Nhà sư cưu mang Hồ Chủ tịch trên đất Thái
Năm 1929, Bác Hồ bị sự truy lùng ráo riết của chính quyền thực dân Pháp. Thời điểm này, Bác sang Thái Lan. Để có thể tiếp tục sự nghiệp cách mạng, Bác ẩn mình trong một ngôi chùa trên đất bạn. Những thông tin trong thời gian này của Bác vẫn là một khoảng trống trong các tư liệu được công bố về Bác.
Chất “Phật” trong con người Hồ Chí Minh (Kỳ I)
Ngôi chùa trên đất Thái
Vào tháng 7/1928, Bác Hồ từ Đức sang Thái Lan. Thời điểm đó, Pháp biết tin Người đang ở Xiêm nên đã phối hợp với cảnh sát Xiêm lúc ấy để truy bắt để giao nộp cho Pháp. Gặp lúc hiểm nguy, Bác Hồ đã lánh nạn vào một ngôi chùa Việt trên đất Thái vào tháng 7/1929. Hồi ký bà Đặng Quỳnh Anh (một Việt Kiều Thái Lan) cũng đã viết, lúc ấy, Bác từ U đon đi bộ 70km đến huyện Sa Vàng (tỉnh Sa Côn) mất 1 ngày.
Sau đó, Bác từ Sa Côn lên Băng Kok (cách đó hơn 600km) và vào chùa Từ Tế vào thời gian trên. Ngôi chùa này có tên Việt là Từ Tế Tự và tên Thái Lan là Vắt Lô Ca Nu Kho ở xã Chặc Ca Văn, huyện Xẳm Phăn Tha Vông – Băng Kok. Để tránh sự theo dõi và truy lùng gắt gao của cảnh sát Thái Lan và mật thám Pháp, Bác Hồ phải cạo đầu, mặc áo cà sa giả làm sư và ẩn dật trong ngôi chùa này. Sau thời gian trên, Bác hồ mới rời Thái Lan sang Thượng Hải, rồi sang Hồng Kông.
Việc Bác có mặt tại ngôi chùa đã được tác giả Trần Dân Tiên đề cập tới ở cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Nhà xuất bản Sự Thật in năm 1975. Trang 71 cuốn sách này có ghi:
“...Gặp nguy hiểm quá, bị theo dõi riết, ông Nguyễn đã lãnh nạn vào một ngôi chùa, tạm cắt tóc đi tu để tiếp tục hoạt động. Sự việc cũng được khẳng định trong cuốn “President Ho Chi Minh” của tác giả Vi Nay Khun U Đôm của Thái Lan. Trang 53 của cuốn này viết: “ để che mắt cảnh sát và mật thám Pháp, ông Hồ Chí Minh đã dùng áo cà sa làm vật che thân, bằng cách đi tu ở trong một ngôi chùa của người Việt ở thủ đô Băng Cốc”.
Sự việc trên cũng được minh chứng bởi hình ảnh Bác mặc áo cà sa vàng. Bức ảnh này từng được Hội Việt kiều Thái Lan tại Uông Bí tặng cho Hội Việt kiều Hà Nội. Tại khu lưu niệm về Hồ Chí Minh tại U đon Tha Ni của Thái Lan cũng có treo một bức ảnh Bác Hồ trong trang phục áo cà sa tương tự.
Nhà sư Bình Lương là người đã từng cưu mang Bác Hồ
Theo ông Ngô Vĩnh Bao - người đã có hơn 40 năm tìm hiểu các thông tin về Bác Hồ khi ở Thái Lan , thì thời gian Bác Hồ ở chùa Từ Tế, nhà sư Bình Lương đang làm trụ trì và nhà sư chính là người đã cưu mang Bác trong suốt thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/1929. Trong một số tài liệu viết về Hồ Chí Minh của Thái Lan, có khá nhiều đoạn nhắc đến vị sư này.
Chất “Phật” trong con người Hồ Chí Minh (Kỳ II)
Nhà sư Bình Lương còn được cộng đồng người Việt ở Thái gọi là cụ sư Ba. Ông sinh năm 1882 tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tên thật của nhà sư là Phan Ngọc Đạt.
Tháng 3/1964, nhà sư Bình Lương bị bệnh nặng. Thể theo nguyện vọng của nhà sư được về nước để sống những ngày cuối cùng và gặp lại chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ nguyện vọng này, phía ta đã có sự thoả thuận với Hội đồng thập tự Thái Lan và phía Việt Nam đã tổ chức một chuyến bay đặc biệt đưa nhà sư từ Băng Kok qua Viên Chăn và về Hà Nội. Bệnh viện Việt Xô lúc ấy cũng đã cử 2 bác sỹ sang tận nơi đón vị hoà thượng này về nước.
Và cũng từ đó, Bác Hồ nhiều lần vào thăm Hoà thượng Bình Lương trong bệnh viện Việt Xô. Hiện Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ bức thư mà Hoà thượng Bình Lương gửi cho Bác Hồ lúc Hoà thượng đang nằm viện. Trong bức thư này, Hoà thượng Bình Lương đã tường thuật lại câu chuyện Bác và thăm ông. Một lần, Bác vào thăm nhà sư nhưng nhà sư đang hôn mê. Bác hỏi: “Ông còn nhớ tôi không?”
Khi đó, nhà sư đang sốt và hôn mê nên ông lắc đầu. Khi tỉnh dậy, nhà sư được các bác sỹ kể lại. Ông lấy làm tiếc và đã viết thư cho Bác Hồ bày tỏ điều đó.
Chuyện người có công sưu tầm
Phần thông tin về Bác tại Thái Lan trong các tư liệu hiện nay còn khá mờ nhạt. Ông Ngô Vĩnh Bao - một cán bộ ngoại giao nay đã về hưu đã dành hơn 40 năm qua để sưu tầm và nghiên cứu các tư liệu về Bác trong hành trình ở Thái Lan. Việc Bác từng ở chùa mới chỉ được đề cập qua loa trong một số tài liệu. Chính ông Bao là người trực tiếp tìm tòi những thông tin liên quan đến sự việc này một cách kỹ lưỡng.
Ông cho biết, ông đã dành rất nhiều thời gian để đi tìm lại nơi an táng cụ sư Bình Lương. Thời cụ mất (1966) đang chiến tranh loạn lạc nên những thông tin về cụ hoàn toàn không được chú ý. Ngay từ năm 1969, khi bắt đầu để tâm nghiên cứu các tư liệu về Bác, ông Bao đã mong tìm thấy mộ cụ sư Bình Lương nhưng ông không thể thực hiện được mong ước này vì các thông tin về cụ không có ai biết.
Mãi đến năm 2008, trong một lần vô tình đến chùa Long Ân (Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội), ông Bao mới được biết nhà sư Bình Lương đang an bài tại đây. Cốt của nhà sư Bình Lương được đặt trong tháp cùng phần cốt của hoà thượng Thích Chí Độ.
Trong chùa Long Ân cũng có một bảng ghi công của Hoà thượng Bình Lương. Bản ghi công này đã ghi rõ quá trình hoà thượng định cư tại chùa Từ Tế - ngôi chùa có công che giấu nhiều thế hệ làm cách mạng. Bảng ghi công này cũng cho biết lúc hoà thượng viên tịch Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thay mặt Hồ chủ tịch đến đặt vòng hoa viếng.
Ngân Giang (bee.net.vn)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm