Nhà sư không mặc áo vàng
Khác với các nhà sư Phật giáo Nam tông đi chân đất khất thực, chỉ ăn một bữa chính ngọ và khoác y vàng, sư Tuệ Tâm - cách gọi gần gũi của Phật tử đối với Hoà thượng, lương y Thích Tuệ Tâm (Giám đốc điều hành Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa) đi ôtô, mặc blouse trắng chữa bệnh cứu người.
Tuệ Tĩnh Đường Linh Quang gieo duyên lành cho người bệnh
26 thúng lúa “khởi nghiệp”
Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa chiều mưa cuối năm. Đã 3 giờ, nhưng cái bàn có bảng hiệu “Lương y Thích Tuệ Tâm” vẫn còn để trống. Nhiều trong số gần trăm người bệnh đang ngồi chờ bên ngoài sốt ruột đứng lên ngồi xuống. “Răng chừ mà chưa thấy sư hè?” - nhiều người hỏi. Họ chỉ gọi trổng “sư” thôi, nhưng ai cũng hiểu là họ nói đến sư Tuệ Tâm. Một bà tầm 60 tuổi, cầm phiếu ghi số thứ tự trên tay cứ lần lữa không chịu vào khám, dù trong phòng còn thêm một lương y ngồi bàn đối diện với bàn của sư Tuệ Tâm.
“Không phải là tui không tin thầy khác, mà tui quen được sư khám bệnh cho nhiều năm nay rồi” - bà trả lời thắc mắc của tôi. “Chỉ cần được sư cầm tay bắt mạch, hỏi han; được nhìn sư, ở gần sư thôi là cảm giác như bệnh đã bớt một nửa rồi” - một người khác góp chuyện. 4h chiều. Mọi người ồ lên khi thấy sư Tuệ Tâm khoác áo blouse trắng bước xuống từ tầng hai. Họ đứng cả lên cùng chắp tay vái khi sư đi ngang qua. Mặt ai cũng hớn hở và thành kính. Tuyệt không ai thắc mắc vì sao hôm nay sư xuống khám bệnh muộn.
So với nhiều cơ sở đông y có truyền thống lâu đời “cha truyền con nối” ở thành phố này, Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa có “lịch sử” khiêm tốn hơn: Qua năm mới tròn 30 tuổi. “Nghề đông y với tui cũng là cha truyền con nối đây. Trước khi thọ giáo một vị sư phụ khác, tui được ông cụ truyền dạy nghề y từ nhỏ” - sư Tuệ Tâm cười khi nghe tôi so sánh về “truyền thống”.
Rồi giọng sư chợt chùng xuống, ánh mắt cũng xa xăm như “người đời” khi nhớ về những năm tháng cũ. Là thời điểm năm 1982, sư cùng 6 học trò rời Huyền Không Sơn Thượng ở vùng bán sơn địa Hương Hồ của huyện Hương Trà để về chùa Diệu Đế bên bờ sông Đông Ba lập Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế với vốn liếng mà sư huynh “cho ra riêng” là 2.500 đồng, tương đương 1 lượng vàng lúc đó và 26 thúng lúa. Gọi là Tuệ Tĩnh đường cho oai, chứ thật sự ngày đó, mọi thứ đều tạm bợ và khó khăn bủa vây tứ phía.
“Bây giờ mới có tiền mua thuốc, chứ lúc đó chủ nhật hằng tuần thầy, trò phải lên núi hái thuốc về phơi sao để chữa bệnh. Gặp người bệnh nào tui cũng hỏi ở nhà anh, quê chị... có cây thuốc này cây thuốc kia không? Họ nói có thì nhờ luôn về hái bỏ vào bao, lần sau đến mang theo rồi... đổi thuốc thành phẩm mang về thay vì trả tiền”.
Sư Tuệ Tâm nói, hay nhất là những ngày đầu chưa biết cách làm từ thiện, ai nghèo đến khám - chữa bệnh cũng miễn phí hết nên chỉ hơn 3 tháng sau khi lập Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế, một cây vàng và 26 thúng lúa vốn liếng khởi nghiệp đã không cánh mà bay. “Trong khi tui đang loay hoay không biết làm răng và đã xuất hiện ý nghĩ hay là tạm đóng cửa Tuệ Tĩnh đường một thời gian, thì một phật tử biết chuyện tìm đến, không những cho tui vay tiền để tiếp tục hoạt động mà còn bày cho một cách rất hay là mở một hòm công đức trong phòng khám bệnh để người bệnh, Phật tử... phát tâm cúng dường”.
