Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/02/2020, 05:26 AM

Nhân của tự lực và duyên của tha lực

Là người Phật tử khi lâm chung, niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ, phải có đầy đủ hai yếu tố “Tự Lực” và “Tha Lực”. Trong hai thứ này thì “Tự Lực” là nhân chính, “Tha Lực” chỉ là trợ duyên thôi, nhân duyên nếu hòa hợp thì có thể phát cảm ứng đạo giao, thành tựu việc lớn vãng sinh.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về kiến thức Phật học tại đây 

Nếu cứ căn cứ vào “Tự Lực” mà nói: Lúc bình thường có lòng tin kiên cố có cõi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, thâm tín có Phật A Di Đà, một lòng một dạ chí nguyện thiết tha sinh sang nước Phật, gặp Phật Di Đà, mong Phật thụ ký, mà chí thành nhất tâm niệm Phật, cầu sinh tịnh độ, gặp Phật Di Đà. Từng câu từng chữ từ tâm mà phát khởi, từ miệng mà xuất ra, từ tai mà đi vào, từng niệm, từng niệm liên tục không có gián đoạn, âm điệu nhu hòa ái nhã, thanh điệu mẫn khỗ thương yêu. Mỗi niệm mỗi niệm đều đầy đủ chí nguyện thiết tha, từng câu từng câu Phật hiệu đều là nguyện sinh nước Phật, mong Phật từ bi gia trì nhiếp thọ, nguyện Phật thương xót phóng tay tiếp dẫn.

Di Đà Như Lai thương yêu chúng sinh, như mẹ nhớ con, chúng sinh tín nguyện trì danh, nhớ Phật niệm Phật, như con nhớ mẹ, hai thứ đó mà ức niệm sâu sắc, không có khác nhau, thì sẽ có sự cảm ứng đạo giao, ngay liền lập tức được Phật nhiếp thọ. Cũng không cần biết có những cảnh khổ vui hay thuận nghịch, đều nên dứt bỏ tất cả các thứ duyên ở bên ngoài, không được tùy theo cảnh chuyển mà tâm mình cũng chuyển, mà hầu hết ở các thời, các chỗ phải chuyên cần xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, thu nhiếp sáu căn, niệm niệm liên tục, lâu ngày công phu sẽ thuần thục, đến khi lúc mạng chung mới có thể bỏ hết duyên trần, đề khởi niệm Phật. Lâm chung nếu chính niệm chẳng mất, ắt sẽ mong Phật tiếp dẫn, chỉ cần trong khoảng búng một móng tay, thì ngay lập tức sinh về nước Phật Tây Phương Cực Lạc của đức Di Đà.

Di Đà Như Lai thương yêu chúng sinh, như mẹ nhớ con, chúng sinh tín nguyện trì danh, nhớ Phật niệm Phật, như con nhớ mẹ, hai thứ đó mà ức niệm sâu sắc, không có khác nhau, thì sẽ có sự cảm ứng đạo giao, ngay liền lập tức được Phật nhiếp thọ.

Di Đà Như Lai thương yêu chúng sinh, như mẹ nhớ con, chúng sinh tín nguyện trì danh, nhớ Phật niệm Phật, như con nhớ mẹ, hai thứ đó mà ức niệm sâu sắc, không có khác nhau, thì sẽ có sự cảm ứng đạo giao, ngay liền lập tức được Phật nhiếp thọ.

Người bệnh khi chuẩn bị lâm chung, những người đứng bên cạnh vì họ mà trợ niệm, một là có thể giúp bệnh nhân khởi lên tâm niệm Phật, hai là có thể giúp bệnh nhân sám hối tội chướng; nếu nghiệp chướng của họ mà tiêu trừ, thì đài sen bằng vàng cùng chư thánh chúng, tịnh độ thánh cảnh, tự nhiên hiện lên trước mắt họ

Nếu như lúc lâm chung mà cũng được như lúc khỏe mạnh, lòng tin chân thật, nguyện sinh gặp Phật thiết tha, lại có tâm khẩn thiết niệm Phật vãng sinh, đó chính là một cái tâm niệm Phật cuối cùng, cũng chính là nhân của “Tự Lực”.

Lại có trường hợp khi lúc bình thường khỏe mạnh, là người không biết tín nguyện niệm Phật, hay có tín nguyện niệm Phật mà công phu chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung được gặp các bậc thiện hữu tri thức khai đạo chỉ bày cho, mà tâm liền sinh lòng hoan hỷ vui vẻ, phát khởi chính tín, khuyên nên buông bỏ tất cả mọi thứ, nhất tâm niệm Phật, cầu sinh tịnh độ. Lúc đó những người bạn đồng tu cùng với gia đình niệm danh hiệu Phật, và để từ mười đến mười hai tiếng đồng hồ không có lay động di chuyển, cũng chẳng khóc than, đó chính là cái duyên của “Tha Lực”.

Đến khi lâm chung, có đầy đủ không khuyết cái nhân của “Tự Lực” và cái duyên của “Tha lực” thì ắt sẽ có sự cảm ứng đạo giao, mong Phật tiếp dẫn. Trước và sau khi niệm Phật tức liền vãng sinh sang thế giới Tây Phương của đức Phật A Di Đà. Nếu trong mỗi chúng ta đều có đầy đủ những điều kiện nhân duyên kể trên, thì vạn người tu vạn người vãng sinh.

Tâm chúng ta cũng ví như vậy, nếu tâm thanh tịnh, Phật tính của chúng ta sẽ hiện bày. Người niệm Phật căn cơ thuần thục, cảm thông tương ứng, thừa nguyện lực của Phật đều được vãng sinh.

Tâm chúng ta cũng ví như vậy, nếu tâm thanh tịnh, Phật tính của chúng ta sẽ hiện bày. Người niệm Phật căn cơ thuần thục, cảm thông tương ứng, thừa nguyện lực của Phật đều được vãng sinh.

Khi khỏe mạnh bình thường, tuy có tín nguyện niệm Phật, nhưng đến khi lâm chung, bệnh khổ bức bách, cái tâm niệm Phật không thể phát khởi được, hoặc ham muốn dục lạc ở thế gian, thương con nhớ cháu, của cải vật chất, công ăn việc làm không buông bỏ được. Đó chính là không đủ cái nhân của “Tự Lực”. Nếu khi lâm chung không có các bậc thiện hữu tri thức đến khai đạo, lại cũng không có người trợ niệm – niệm danh hiệu Phật giúp cho, lại gặp phải gia đình không hiểu biết xoay vần di chuyển, khóc than kêu gào phá hoại chính niệm của mình, lúc đó có miệng mà không nói được, sự đau đớn thống khổ càng gia tăng gấp bội, đó chính là không đầy đủ cái duyên của “Tha Lực” vậy.

Lại có trường hợp đến khi lâm chung có cái nhân của “Tự Lực” mà thiếu đi cái duyên của “Tha Lực”, hay người có công phu thuần thục nắm chắc được việc vãng sinh, không cần đến sự trợ duyên của việc trợ niệm, nhưng vì người nhà lay gọi chuyển động khóc lóc kêu gào phá hoại hết chính niệm của mình, thì đó đều gọi là có nhân mà không có duyên vậy, cũng không được vãng sinh.

Đến lúc lâm chung, nếu đơn độc nhờ vào sự khai đạo chỉ bày của thiện hữu tri thức, gia quyến cũng giúp cho trợ niệm, không chuyển động, cũng chẳng khóc than, đó là cái duyên chẳng tốt lắm sao? Nhưng vì bệnh khổ bức bách, yêu thương luyến tiếc tình ái thế gian, tiền tài của cải, mà không buông bỏ được, do đó mà không phát khởi được tâm tín nguyện niệm Phật, như đó gọi là “Có duyên mà không có nhân”, hạng người này cũng không được vãng sinh.

Hoằng nguyện của đức Phật A Di Đà cũng như vầng trăng sáng, chẳng có chỗ nào là không soi rọi; chúng sinh niệm Phật cũng ví như mặt nước sâu thẳm vẳng lặng không có gợn sóng, nước lặng thì trăng sẽ hiện lên. Tâm chúng ta cũng ví như vậy, nếu tâm thanh tịnh, Phật tính của chúng ta sẽ hiện bày. Người niệm Phật căn cơ thuần thục, cảm thông tương ứng, thừa nguyện lực của Phật đều được vãng sinh.

Trích "Việc lớn nhất của đời người"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm