Nhà báo: Xin hãy cẩn thận với lời của mình vì không ai tránh được nhân quả
Thời đại internet, một lời thị phi như những mũi tên tẩm độc bay nhanh như gió, phát tán nhanh như virus, hủy hoại đời sống chúng sanh. Nên các nhà báo hãy cẩn trọng ngôn từ của mình khi viết báo, khi biên tập và duyệt bài, khi "múa bàn phím" trên mạng xã hội.
Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu. Nghiệp và quả báo tạo thành luật nhân quả, nghiệp chính là hành động tạo tác nhiều lần và có chủ ý, của Thân, Miệng và Ý, là nguyên nhân đưa tới quả báo, luật nhân quả tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi.
Theo kinh Phật, nếu gieo nghiệp thiện thì sẽ sanh ở cõi Trời, Người, Atula, còn nếu tạo nghiệp ác thì sẽ bị đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó phần Miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Nhưng đối với đạo Phật tu là chuyển được nghiệp.
Người Trung Hoa có câu “Phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là, xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác. Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.
Theo giáo lý Nhà Phật, trong mười cái nghiệp của con người, thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa:
1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2. Nói lời hung ác
3. Nói lưỡi đôi chiều
4. Nói lời thêu dệt.
Trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
5. Ăn uống cầu kỳ,
6. Phê bình, khen chê,
7. Rêu rao lỗi của mọi người, (tứ chúng) toàn là những điều tổn phước và theo luật nhân quả tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẩn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.
Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có bốn hạng người chúng ta nên tránh:
1. Hay nói lỗi kẻ khác
2. Hay nói chuyện mê tín, tà kiến
3. Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)
4. Làm ít kể nhiều.
Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi. Thời đại internet, một lời thị phi như những mũi tên tẩm độc bay nhanh như gió, phát tán nhanh như virus, hủy hoại đời sống chúng sanh. Nên các nhà báo hãy cẩn trọng ngôn từ của mình khi viết báo, khi biên tập và duyệt bài, khi "múa bàn phím" trên mạng xã hội. Chúng ta có thể tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, có thể quả báo đến trước hoặc sau nhưng không thể thoát được nhân quả như lời ông bà dạy: Gieo gió ắt gặt bão!
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị măc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm