Người trẻ Trung Quốc gõ mõ online và tích công đức trực tuyến
Mỗi khi tức giận, Wang Bin (24 tuổi) sẽ lấy iPad ra và bắt đầu chăm chú gõ vào màn hình bằng bút cảm ứng. Wang cho rằng âm thanh phát ra từ chiếc mõ sẽ giúp cô lấy lại bình tĩnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng mức độ căng thẳng ở nhóm người trẻ tại đất nước tỷ dân ngày càng gia tăng. Để giải quyết vấn đề tâm lý, một số tìm đến câu lạc bộ đám mây ở thế giới ảo, nuôi thú cưng bằng bìa cứng, trong khi số khác lao vào tiệc tùng ở quán bar để giảm áp lực hiện tại.
Đối với các sinh viên đang trong kỳ thực tập, stress tăng lên gấp đôi vì đó là bước đầu tiên cho con đường sự nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, ngay cả khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân, không có gì đảm bảo họ sẽ xin được việc làm, theo Sixth Tone.
Wang Bin (24 tuổi) thường xuyên bất mãn với những yêu cầu vô lý của khách hàng. Mỗi khi tức giận, cô sẽ lấy iPad ra và bắt đầu chăm chú gõ vào màn hình bằng bút cảm ứng.
Khi chạm vào chiếc mõ, âm thanh thanh tịnh sẽ vang lên kèm theo dòng chữ “Merit +1” hiện trên màn hình.
Giải tỏa căng thẳng
Wang Bin cho biết cô gõ mõ trực tuyến 500 lần/ngày. Đây là vật dụng gắn liền với lịch sử lâu đời của Phật giáo và Đạo giáo. Các ni cô và nhà sư sử dụng mõ để tụng kinh hoặc xin khất thực.
Loại pháp khí này được tạc hình con cá với dụng ý nhắc nhở các tín đồ đừng bao giờ quên đức tin của mình.
“Không chỉ riêng tôi, nó có trên điện thoại của hàng nghìn người trẻ tuổi”, Wang giải thích.
Ứng dụng Muyu hay “Wooden Fish” đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách tải xuống miễn phí của App Store tại Trung Quốc. Đến nay, lượng sử dụng đã gần đạt 5 triệu lượt.
Trên Douyin, có hơn 150 triệu video liên quan đến chuông mõ ảo. Nếu tìm kiếm từ khóa này trên trang web phát video trực tuyến phổ biến Bilibili, các kết quả hàng đầu đều hiển thị hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu lượt xem.
Người trẻ ở đất nước tỷ dân tìm cách thoát khỏi tâm trạng u buồn và cảm giác bất lực khi không xin được việc làm. Ảnh: ABC News.
Các ứng dụng giả lập mõ ban đầu được sử dụng như một cách để giảm bớt cảm giác tội lỗi. Nếu lỡ làm điều gì sai trái, người dùng có thể dùng nó để tích lũy công đức.
“Trong khi mọi người đều biết rằng việc gõ mõ online là trò đùa, tôi lại nghĩ đây là một nghi lễ đơn giản, thuận tiện, thoải mái”, Hu Wan, một sinh viên đại học, cho hay.
Trên mạng xã hội, Hu thường đăng tải khoảnh khắc chạm vào chuông ảo và lần chuỗi hạt cầu nguyện trên cổ tay.
“Lúc đầu, tôi chỉ thấy nó thật buồn cười, nhưng sau đó lại thấy nhịp điệu này khá êm tai. Một số hiệu ứng âm thanh dường như đã thanh lọc tâm hồn tôi, đặc biệt là khi phải hoàn thành bài viết gấp rút. Tiếng vang đó thực sự xoa dịu sự lo lắng của tôi”, cô nói.
Tích công đức ảo
Khi nhu cầu tích lũy công đức ảo và giải tỏa áp lực của giới trẻ Trung Quốc tăng lên, các tính năng dần được cải tiến. Giờ đây, họ còn có thể thắp nhang kỹ thuật số, đọc kinh qua loa điện thoại và đếm chuỗi hạt cầu nguyện trên đồng hồ thông minh.
Các nhà phát triển ứng dụng đã bắt kịp với sự thay đổi của thị trường bằng cách tung ra nhiều thiết lập cao cấp hơn, cho phép người dùng cạnh tranh với bạn bè của họ để giành được thành tích cao nhất.
Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ nội dung tôn giáo trực tuyến, đặc biệt là khi có liên quan đến tiền bạc. Thế nhưng, nhiều dịch vụ trong số này đang hoạt động ở vùng xám.
Trong khi một số công ty áp dụng cách tiếp cận bất chấp mọi quy định thì những bên khác lại bỏ qua tính hợp pháp của việc tận dụng các chủ đề tôn giáo.
Tại ứng dụng mà Wang đang dùng, mọi người được mua thêm hiệu ứng âm thanh và bộ đếm “công trạng”.
Hệ thống ký hiệu rút gọn đó rất phù hợp với mong muốn của Wang.
Giới trẻ Trung Quốc có thể không tin vào Phật giáo - một nghiên cứu cho thấy chưa đến 7% người dân dưới 30 tuổi nước này xác nhận là Phật tử - nhưng họ đồng ý rằng hình tượng của tôn giáo này gắn với cảm giác bình yên và tĩnh lặng.
Những tuần sau đó, Wang vẫn tiếp tục với công việc của mình. Trong các bữa cơm với gia đình, chủ đề việc làm “đóng băng” chiếm phần lớn thời gian trò chuyện. Cô đã nộp 2 bản lý lịch cá nhân nhưng việc kiếm được một chỗ làm tốt hơn vẫn là điều rất khó nói.
Mẹ Wang biết một nhà tuyển dụng và ngỏ ý giúp đỡ con gái. Tại thời điểm đó, cô nghĩ rằng có lẽ tích lũy thêm một chút công đức cũng không phải là một ý tưởng tồi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm