Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/02/2020, 07:35 AM

Nhận diện vô thường

Khi nói về thế giới và con người, đức Phật nhấn mạnh. Thế giới này được trợ tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong.

> Lời Phật dạy về quán vô thường

Heralitus – nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ đại phương Tây, và cũng được xem là ông tổ của phép biện chứng, đã phát biểu một câu danh ngôn rất hay: Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Ông cho rằng sự vật hiện tượng luôn luôn biến động, không bao giờ đứng yên, bất dịch. Đó chính là nhận thức sớm nhất của triết học phương tây trong quan điểm thế giới luôn vận động và thay đổi. Thế nhưng sớm hơn một thế kỷ, vào năm 624 TCN đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cách nhìn nhận về thế giới quan, nhân sinh quan đã chứng ngộ và tuyên bố định luật vô thường. Trong nhiều bài kinh nguyên thủy cổ xưa nhất còn tìm thấy cho đến ngày nay, người ta đều thấy đức Phật chú trọng đến nhận thức vô thường, nhận diện vô thường để từ đó con người có thể làm chủ khổ đau, đạt tới hạnh phúc chân thật vĩnh hằng bằng sự chuyển hóa nhận thức của chính mình.

Khi nói về thế giới và con người, đức Phật nhấn mạnh: Thế giới này được trợ tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong. Trong bài kinh Ngưu Phấn Dụ (kinh số 61 trích trong Trung A Hàm) có đoạn như sau:

Vào lúc xế chiều, vị Tỳ - kheo ấy từ chỗ ngồi yên tĩnh đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên và bạch: “Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay ở chỗ nhàn tĩnh, con ngồi tư duy, suy nghĩ như vầy: ‘Có sắc nào thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn chăng? Có thọ, tưởng, hành, thức, nào thường trú, bất biến, chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn chăng?

Sự thay đổi này làm cho thân thể con người phát triển, lớn lên, từ một cậu bé sẽ trưởng thành nên một thanh niên trai tráng, sau đó là trung niên, lão niên, cuối cùng là một hình hài nằm trong quan tài, thân tứ đại này trở về với cát bụi.

Sự thay đổi này làm cho thân thể con người phát triển, lớn lên, từ một cậu bé sẽ trưởng thành nên một thanh niên trai tráng, sau đó là trung niên, lão niên, cuối cùng là một hình hài nằm trong quan tài, thân tứ đại này trở về với cát bụi.

Phật bảo Tỳ - kheo:“ Không có một sắc nào thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn; không có thọ, tưởng, hành, thức, nào thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn”.

Như vậy đức Phật khẳng định không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức nào là thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn.

Qua quan điểm của đức Phật tới nhận thức của Heralitus, ta thấy chân lí vô thường không bị giới hạn bởi quan điểm tôn giáo và địa lí. Bởi đó là quy luật của vũ trụ. Vậy nên chúng ta cần hiểu rằng, trong cuộc đời này, tất cả những sự vật hiện tượng cho đến con người, đều phải chịu chung một quy luật đó là vô thường. Và đức Phật dạy, khi ta nhận diện được vô thường khi đó ta không còn bị ràng buộc bởi khổ đau và phiền não. Thế gian này khổ đau vì vô thường mà cho là thường, cái biến dịch mà cho là bất dịch. Do vậy sinh ra muôn vàn khổ đau, hận thù, chấp trước cũng vì thấy thật có một cái “ngã” thường còn, thật có một cái “ngã sở” luôn thuộc về ta.

Đức Phật dạy con người là tập hợp của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Gọi khác đi là thân và tâm. Người thế gian gọi là vật chất và tinh thần. Các nhà khoa học thì gọi là sinh lí và tâm lí. Hai thành phần này hòa quyện với nhau tạo nên con người. Một con người bằng xương bằng thịt, có yêu có thương, có hận có sầu. Chúng ta thường ngộ nhận và nhầm lẫn rất nhiều về bản chất của thân tâm, chúng ta không nhận diện ra được vô thường, không nhận ra được sự biến hoại và thay đổi của thân tâm. Từ đó, ta cố chấp, bảo vệ và tranh đoạt những cái mà vốn dĩ dù có được nó thì nó cũng sẽ rời xa ta vào một ngày chúng ta tàn hơi kiệt sức. Ấy vậy mà bao thi sĩ văn hào dùng rất nhiều mỹ từ, lời hay ý đẹp để diễn tả vẻ ngoài của con người.

Vạn vật trên đời này và cả con người đều phải chịu chung một quy luật là sinh ở giai đoạn đầu, thay đổi ở giai đoạn giữa và hoại diệt ở giai đoạn cuối.

Vạn vật trên đời này và cả con người đều phải chịu chung một quy luật là sinh ở giai đoạn đầu, thay đổi ở giai đoạn giữa và hoại diệt ở giai đoạn cuối.

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lột tả hết vẻ đẹp của hai chị em với ngôn từ vô cùng tinh tế. Cô em là Thúy Vân được ông khen:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Còn cô chị là Thúy Kiều:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn.

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

Nét đẹp của giai nhân thật mặn mà, diễm lệ. Thúy Vân sở hữu một nét đẹp kiều diễm đến nỗi hoa phải cười, ngọc phải thốt, tuyết thì nhường màu da. Còn Thúy Kiều thì nhan sắc kiều diễm bội phần. Đối trước nhan sắc của nàng Kiều mà hoa phải ghen tức vì không đẹp bằng Kiều, liễu phải dỗi hờn vì sự duyên dáng của Kiều, đẹp đến nỗi nghiêng thành nghiêng nước, ngây ngất lòng người. Và cũng chính vì đẹp mà sau này đời Kiều sóng gió phong ba, hồng nhan bạc phận, trở thành đối tượng tranh giành của biết bao kẻ “không biết liêm sỉ” vùi hoa dập liễu.

Thế giới này được trợ tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong.

Thế giới này được trợ tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong.

Đó là họ không biết rằng: Dù nàng Kiều có diễm lệ mặn mà đến đâu thì cũng sẽ có lúc úa tàn như cánh phù dung lúc chiều xuống mà thôi. Chính vì không nhận diện được vô thường những con người như: Tú Bà, Sở Khanh,… tạo biết bao nghiệp bất lương, hay như Hoạn Thư ganh ghét, đố kỵ mà tạo ra bao điều tệ ác… cho đến một vị quan chức nhà Nho có học sách Thánh Hiền như Hồ Tôn Hiến đứng trước vẻ đẹp của Kiều cũng không còn giữ được cái phẩm hạnh đạo đức của bậc trượng phu. Tựu chung lại, là bởi vì con người cứ ngỡ rằng thanh xuân sẽ ở bên mình mãi, thân thể sẽ luôn mạnh khỏe, tráng kiện, trẻ đẹp mãi và cuộc đời là cả một bài thơ tuyệt diệu, người ta nghĩ cuộc đời còn rất dài và sự chết là điều gì đó rất xa xôi. Song, nào ai có biết: tấm thân dài một trượng này đang dần già cỗi trong từng khoảnh khắc và chết đi trên từng đơn vị thời gian (đạo Phật gọi đó là Sát – na). Các nhà khoa học chứng minh rằng các tế bào trong thân thể con người được chúng liên tục được tái tạo. Nghĩa là hàng triệu tế bào già sẽ chết đi và hàng triệu tế bào mới sẽ được sinh ra trong một ngày. Nghĩa là dù thấy ta đang sống nhưng chúng chết đi mỗi ngày. Và cho đến khi tế bào già chết đi tế bào mới không còn được sinh ra nữa chúng ta bước vào giai đoạn lão hóa và chết đi theo thời gian.

Vạn vật trên đời này và cả con người đều phải chịu chung một quy luật là sinh ở giai đoạn đầu, thay đổi ở giai đoạn giữa và hoại diệt ở giai đoạn cuối. Sự thay đổi này làm cho thân thể con người phát triển, lớn lên, từ một cậu bé sẽ trưởng thành nên một thanh niên trai tráng, sau đó là trung niên, lão niên, cuối cùng là một hình hài nằm trong quan tài, thân tứ đại này trở về với cát bụi. Tóc khi trẻ còn đen mướt, vài mươi năm trôi qua đã trắng tựa mây trời. Hôm nay, làn da còn được tươi láng, mịn màng, bụi thời gian sẽ khiến chúng nhăn nheo theo năm tháng. Tấm thân trẻ trung, khỏe đẹp của con người trong từng phút, từng giây đều sinh và diệt liên tục.

Và khi cái chết đến, cho dù bạn có muốn hay không, bạn có chấp nhận nó hay không, thì nó vẫn cứ diễn ra, vì đó là quy luật tự nhiên.

Và khi cái chết đến, cho dù bạn có muốn hay không, bạn có chấp nhận nó hay không, thì nó vẫn cứ diễn ra, vì đó là quy luật tự nhiên.

Khi đức Phật đang còn là một thái tử sung sướng ở trong cung vàng điện ngọc, vậy mà Ngài đã than với vợ mình: “Chúng ta sẽ già yếu và xấu xí. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi! Mắt trong của em rồi sẽ mờ đục! Môi đỏ của em rồi sẽ úa màu!... Ta nghe trong ta, trong em và trong tất cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ, dưới sức tàn phá của búa thời gian, tất cả những gì quý báu của đời người… chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng những bảo vật ở trong ta, như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương!”.

Quay lại với luận điểm của Heralitus: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Chúng ta càng thấy rõ hơn sự biến đổi, bởi lẽ không có gì thường xuyên biến đổi như một dòng sông nhưng cũng không có gì ổn định như dòng sông. Khi nó vận động cũng là khi nó đứng im. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im, tức là cái đó dòng sông là xác định, ổn định và bất biến. Ở Heralitus, không những sông mà cả mặt trời cũng thường xuyên và liên tục đổi mới, cũng như dòng sông, ông cho rằng không có gì ổn định và bất biến hơn mặt trời luôn chiếu sáng. Heralitus đã tiếp cận được với những tư tưởng rất cơ bản của phép biện chứng. Ông nói: “Trong cùng một dòng sống ấy chúng ta lội xuống và không lội xuống, chúng ta có và không có”. Đó chính là những tư tưởng về mối liên hệ phổ biến tất yếu của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Quả đúng thay! Trên cùng một dòng chảy, nước của ngày hôm nay mới nhìn qua có khác chỉ so với nước của ngày hôm trước, nhưng thật ra nước ngày hôm nay là nước mới ở trên nguồn vừa chảy xuống, còn nước ngày hôm qua giờ đây đã trôi đi xa và có lẽ đã hòa nhập với nước của đại dương. Thân người cũng có khác đâu, và sự vận hành của tâm thức vẫn luôn song hành với dòng chảy sinh tử, âm trôi miên viễn như dòng bộc lưu, cuốn phăng đi tất cả, còn ta thì vẫn cứ ngu ngơ sống xuôi theo dòng chảy, trôi xa không bến bờ. Mọi thứ dần thoáng qua như bóng ngựa phi qua cửa sổ. Nói theo danh từ nhà Phật, vạn vật vốn tuân theo quy luật “vô thường”

Chúng sinh không được tự chủ trong hành động, cũng như bò hay trâu không được tự chủ trong sở thích của chúng.

Chúng sinh không được tự chủ trong hành động, cũng như bò hay trâu không được tự chủ trong sở thích của chúng.

Vô thường nghĩa là không thường, không mãi ở yên trong một trạng thái cố định, luôn luôn thay hình đổi dạng, biến đổi liên tục. Hình thành, tồn tại, nhưng biến đổi liên tục để cuối cùng đưa đến tan rã, diệt vong. Quy luật vô thường được đức Phật chia làm bốn giai đoạn: “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”. Những quá trình biến đổi này diễn ra ngắn hay dài tùy thuộc vào bản chất của chúng. Rất ngắn như một làn sóng khi mới nhô lên gọi là thành (hay sinh), khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ, khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì gọi là không (hay diệt). Tương tự như vẻ đẹp của một bông hoa, khi hoa bắt đầu nở là “sinh”, vẻ tươi đẹp tồn tại một thời gian ngắn là “trụ”, tiếp đến là sự thay đổi, chuyển qua mầu héo úa là “dị”, và cuối cùng khô héo, tàn lụi gọi là “diệt”. Còn dài tạm ví như một kiếp người, từ khi sinh ra ta như một đứa bé, đến mấy mươi năm sau đã trở thành một lão già tóc bạc trắng. Chỉ cần quan sát một làn sóng, ngắm nhìn một bông hoa từ sinh đến diệt, chúng ta cũng có thể nắm bắt được giáo lý nhà Phật về “vô thường” và thấy được mình trong từng làn sóng, từng bông hoa. Tất cả sự vật trong vũ trụ từ nhỏ li ti như con vi trùng, như hạt cát, đến vật rất lớn như núi cao, biển cả, như trái đất, trăng sao đều phải đi theo con đường mòn đó – con đường biển đổi. Vũ trụ không tĩnh, vũ trụ luôn dịch chuyển, vũ trụ không phải là ao tù nước đọng, vũ trụ là một ngọn thác luôn chảy xiết, các giọt nước hợp thành luôn thay đổi luân phiên.

Chúng ta thường quan niệm rằng bốn thời kỳ ấy dài, tương đối bền lâu tùy theo mỗi vật. Thí dụ một bông hoa thường sống vài ngày, một con vật nhỏ sống từ một vài tháng đến vài chục năm, một con người thường được chúc tụng là sống lâu “trăm tuổi”, một cây cổ thụ sống vài trăm hoặc vài nghìn năm, một ngôi sao tồn tại vài muôn nghìn triệu năm chẳng hạn… Nhưng thực tế khắc nghiệt hơn nhiều, dưới cái nhìn của bậc trí giả, bậc kiến giả, bậc lợi tuệ, bậc đại tuệ, bậc đại A-la-hán, Chánh đẳng giác thì trông thấy tấm thân con người và vạn vật biến đổi. Ngài thấy bốn thời kỳ “sinh, trụ, dị, diệt” không đầy “một cái nháy mắt”.

Đức Phật dạy chúng ta thấy rõ quy luật vô thường, sinh trụ dị diệt của vạn hữu.

Đức Phật dạy chúng ta thấy rõ quy luật vô thường, sinh trụ dị diệt của vạn hữu.

Kinh Pháp Cú có nhiều tích truyện đề cập đến lẽ vô thường, chỉ rõ những hiện trạng đè nén lên trên kiếp sống của một con người. Trong đó có một câu chuyện kể về việc một nhà sư trẻ tuổi đem lòng thương cô kỹ nữ Surima nổi tiếng nhất vùng. Cô là em gái của thần y Jivaka, con của bà kỹ nữa Salavati, và cũng là con nuôi của hoàng tử Abhaya. Thình lình cô ấy chết, Phật biết được câu chuyện này nên đề nghị với vua ra lệnh cho thanh niên trai tráng trong vùng bắt buộc đến nơi xem thi hài cô kỹ nữ. Đức Phật chỉ cho các Tỳ-kheo nhìn xác chết sình thối ghê tởm ấy và giảng về sự bất tịnh, ô trược của thân thể, nhờ đó thầy Tỳ-kheo trẻ đã có cuộc chuyển hóa vĩ đại, Ngài đã đắc pháp nhãn, bước vào dòng thánh.

“Người chăn cầm gậy đi sau

Lùa đàn bồ nọ chạy mau ra đồng,

Già nua, chết chóc đều cùng

Xua người đến chốn tử vong khác gì”.

     (Pháp Cú 135)

Mạng sống, hay tuổi thọ của mỗi chúng sinh được ví như bò hay trâu, tuổi già là cây gậy, đồng cỏ là sự chết và người chăn là nghiệp lực. Đời sống của chúng sinh bị nghiệp lực xua đuổi đi tới cái chết bằng tuổi già, như bò hay trâu bị người chăn xua đuổi ra đồng cỏ bằng cây gậy.

Và khi cái chết đến, cho dù bạn có muốn hay không, bạn có chấp nhận nó hay không, thì nó vẫn cứ diễn ra, vì đó là quy luật tự nhiên.

Chúng sinh không được tự chủ trong hành động, cũng như bò hay trâu không được tự chủ trong sở thích của chúng. Sở dĩ con người muốn cung phụng bản thân hết mức như vậy là do mỗi người đều mang trong mình cái tôi quá lớn, đó là hiện tượng bóng dáng của vô thường, mà ẩn tàng sâu thẳm bên trong nguyên nhân chính yếu là do tham ái, từ đó muốn nắm giữ mọi thứ.

Vạn sự vạn vật, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình, nếu được sinh ra tất nhiên sẽ bị diệt đi.

Vạn sự vạn vật, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình, nếu được sinh ra tất nhiên sẽ bị diệt đi.

Đức Phật dạy chúng ta thấy rõ quy luật vô thường, sinh trụ dị diệt của vạn hữu. Từ đó, mỗi người phải tự thấy bản thân không phải mãi như hoa cười ngọc thốt của Thúy Vân hay hoa ghen liễu hờn nơi Thúy Kiều, mà mình chỉ là từng con nước ngày hai buổi xuống lên, là bông hoa phù dung ngoài bờ dậu sớm nở tối tàn, là ánh đèn khuya chực chờ tắt lịm… từ đó mới thoát khỏi những cố chấp, tham ái, ngã mạn, kiến thủ.

Lối sống đẹp là cuộc đời biết đủ, không quá chiều chuộng bản thân, tránh buông trôi theo ngũ dục lục trần, từ đó nhìn rõ mục đích và lý tưởng của một hành giả tầm cầu giải thoát. Đối với người có trí, khi phải sống trong cuộc đời ô trược này, thân không phải là vật vô dụng đáng vất bỏ mà ngược lại có thể làm được rất nhiều việc lợi ích. Đó là hình ảnh mượn chiếc bè để qua sông - mượn tấm thân giả tạm để vượt trùng dương sinh tử. Một người còn rong chơi nơi cõi thế thì phải có trách nhiệm với bản thân, giúp đỡ mọi người, cố gắng tu tập để vun bồi thiện pháp. Đó chính là bản hoài của chư Phật ba đời mười phương, dạy con người nhìn rõ và sống đúng. Mình thấy bản chất của cuộc đời là khổ, vô thường, vô ngã không phải để bi quan yếm thế. Ngược lại, trong cuộc đời ô trược này mình hãy trở thành đóa sen thơm, cao thượng và thanh lương giữa bùn lầy nước đọng.

Con đường để đi đến giải thoát có rất nhiều phương pháp, tùy theo nhân duyên nghiệp báo mỗi người. Chúng sanh vốn nhiều căn cơ sai khác, có người thông mình, sáng suốt, có kẻ ngu tối u mê, có người nặng về tham ái, có kẻ nặng về sân hận,… từ đó sự hành trì sẽ có nhiều dị biệt. Nhưng cho dù thực tập bằng phương pháp nào cũng phải đi qua con đường Bát chánh đạo, đây cũng chính là con đường trung đạo. Tu theo Bát chánh đạo để thấu triệt được Tứ Đế, từ đó thấy rõ lý duyên khởi, biết rằng cuộc đời không nằm ngoài Tam tướng: Nhận ra được bản chất của khổ, thấy rõ được thực tánh của vô thường, và biết rằng các pháp điều không có thực thể (vô ngã).

Là người đệ tử Phật, chúng ta phải có sự hiểu biết và nhận thức vô thường là một quy luật vận động tương tục trong vòng xoay của tạo hóa.

Là người đệ tử Phật, chúng ta phải có sự hiểu biết và nhận thức vô thường là một quy luật vận động tương tục trong vòng xoay của tạo hóa.

Trong kinh Trung Bộ đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa”. Ngài cũng dạy, thân người khó được, Phật pháp khó nghe, hãy tinh tấn tu hành, thoát khỏi khổ đau, luân hồi sinh tử, làm lợi lạc chúng sinh. Ngày nay, thân ta đã được, Phật pháp đã nghe, chỉ duy nhất phụ thuộc nơi mình là có chịu tu hành, sống cuộc đời lương thiện, lợi mình lợi người hay không mà thôi!

Thực tập thiền quán về vô thường là một phương thức hữu hiệu giúp chúng ta nhận biết được bản chất sinh diệt của vạn hữu. Chúng ta cũng có thể tư duy về sự vô thường để hiểu rằng những khó khăn ta đang trải qua đều không phải là mãi mãi, tất cả đều sẽ qua đi. Quán vô thường có tác dụng rất hữu hiệu, giúp chúng ta đương đầu với những thăng trầm trong cuộc sống, biến cố trong cuộc đời, bế tắc trong tư tưởng, giúp ta hiểu rằng: Dù có cố gắng đến mức nào để nắm giữ hay níu kéo thì mọi thứ vẫn luôn luôn thay đổi. Từ đó, ta sống như thế nào cho phải lẽ, có giá trị, trưởng dưỡng và vun trồng hạnh phúc, an lạc nơi tự thân mỗi ngày.

Là người đệ tử Phật, chúng ta phải có sự hiểu biết và nhận thức vô thường là một quy luật vận động tương tục trong vòng xoay của tạo hóa. Vạn sự vạn vật, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình, nếu được sinh ra tất nhiên sẽ bị diệt đi. Có những thay đổi theo hướng tiêu cực sẽ làm chúng ta mệt mỏi, buồn chán. Nhưng cũng có những thay đổi mang tính tích cực sẽ làm thân tâm chúng ta vui vẻ, hạnh phúc. Hiểu được sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi, chúng ta sẽ buông bỏ sự bám víu, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Không ai thoát khỏi già chết, kể cả bậc Thánh nhân, vì thế phải sống hết mình, sống phải thật xứng đáng để khi nhắm mắt lìa đời ta khẽ nở một nụ cười. Cũng chính nhờ thái độ sống tích cực mà những sóng gió của cuộc đời sẽ không làm ta đau khổ. Nó sẽ giúp chúng ta cảm thấy tâm an nhiên, tĩnh lặng, trước sự biển đổi thịnh - suy, được - mất, hơn - thua, phải - trái… của một kiếp người giả tạm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Năm thứ báu khó có được ở đời

Kiến thức 20:22 18/03/2024

Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời.

Bước đầu học Phật: Cốt lỗi của đạo Phật

Kiến thức 13:00 18/03/2024

Chủ yếu đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau. Song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ. Trước phải giác ngộ nhiên hậu mới giải thoát, như nói “biết đúng mới làm đúng”.

Chỉ cần chân thật tu hành có thể vượt qua được cửa sinh tử

Kiến thức 09:30 18/03/2024

Tu hành thì hàng ngày phải giữ trạng thái quân bằng như cái cân vậy. Làm thế nào để quân bằng?

Thực tập đón nhận, chuyển hóa và trao truyền hạt giống của tổ tiên huyết thống

Kiến thức 08:00 17/03/2024

Con biết ơn chư vị tổ tiên huyết thống trong dòng chảy gia tộc đang có mặt trong con, đang yểm trợ con, đang đồng hành cùng con trên con đường chuyển hoá tươi đẹp này.

Xem thêm