một ca sinh khó, cần mổ gấp. Khi nghe bác sĩ thông báo, cô gái trẻ mới sinh con lần đầu không khỏi lo sợ. Lo nhất là lúc đó bệnh viện không còn nhóm máu tương thích với chị. Chị thuộc nhóm máu B, một nhóm máu khá hiếm. 

May mắn thay, một người đàn ông giấu tên đã tình nguyện hiến máu cho chị. Ca mổ thành công tốt đẹp. Trong niềm vui “mẹ tròn con vuông” chị lại áy náy khi ân nhân của chị đã đi mất, không để lại tên hay địa chỉ liên lạc. Đến bây giờ chị vẫn mong ước được gặp người đó một lần để nói lời cảm ơn nhưng vẫn chưa toại nguyện.

Khi kể lại chuyện cũ, chị Thịnh vẫn còn rất xúc động: “Lúc đó nếu không có ân nhân cho máu không biết mẹ con tôi sẽ ra sao nữa. Tôi sống được là nhờ máu người tốt nên tôi cũng phải tiếp tục gieo mầm thiện”.

Chị Thịnh (trái) hiến máu cứu người để tri ân người cứu mạng và gieo mầm thiện.

Chị Thịnh (trái) hiến máu cứu người để tri ân người cứu mạng và gieo mầm thiện.

Hiểu biết về hành trình hiến tạng cứu người theo quan điểm Phật giáo

Nghĩ sao làm vậy. Trong một lần đi thăm bạn ở bệnh viện, chị hay tin một bệnh nhân nghèo sinh con bị băng huyết, cần tiếp máu. Không chần chừ do dự, chị lên đề nghị với bệnh viện xin được truyền máu cho bênh nhân, dù lúc đó chị chỉ có 40kg và đang cho con bú.

Nhưng điều đáng buồn là bệnh tình người phụ nữ quá nguy kịch, lại tiếp máu không kịp thời nên đã qua đời ngay lúc đó. Hình ảnh người mẹ mất đi, để lại đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn khát sữa cứ ám ảnh chị mãi. Chị nói: “Giá như tôi đến sớm hơn chút nữa thì mẹ đứa trẻ đã không ra đi như vậy”.

Từ lúc đó, chị nghĩ mình phải làm gì đó để những câu chuyện buồn như người phụ nữ đó không còn xảy ra nữa. Trăn trở như thế, chị liền ghi tên vào ngân hàng máu sống ở Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, và nói một lời như đinh đống cột: “Khi nào cần máu thì gọi ngay cho tôi, bất kể ngày hay đêm”. 

“Bí mật” làm việc nghĩa

Cho đến bây giờ chị không thể kể hết những lần những lần mình đi hiến máu. Suốt hơn 1/4 thế kỷ qua, chị Lý Thị Kim Thịnh đã âm thầm hiến hàng chục lít máu, cứu sống rất nhiều bệnh nhân nghèo, không đủ tiền mua máu.

Đặc biệt, trong suốt hơn 20 năm đầu chị làm nghĩa cử cao đẹp đó mà chồng con, họ hàng không một ai hay biết. Mỗi lần đi hiến máu chị đều dặn bệnh viện không được tiết lộ cho ai biết tên cũng như chỗ ở của chị. Mãi đến năm 2004, khi chị được Sở Y tế Phú Yên tuyên dương, thì chồng con chị mới bất ngờ. Anh Trần Kim Hơn (chồng chị Thịnh) nói: “Tôi vui lắm, tôi không ngờ bà ấy lại làm việc thiện như thế suốt cả mấy chục năm như thế rồi”.

Kể từ khi biết chị Thịnh đi hiến máu, ông xã và 2 cậu con trai của chị đã “noi gương” cùng làm việc tốt. Suốt 6 năm qua, cả gia đình chị 4 người đã hơn 100 lần hiến máu nhân đạo, tổng số máu lên tới hơn 20 lít.

Không chỉ hiến máu cứu người, từ năm 2009, mỗi ngày gia đình chị còn tự tay nấu một nồi cháo mang vào bệnh viện giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo. Chị tâm sự: “Những bệnh nhân đó đến tiền chữa trị còn khó khăn, miếng ăn làm sao lo cho đầy đủ được, mình giúp họ được gì thì cứ giúp thôi”.

Những khoản tiền khen thưởng của các cơ quan ban ngành chị cũng dùng để giúp đỡ, hố trợ cho những gia đình nghèo, gặp khó khăn.

Chị Lý Thị Kim Thịnh (bên trái) nhận bằng khen của UBND tỉnh vì thành tích tại Hội nghị điển hình tiên tiến chữ thập đỏ

Chị Lý Thị Kim Thịnh (bên trái) nhận bằng khen của UBND tỉnh vì thành tích tại Hội nghị điển hình tiên tiến chữ thập đỏ

Người đàn ông hơn 60 năm hiến máu hiếm cứu hàng triệu trẻ em

Phần thưởng lớn nhất là nụ cười của bệnh nhân

30 năm hiến máu nhân đạo, chị luôn từ chối quà bồi dưỡng của bệnh viện, bị ép mãi chị mới nhận rồi lại biếu ngay phần quà đó lại cho những bệnh nhân nghèo, chỉ giữ lại tờ giấy chứng nhận như một kỷ niệm đẹp.

Hàng chục lần đi hiến máu, vui buồn không biết mấy mà kể. Rất nhiều người nghèo được cứu sống nhờ máu chị đã nhận chị làm chị, làm em, làm mẹ.

Một lần, có người phụ nữ trẻ đi sinh, vì bị băng huyết mất nhiều máu, cả gia đình đã xuống bệnh viện thử máu nhưng không một ai trùng nhóm. Lúc đó chị Thịnh vừa đi TP Hồ Chí Minh về, vừa kịp đặt hành lý xuống, hay tin là chị chạy vào ngay bệnh viện hiến máu cứu cô gái. Chị cũng chỉ coi đó như những lần hiến máu bình thường khác, xong việc thiện chị ra về và không nói tên cũng như nơi ở cho người nhà cô gái.

Bẵng một thời gian, công việc gia đình bận rộn khiến chị cũng quên đi chuyện đó. Nhưng thật bất ngờ, cả hai vợ chồng đã tìm đến tận nhà chị cảm ơn và nhận chị làm chị gái. “Thế là bây giờ tôi có thêm một cô em gái và đứa cháu xinh xắn nữa” - chị cười hạnh phúc.

Chuyện vui nhiều nhưng chuyện buồn cũng không hiếm. Cho đến tận bây giờ chị vẫn không quên được hình ảnh cậu bé tên Hoà (15 tuổi, huyện Sông Hinh) bị bệnh nặng cần phải tiếp máu thường xuyên để duy trì sự sống (1 tháng/1 bịch). Chị bồi hồi nhớ lại: “Gặp tôi, cậu bé cứ nắm chặt tay nói “Cô ơi! Con muốn sống lắm, cô cứu con với”, nước da cậu bé xanh rớt mà ánh mắt nhìn tôi thì tha thiết lắm!”. Ngay lập tức, chị đã đăng ký 1 năm cho cậu bé 3 lần máu. Nhưng rồi căn bệnh nan y không thể chữa khỏi đã cướp mất sự sống của cậu bé, chị dẫu rất muốn cũng không thể duy trì sự sống của cậu bé mãi được. 

Bây giờ ở cái tuổi ngũ tuần, sức khoẻ cũng không còn tốt như trước nhưng chị vẫn tiếp tục hiến máu khi có người cần. Đem khoe với chúng tôi thư khen của Chủ tịch nước, những bằng khen của Thủ tướng, của các hội, cơ quan, ban ngành chị nói: “Tôi trân trọng những bằng khen này lắm, nhưng có lẽ phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là nụ cười và sự sống của những bệnh nhân nghèo. Mỗi lần giúp được ai đó, niềm hạnh phúc cứ âm ỉ mãi trong tôi suốt chặng đường về”.

Theo: Dân Trí

> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm