Nhân mùa Phật đản, nhớ sư ông chùa Hương Hà Tĩnh tự chặt tay mình
Tháng tư mùa hạ - mùa Phật Đản lại về trong niềm hoan hỷ của những người con Phật, chúng ta cùng nhớ lại câu chuyện sư ông chùa Hương Hà Tĩnh kê cánh tay trái của mình lên đế hoa sen, năm ngón tay bắt “ấn quyết Tam Muội”, rồi thí phát nhục thân để minh chứng lòng ngay tâm thật trước Tam Bảo.
Đó là câu chuyện về Sư Kiệm. Được biết do duyên tu học từ nhiều đời, lên 3 tuổi, sư ông đã dùng riêng bát đũa, 7 tuổi đã ý thức thả cá chim phóng sinh. Sư ông sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em, cuộc sống gia đình thầy vất vả cơ cực nhưng ai cũng có ý chí vươn lên trong cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội. Sư ông sinh vào giờ Dần ngày 16 tháng 9 năm Tân Tị (1941) tại thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Sư ông chỉ học tới lớp 6 nhưng rất chăm chỉ, tinh thông sử sách, uyên thâm về lĩnh vực Hán học. Ban ngày sư đi làm đồng giúp bố mẹ, tối về sư ông dành thời gian học chữ và trì Kinh, niệm Phật.
Những người dân sinh ra và lớn lên trên quê hương Hà Tĩnh, nếu ai một lòng thành kính và sâu sắc thâm ân Tam Bảo thì không thể không biết tới Sư ông. Ngày tháng tu học Phật pháp của sư ông gắn liền với thời cuộc khó khăn những năm 60 của thế kỷ trước. Khi Phật giáo rơi vào giai đoạn bế tắc, thời đó có chính sách phá bỏ chùa chiền, các ngôi chùa, đền miếu bị đập phá, dỡ bỏ và các sư sãi phải hoàn tục, giờ chỉ còn lại những phế tích, dấu tích trên các địa danh đổ nát tan hoang của đa số những ngôi chùa tại địa phương.
Năm 16 tuổi, Phan Trọng Kiệm một mình tìm đường lên chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh xin ở lại tu hành. Ngôi chùa lúc đó hoang sơ, có một sư bà trụ trì ở đó và ban cho Phan Trọng Kiệm pháp danh là Thích Thiện Tuệ. Sau đó sư bà tuổi cao viên tịch thì Thầy Kiệm tu bổ, cải tạo lại ngôi chùa và hoằng dương Phật Pháp cho nhiều Phật tử trong vùng. Tháng 2/1989, sư ông lại chuyển về tu tập tại am dựng ở trên đất nhà anh trai cả kể từ đó tới nay.
Ngày 18/6/1979, với tâm nguyện cứu độ chúng sinh, sư ông quyết tâm thí phát nhục thân để cúng dường Tam Bảo. Suốt đêm hôm đó, sư ông một mình tụng kinh nơi chính điện chùa Hương Tích cho đến 3 giờ sáng.
Mấy năm sau, mọi người mở cánh tay (được gói trong mấy mảnh giấy xi măng) ra xem thì kinh ngạc nhận ra cánh tay vẫn nguyên vẹn, chỉ khô và cứng lại như gỗ, các ngón tay vẫn trong tư thế “ấn quyết Tam Muội”, da - thịt - gân chỉ hơi co lại, hoàn toàn không bị hủy hoại bởi thời gian.
Câu chuyện về cánh tay trái của Sư Kiệm khiến người người thấy kỳ lạ. Ai cũng tò mò bởi cánh tay ấy sau gần 40 năm đặt vào tháp lưu li, thờ phụng nơi điện Tam Bảo vẫn còn nguyên vẹn.
Cánh tay với năm ngón tay bắt “ấn quyết Tam Muội”, da, xương chỉ khô và cứng lại như gỗ chứ không bị phân hủy gì. Dần dần, Phật tử khắp nơi cùng ghé về tịnh thất của sư ông để nghe thuyết giảng kinh Phật và chiêm ngưỡng cánh tay trái thần kỳ. Mọi người gọi thầy Kiệm bằng cái tên trìu mến kính trọng “Ngài”.
Năm 2009, Sư ông bị xuất huyết não, dù chỉ nằm một chỗ ở giường bệnh, không đi lại được nhưng thần thái của thầy vẫn minh mẫn, da dẻ hồng hào, đầy khí chất năng lượng tinh anh trong gần 10 năm trời. Cho đến 11h30 trưa ngày 03/04/Mậu Tuất (17/05/2018), tại tịnh thất Bành Phong Giang, sư ông đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Xem thêm