Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh

Chùa Pháp Minh toạ lạc tại ấp Giồng Dứa (nay là ấp Giồng Lớn), xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, do Hoà thượng Thích Liễu Lạc (1878-1937) biến gia vi tự vào năm 1933.

Audio
Đoàn đến chùa Pháp Minh

Đoàn đến chùa Pháp Minh

Ngày 17/6/2024, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa, chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Minh trọng thể đón tiếp ông Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ông Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.Hồ Chí Minh và phu nhân viếng thăm chùa Pháp Minh (ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).

Tại lễ đón tiếp, Hòa thượng Thích Minh Thiện, UV HĐTS, Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An đã hướng dẫn đoàn dâng hương, lễ Phật và giới thiệu khái quát chùa Pháp Minh.

Đại diện đoàn, Đại sứ Ấn Độ đã gởi lời chúc sức khỏe và cảm ơn đến quý chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo tỉnh Long An, huyện Đức Hòa đã tiếp đón đoàn thật trọng thể.

Hòa thượng Minh Thiện và chư Tăng BTS Phật giáo tỉnh Long An đón tiếp và hướng dẫn đoàn tham quan

Hòa thượng Minh Thiện và chư Tăng BTS Phật giáo tỉnh Long An đón tiếp và hướng dẫn đoàn tham quan

Hòa thượng Thích Minh Thiện gởi lời chúc sức khỏe, vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Sandeep Arya và Madan Mohan Sethi cùng phu nhân và các thành viên trong đoàn.

Sau đó, đoàn chụp ảnh lưu niệm và kết thúc chuyến thăm viếng.

Lịch sử chùa Pháp Minh

Chùa Pháp Minh toạ lạc tại ấp Giồng Dứa (nay là ấp Giồng Lớn), xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, do Hoà thượng Thích Liễu Lạc (1878-1937) biến gia vi tự vào năm 1933.

Hoà thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo) vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hoà thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em.

Năm 1910, Hoà thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hoà thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn. Vì vậy năm 1933, Hoà thượng hành hương sang đất Phật ở Ấn Độ và sau đó đến Thanh Sơn Thiền Viện ở Hồng Kông để xuất gia theo Phật giáo. Tại đây, Hoà thượng được Tổ Hiển Kỳ trao truyền Đại giới và ban cho pháp danh Tu Tịnh, pháp hiệu Liễu Lạc, thuộc đời thứ 49 tông Thiên Thai Giáo Quán. Sau khi thọ giới xong, Hoà thượng về quê, biến ngôi nhà đang ở thành chùa và lấy hiệu là Pháp Minh, đồng thời làm trụ trì khai sơn đời thứ nhất. Bấy giờ, chùa làm bằng gỗ quý, cột tròn rất to, mái lợp ngói âm dương, xây dựng theo phong cách nóc bánh ít cổ xưa. Nhiều vị chân tu đã xuất gia tu học ở đây như Hoà thượng Thích Đạt Hảo, Ni trương Thích nữ Đạt Tâm…

Đoàn Đại sứ quán Ấn Độ tham quan chùa Pháp Minh

Đoàn Đại sứ quán Ấn Độ tham quan chùa Pháp Minh

Ngày mùng 2 tháng Chạp năm Bính Tý (nhằm ngày14 tháng 1 năm 1937), Hoà thượng Thích Liễu Lạc an lành viên tịch, thế thọ 59 tuổi, tháp của Ngài được xây ngay trong khuôn viên chùa Pháp Minh. Ni trưởng Thích nữ Liễu Cổ, thế danh Nguyễn Thị Bộ kế thế trụ trì chùa Pháp Minh, phát triển đạo pháp ngày thêm hưng thịnh.

Khoảng năm 1948, chiến tranh chống Pháp nổi lên, chùa là địa điểm bí mật nuôi giấu dân quân kháng chiến. Mật thám của giặc Pháp dò biết, quan huyện Đức Hoà ra lệnh cho Cai Nhung đem lính Mã Tà cướp phá chùa Pháp Minh và chở cột, kèo, mè… về huyện.

Năm 1950, chiến tranh tạm lắng xuống, chùa được bà con trong thân tộc dựng lên bằng cây lá còn sót lại của chùa cũ, để thờ cúng Phật.

Khoảng năm 1953 Ni trưởng Thích nữ Liễu Cổ viên tịch, chùa được các thầy về trụ trì, nhưng cư trụ không lâu phải bỏ đi vì chiến tranh. Cuối cùng, cô Trương Thị Ba, vị cư sĩ trong tộc họ Trương được chỉ định trông coi chùa.

Trong thập niên 60 của thế kỷ 20, thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chùa là trạm cứu thương, tiếp tế, che giấu cán bộ và nuôi dưỡng thương bệnh binh. Hiện nay ở chùa còn lưu lại những căn hầm bí mật mà các vị lãnh đạo thường đến họp và trú ngụ khi có những trận bố càn của quân địch.

Năm Mậu Thân (1968), chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề,nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh ngay trên đất chùa nhưng không để lại tên tuổi cũng như quê quán. Nhà chùa và bà con thân tộc đã an táng các chiến sĩ vô danh này trong nghĩa trang dòng tộc họ Trương bên cạnh chùa, nay những ngôi mộ ấy vẫn còn, nằm cách chùa 80m về hướng Đông.

Năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất, chùa được con cháu trong họ tộc dựng lại bằng cây và lợp lá.

Năm 1997, được sự giúp đỡ của gia đình ông bà Trần Thiện Ngôn (cháu ngoại của Hoà thượng Liễu Lạc), chùa được xây lên ba gian, tường gạch quét vôi, mái tôn đơn sơ để dân làng đến cầu nguyện lễ Phật.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, chùa bị phá hoại nặng nề. Đặc biệt trong môt thời gian dài chùa không có Trụ trì và Tăng Ni trông nom, đất khuôn viên chùa bị sang nhượng mua bán và dần dần xây thành nhà ở của người thế tục.

Năm 2010, pháp tôn của Hoà thượng Liễu Lạc là Phật tử Tắc Nghiêm (bà Trương Minh Tuyết - Đệ tử tại gia của Hòa thượng Đạt Hảo) đã mua lại toàn bộ các thửa đất của chùa, và năm 2012 cho khởi công xây dựng mới toàn bộ chùa Pháp Minh bằng gỗ như diện mạo khi xưa.

Công trình được thực hiện bởi Phật tử Tắc Nghiêm (tức bà Trương Minh Tuyết) là con cháu dòng họ Trương dưới sự chỉ đạo của cô Chính (Hậu Nghĩa); cố vấn kỹ thuật Thượng tọa Thích Thanh Phong và Thượng tọa Thích Giác Dũng; tư vấn thiết kế Phật tử Trương Thế Quốc; thi công chánh điện Phật tử Thân Văn Rớt.

Gần nửa thế kỷ sau ngày hoà bình tái lập, chùa Pháp Minh đã được xây dựng lại bằng gỗ như xưa. Các căn hầm bí mật được giữ nguyên hiện trạng, các kỹ vật khi xưa của chùa như 8 pho tượng bằng gỗ, do Hoà thượng Liễu Lạc tự tay tạc, nay đã được thỉnh lên thờ tại chánh điện. 8 viên đá tảng hình vuông của nền chùa năm xưa, nay được đặt lại dưới hàng cột phía trước cửa chánh điện, để con cháu nhớ tới công đức của Tổ tiên và mong đền đáp công ơn Tiền hiền liệt tộc.

Khi việc xây dựng được hoàn mãn, chùa tháp trở nên trang nghiêm, chùa Pháp Minh được hiến cúng lên Trung ương Giáo hôi Phật giáo Việt Nam. Vào ngày 10 tháng 9 năm 2014 (17/8/Giáp Ngọ), GHPGVN tổ chức lễ khánh thành và tiếp nhận chùa Pháp Minh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh

Tin tức 15:40 21/06/2024

Chùa Pháp Minh toạ lạc tại ấp Giồng Dứa (nay là ấp Giồng Lớn), xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, do Hoà thượng Thích Liễu Lạc (1878-1937) biến gia vi tự vào năm 1933.

Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc

Tin tức 15:15 21/06/2024

Đại lễ kỷ niệm 60 năm trùng kiến bảo tháp Xá lợi răng Phật tại tổ đình Linh Quang, thủ đô Bắc Kinh đã long trọng diễn ra vào sáng 20/6/2024.

Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?

Tin tức 10:38 21/06/2024

"Do bận một số Phật sự quan trọng trong mùa An cư kiết hạ, nhà chùa xin thông báo tạm hoãn tổ chức các Khoá tu mùa hè mà Quý Phụ huynh và Khoá sinh đã đăng ký, cho đến khi có thông báo mới", thông báo chính thức từ website chùa Ba Vàng sáng nay, 21/6.

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng tiết lộ ý nghĩa đặc biệt của tràng hạt

Tin tức 11:57 20/06/2024

Sáng 19/6 (nhằm ngày 14/5/Giáp Thìn), tổ đình Linh Nguyên (Long An) tổ chức khoá tu Bát Quan trai giới dành cho Phật tử, với sự tham dự của khoảng 100 người.

Xem thêm