Cứ thế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cộng với sự hỗ trợ đáng kể của phật tử trong ngoài nước, Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế lớn mạnh theo thời gian, trở thành một địa chỉ khám bệnh từ thiện nổi tiếng của Huế. Đến năm 2005, Tuệ Tĩnh đường chuyển qua chùa Liên Hoa (Huyền Không Sơn Hạ, TT Huế) ở đường Lê Quý Đôn và đổi tên thành Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa cho đến bây giờ.
13 phòng khám bệnh từ thiện miễn phí ở Sài Gòn
Người đau cần thuốc hơn giáo lý
Cách làm từ thiện của Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa cũng khá lạ so với nhiều nơi khác. Mỗi năm trung bình Phật tử trong, ngoài nước gửi về cúng cho Tuệ Tĩnh đường khoảng 500 triệu đồng. Số tiền này đều được dùng hết cho việc khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Sư Tuệ Tâm bảo làm vậy mới bền được vì nhiều lý do: Không thể trông chờ vào tiền người khác vì nó thất thường và dễ sinh tâm lý ỷ lại.
Nhắc chuyện giám đốc lại nhớ ông thuộc hệ phái Nam tông. Khác với quan niệm của Phật giáo Bắc tông (Đại thừa - cỗ xe lớn) có lịch sử du nhập vào Việt Nam lâu đời và phát triển qua nhiều thời kỳ, Phật giáo Nam tông (Tiểu thừa - cỗ xe nhỏ) chủ trương không nhập thế, chỉ tu để giải thoát cho bản thân chứ không tu cho người khác. Thế nhưng, Hòa thượng Tuệ Tâm lại nhập thế, phát tâm hành nghề y, làm việc thiện giúp người nghèo.
Hòa thượng nhíu mày ngạc nhiên khi nghe tôi thắc mắc rồi cười rất hiền: “Đây là tâm nguyện của tui, xuất phát từ khi đi tu năm mới 14 tuổi. Lúc đó thấy chung quanh chùa, rất nhiều người dân bệnh tật đầy mình nhưng nghèo quá không có tiền đi bác sĩ. Phải làm răng để giúp họ đây, là câu hỏi luôn ám ảnh tui. Một hôm tui quyết định thắp nhang, phát nguyện với Đức Phật từ nay về sau sẽ phụng hiến chúng sinh. Sau đó tui quyết tâm đi học để nâng cao tay nghề đông y và chọn cách nhập thế vì tui nghĩ: Một người đau trước mắt cần chữa bệnh, bốc thuốc hơn là nghe thuyết pháp. Đầu tiên, trong hệ phái không ai thích và ủng hộ cách làm của tui.
Tuy nhiên về sau, thấy cách làm của tui hiệu quả, giúp được nhiều người nghèo nên mọi người mới ủng hộ”. Hòa thượng kể hôm rồi qua Thái Lan - đất nước của Phật giáo Nam tông - khi nghe người trong đoàn giới thiệu sư là bác sĩ đông y, ai cũng ngạc nhiên đến há hốc mồm vì ở đó, cũng không có một nhà sư nào nhập thế giúp người kiểu như ông cả.
Bệnh viện xương khớp từ thiện trong chùa Vạn Thọ
Đang sống và hành nghề đông y suốt 30 năm nay, nhưng sư Tuệ Tâm bảo: “Với tui, đây không phải là nghề, mà chỉ là phương tiện để giúp đỡ người nghèo”. Lại nghĩ bây giờ sư là một trong những thầy thuốc đông y giỏi và nổi tiếng của thành phố Huế, Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa do sư điều hành trung bình mỗi ngày có khoảng 250 người đến khám - chữa bệnh, hầu hết trong số họ là dân nghèo, là phật tử Bắc tông, thậm chí cả con chiên của Chúa, liệu sư có nhân dịp này để phát dương cho hệ phái Nam tông?
Sư lại cười rất hiền: “Suốt 30 năm nay, tui chỉ biết học tập, làm việc và phụng sự chứ chưa bao giờ nghĩ tới điều đó. Tui cũng không có chủ trương truyền giáo, nhưng tui nghĩ nếu ai đó thích tui, có cảm tình và tự tìm đến với tui, với hệ phái... thì là duyên định, tui không thể cản họ được”.
Sư tâm sự rất thật rằng, ngay cả với những học trò và cộng sự của mình ở Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa, Sư cũng không quan tâm đến việc họ là lương, là Phật hay Thiên chúa giáo. Sư nói: “Tui không có tư tưởng phân biệt tôn giáo, hệ phái. Tui dung hoà tất cả vì một mục tiêu mà tui nguyện phụng hiến trọn đời là hành nghề y, làm việc thiện cứu giúp người nghèo”.
Lan tỏa những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo đến cộng đồng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm