Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/03/2021, 22:51 PM

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở tuổi 71

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời lúc 16h45 ngày 20/3 tại nhà riêng ở Hà Nội, thọ 71 tuổi. Sự ra đi của ông là khoảng trống khó bù đắp của văn chương đương thời.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã qua đời tại nhà riêng, trong vòng tay con cháu chiều ngày 20/3, khoảng một năm sau khi ông bị tai biến vào tháng 3/2020. 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29/4/1950. Quê ông ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (ông sinh tại Thái Nguyên). Thuở nhỏ, ông cùng gia đình đi khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: Internet

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: Internet

Năm 1960, gia đình ông chuyển về quê, định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ, huyện Thanh Trì (nay là phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử của Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau đó ông bắt đầu gửi những truyện ngắn đầu tiên cho báo Văn nghệ.

Dù sự nghiệp văn chương của ông được cho là bắt đầu khá muộn, thế nhưng những tác phẩm của ông sớm gây tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam đương đại.

Các thể loại của ông đa dạng từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến cả kịch mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích và những góc nhìn táo bạo và đa chiều về làng quê, người lao động.

Tài năng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tỏa sáng ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được mệnh danh là “vua truyện ngắn” với những tác phẩm trở thành hiện tượng trên văn đàn như: Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Những ngọn gió Hua Tát, bộ ba truyện lịch sử (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết)...

Ở lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp có những tác phẩm như Tiểu long nữ, Gạ tình lấy điểm, Tuổi 20 yêu dấu và một tiểu thuyết chưa xuất bản. Một số tác phẩm của ông được chuyển thể thành kịch, phim như: Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Tướng về hưu...

Tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp với những quan điểm sâu sắc, lối viết thẳng thắn từng khuấy động văn đàn, tạo những tranh luận sôi nổi trong giới văn chương một thuở.

Tên tuổi của ông vượt ra thế giới với nhiều cuốn sách xuất bản tại Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Italy. Ông từng nhận huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008).

Khi sáng tác, Nguyễn Huy Thiệp luôn hướng ngòi bút tới điều thiện. Ông từng nói: “Thước đo quan trọng nhất của vũ trụ là chân - thiện - mỹ, trong đó chân là quan trọng hơn cả. Chân là độ thẳng thắn, đối mặt các vấn đề trong cuộc sống, cái hay, dở, đúng sai, và tìm ra cách ứng xử. Nhưng nó vẫn chưa quan trọng bằng tình cảm người viết”.

Trong bài viết gần như cuối cùng của mình - "Trò chuyện một mình", Nguyễn Huy Thiệp gói tư tưởng của mình trong một dòng: "Rất khó, khí nhất không phải chỉ là tiền bạc, cũng khó nhất không phải chỉ là tri thức - mà khó nhất lại là đạo đức".

Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp luôn toát lên sự hiểu biết, cảm thông và yêu thương con người.

Trong cuốn sách nghiên cứu về văn chương Nguyễn Huy Thiệp, TS Nguyễn Văn Thuấn đánh giá: "Trong văn học Việt Nam sau 1975, Nguyễn Huy Thiệp được thừa nhận là 'vua truyện ngắn', một nhà văn đẳng cấp quốc tế. Thành công của ông là thành công của một tài năng lớn xuất hiện kịp thời, lúc đời sống xã hội Việt Nam đang có những dịch chuyển quan trọng hơn về mọi mặt.

Năm 2007, 2008, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp liên tục nhận Huân chương Văn học Nghệ thuật của Pháp và giải thưởng Premio Nonino của Italy. Năm 2015, ông hoàn thành tiểu thuyết “Vong bướm” và quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65.

Xin chia buồn cùng gia đình nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Mỗi Phật tử theo giáo lý Phật đà, xin hãy cùng niệm danh hiệu Đức Phật A di đà và hồi hướng công đức để nhà văn đi vào thân trung ấm, tái sinh cõi lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viên tịch

Trong nước 11:30 03/11/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, vừa viên tịch vào sáng nay, 3-11-2024 (nhằm mùng 3 tháng 10 năm Giáp Thìn); trụ thế 89 năm, 63 hạ lạp.

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Trong nước 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)

Trong nước 14:45 31/10/2024

Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh

Trong nước 14:00 30/10/2024

Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.

Xem thêm