Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/11/2023, 20:00 PM

Người tu lựa chọn pháp môn phải dùng trí huệ sáng suốt

Đức Phật xưa kia đã tận tụy suốt 45 năm nói Pháp, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, tùy căn cơ của chúng sanh mà chỉ bệnh cho thuốc. Ngài không quảng cáo một pháp môn nào cả, không đề cao Tịnh Độ hạ thấp Thiền, không bảo Thiền hơn Tịnh Độ.

Thiền chủ trương tự lực, Tịnh Độ nương vào tha lực của Phật A Di Đà. Mới xem qua dường như hai pháp môn này chống trái nhau, nhưng xét cho kỹ Thiền là trở về với bổn tánh thanh tịnh, đó không phải là tịnh sao? Còn Niệm Phật mà không có chánh niệm thì Tín, Hạnh, Nguyện không tròn làm sao vãng sanh, mà chánh niệm há chẳng phải là Thiền?

Người ta thường có khuynh hướng cho rằng Thiền cao hơn Tịnh Độ. Thật ra vấn đề không phải ở cao thấp mà ở chỗ bịnh nào thuốc nấy mà thôi.

Không nên chê bai pháp môn tu của người

402516500_742372854596653_1004838035056097446_n

Đức Phật xưa kia đã tận tụy suốt 45 năm nói Pháp, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, tùy căn cơ của chúng sanh mà chỉ bệnh cho thuốc. Ngài không quảng cáo một pháp môn nào cả, không đề cao Tịnh Độ hạ thấp Thiền, không bảo Thiền hơn Tịnh Độ. Sự phân biệt cao thấp, Đại, Tiểu là do người sau này, căn cơ không được như đức Phật, không có nhất thiết chủng trí, không biết nhiều pháp môn, chuyên tu pháp môn nào thì chỉ đề xướng pháp môn đó thôi.

Người thích tu Thiền không nên tưởng mình là thượng căn, người tu Tịnh Độ không nên có mặc cảm là hạ căn. Người tu khi lựa chọn pháp môn phải dùng trí huệ sáng suốt, biết bệnh của mình hợp với phương thuốc nào.

Thượng căn hay hạ trí thực ra không có nghĩa gì cả, đó chỉ là những khái niệm đối đãi nhị biên do chúng ta phân biệt đặt ra mà thôi. Một ông bác sĩ giỏi chữa hết bệnh đau mắt, không thể nói với một người đau tim rằng: "thuốc của tôi hay lắm, vì đã chữa khỏi nhiều người, ông nên uống vào sẽ hết bệnh". Cũng vậy, ta không thể nói Kinh nào hay Pháp môn nào hay hơn cả."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya

Kiến thức 09:21 28/11/2024

Chỉ có một con đường duy nhất đưa đến giác ngộ giải thoát đó là hành thiền.

Cúng dường, bố thí không phải để trao đổi nhân quả

Kiến thức 09:10 28/11/2024

Là Phật tử, chúng ta nên biết đối chiếu với lời dạy về phước đức được chư thánh tăng kết tập lại trong kinh điển để thực hành cho đúng.

Chỉ một niệm thôi

Kiến thức 08:00 28/11/2024

Vì một ý niệm si mê không biết đâu lành-dữ, không có tuệ để thấy rõ chánh- tà, không tin vào nhân quả...nên lôi kéo thân tâm người ta chạy theo vòng quay của nghiệp như những bóng ma vất vưởng không thấy ra một lối đi về tỉnh thức.

Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?

Kiến thức 08:00 28/11/2024

Địa ngục A Tỳ theo tiếng Hán Việt có nghĩa là Vô Gián (không gián đoạn) hay còn gọi là Vô Cửu. Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Ngục A Tỳ bị khổ lớn một ngày một đêm bằng năm mươi tiểu kiếp ở thế gian.

Xem thêm