Người đàn ông hơn 60 năm hiến máu hiếm cứu hàng triệu trẻ em
Phép màu đến từ chính chúng ta, cuộc sống là cho đi và nhận lại. Hiến máu hơn 1000 lần trong đời: Ông James Harrison đi hiến máu mỗi tuần trong suốt hơn 60 năm qua và những giọt máu của ông hiến đã cứu sinh mạng của hơn 2 triệu trẻ em trên thế giới.
Nỗi lòng người mẹ và tình thương của người thầy xứ Nghệ
Thoát chết nhờ máu hiến tặng của người khác
Bề ngoài, James Harrison chỉ là một công dân bình thường với sở thích sưu tập tem, đi dạo gần bờ biển trung tâm của Australia. Nhưng ít ai biết, đây là người đàn ông có “cánh tay vàng”, đã hiến máu cứu sống hơn 2 triệu trẻ em trên thế giới. Theo CNN, ở Úc ông Harrison có biệt danh là “người đàn ông có cánh tay vàng” bởi trong máu ông có một kháng thể cực kỳ đặc biệt.
“Năm 1951, khi mới 14 tuổi tôi phải phẫu thuật ngực và các bác sĩ cắt bỏ một lá phổi của tôi. Vài ngày sau khi hồi tỉnh, cha tôi kể rằng tôi được truyền tổng cộng 13 lít máu” - ông kể.
“Những người tôi không hề quen biết đã cứu sống tôi. Cha tôi cũng là người hay đi hiến máu, do đó khi đủ tuổi tôi cũng bắt đầu hiến máu” - ông Harrison nói. Và ngay sau khi ông Harrison bắt đầu hiến máu, các bác sĩ thông báo trong máu ông có một kháng thể kỳ diệu có thể cứu sống vô số trẻ sơ sinh.
Dòng máu phi thường, hiến máu hơn 1.000 lần trong đời
Ông James bắt đầu hiến máu vào năm 1954. Sau những lần đầu tiên, các bác sĩ phát hiện trong máu của người đàn ông này có chứa một thành phần đặc biệt.
“Ở Úc, cho đến năm 1967 có hàng nghìn trẻ sơ sinh thiệt mạng mỗi năm và các bác sĩ không biết tại sao. Nhiều phụ nữ bị sảy thai và trẻ sơ sinh ra đời bị tổn thương não” - chuyên gia Jemma Falkenmire của Cơ quan dịch vụ máu của Tổ chức Chữ thập đỏ Úc cho biết.
Nếu người mẹ nhạy cảm với máu Rhesus dương tính thì cơ sở có thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt tế bào máu của thai nhi.
Trong trường hợp xấu nhất, bệnh này khiến thai nhi bị tổn thương não hoặc thiệt mạng. Các bác sĩ Úc phát hiện trong máu của ông Harrison có một loại kháng thể lạ. Họ dùng nó để phát triển một loại thuốc có tên gọi Anti-D.
Thuốc này giúp ngăn chặn cơ thể phụ nữ có nhóm máu Rhesus âm tính sản sinh ra kháng thể chống máu Rhesus dương tính trong quá trình mang thai.
Ca sĩ Phi Nhung nhận nuôi em bé bị bỏ rơi trước cửa nhà
“Úc là một trong những nước đầu tiên phát hiện người hiến máu có kháng thể đặc biệt này, do đó đây là một cuộc cách mạng” - chuyên gia Falkenmire nhấn mạnh.
Theo ước tính của Tổ chức Chữ thập đỏ Úc, máu của ông Harrison và thuốc Anti-D đã cứu tính mạng của 2 triệu trẻ em ở Úc.
“Bịch máu nào cũng quý giá, nhưng máu của ông James rất phi thường. Máu của cụ được sử dụng để chế tạo thuốc cứu sinh mạng nhiều người. Tất cả các liều thuốc Anti-D ở Úc đều có được nhờ máu của cụ. Và 17% phụ nữ Úc có nguy cơ bị bệnh Rhesus, do đó máu của cụ ấy đã cứu vô số sinh mạng” - chuyên gia Falkenmire khẳng định.
Những đứa trẻ hồi sinh từ dòng máu quý
Một trong những đứa trẻ sống sót nhờ dòng máu mà ông James hiến tặng đó là bé Samuel (sinh năm 2015). Mẹ có bé, chị Kristy Pastor, lần đầu tiên được tiêm Anti-D trong lần mang thai thứ hai. Với kháng thể của James Harrison trong máu, cô bé Samuel - con thứ 4 của chị Kristy - đã chào đời hạnh phúc và khỏe mạnh.
"Họ chỉ nói rằng tiêm vaccine sẽ hết nguy cơ mắc bệnh Rhesus", Kristy chia sẻ với CNN, "tôi đã không nghĩ thêm về điều đó cho đến khi biết loại thuốc mình tiêm có được là nhờ James hiến máu. Ông ấy mới tuyệt vời làm sao!”. Chị Kristy là một trong hàng triệu bà mẹ cảm thấy biết ơn sự đóng góp, hy sinh của ông James. Số đó còn có cả con gái ông, Tracey.
Các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải vì sao người đàn ông có cánh tay vàng lại sở hữu loại kháng thể đặc biệt trong máu. Họ đặt giả thuyết rằng có thể do ca phẫu thuật phổi khi còn nhỏ của James.
Ông James là một trong số 50 người Úc sở hữu loại kháng thể đặc biệt trong máu. Khác với máu thông thường, người hiến huyết tương có thể hiến 2-3 tuần/lần. Do đó, đến tháng 5/2011, ông James đã hiến máu lần thứ 1.000. Trung bình cứ 3 tuần ông hiến máu một lần, liên tục hơn 60 năm.
Sự cống hiến cho y học của James Harrison đã trở thành một huyền thoại. Năm 2015, Guinness World Records ghi nhận ông là “người đàn ông có cánh tay vàng”. Chia sẻ về những kỷ niệm khi hiến máu, ông James cho biết trong từng ấy lần tình nguyện, chưa bao giờ ông nhìn chiếc kim đâm vào tay mình.
"Tôi nhìn lên trần nhà hoặc các y tá, có thể nói chuyện với họ một chút, nhưng chưa bao giờ tôi nhìn kim tiêm trong tay. Tôi không thể chịu được cảnh máu me hay sự đau đớn”, những chia sẻ này càng cho thấy sự hy sinh, nỗ lực phi thường của người đàn ông đến từ Úc.
Cụ bà gần 90 tuổi, không con cháu bán căn nhà duy nhất để xây 5 cây cầu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người
Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.
Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90
Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng.
5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ
Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.
Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời
Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.
Xem thêm