Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/02/2016, 12:01 PM

Nhân ngày Xuân bàn về việc làm công đức và giữ Giới

Như trong Kinh Đại Tạng đức Phật nói đến người đúc tượng Phật, in Kinh Đại thừa tạo ra phức báo có thể được sinh lên cõi trời Đâu Suất một trăm lần hay nếu có sinh ở nhân gian cũng làm vua chúa, những người giầu có hơn người. 

Hôm nay tôi hoan hỷ hân hạnh được gặp mặt các quý thầy và các quý bạn đồng tu lần thứ hai tại chùa chùa An Phúc (Thủy Nguyên, Hải Phòng) để có dịp tâm sự với các quý vị về đề tại "làm công đức và giữ Giới" một đề tài rất quan trọng của người tu hành cả xuất gia và tại gia.

Trong các buổi nói chuyện ở Thủy nguyên Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh và Nghệ An có nhiều người đã hỏi tôi câu hỏi rất có ý nghĩa này. Tôi đã có trả lời nhưng chưa nói là hoàn thiện. Nay nhân qua câu hỏi của Phật tử Trang Minh Nguyễn hỏi: 


- Xin Thầy giảng cho chúng con hiểu công đức vô lậu, và công đức hữu lậu.

Tôi xin trao đổi một lần nữa về vấn đề này. 
   
Trước tiên tôi xin nói về vấn đề làm Công đức.   

1- Thế nào là việc làm công đức vô lậu và công đức hữu lậu.
     
Các bạn đồng tu thân mến! 
   
Trước tiên các bạn cần hiểu hai từ “Hữu” và “Vô”.
   
Hữu: là từ Hán Việt, nghĩa là có. Vô: nghĩa ngược lại của có tức là không.
   
Lậu: tức là bẩn, không chính đáng, không rốt ráo. 

Ví dụ: Người đời thường khi ai buôn bán kiếm lời không chính đáng thì gọi là “buôn lậu.” 
       
Hay trong Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, đức Phật nói đến hàng Bồ tát đã “lậu tận”, tức là người tu hành đã diệt trừ hết phiền não, tâm thanh tịnh những cấu uế, phiền não đã diệt hết. 
   
Công đức hữu-lậu: tức là làm có tính toán thiệt hơn, làm công đức còn nghĩ đến người ta đền đáp mình, trả ơn mình, hay làm để cầu phúc đời sau được hưởng lợi là giầu có. 

Công đức vô-lậu: tức là người làm công đức không có tính toán vụ lợi cho riêng mình, chẳng cần biết người nhận sự cúng dường là ai, tất cả những gì làm được đều hồi hướng cho tất cả pháp-giới chúng sinh, cho sự nghiệp giải thoát sinh-tử luân-hồi, tu hành không chỉ tự độ mình mà còn độ người. Đó là do có tâm Bồ Đề, tâm Đại thừa vì chúng sinh mà hiến thân cho sự nghiệp Phật đạo vì độ thoát chúng sinh. Tu hành làm công đức là để cầu thân báo chứ không cầu phước báo. 
 
Tại chùa Lưu Kiếm (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cách đây mấy năm khi quý thầy và Phật-tử mời tôi về để tham gia làm lễ bắc nóc ngôi chùa này. Tôi đã nói về câu chuyện của 33 người thôn nữ đời Phật Ca Diếp còn tại thế đã làm việc công đức tu bổ lại ngôi chùa bị sụp đổ nhiều tượng Phật bị đổ nằm lăn nóc trong mưa nắng. Người phụ nữ vị đàn Việt trước cảnh đó đau xót đã đi kêu gọi mọi người chung ta tham gia để xây dựng lại ngôi chùa này, đặt lại tượng Phật Ca Diếp ở giữa ngôi chùa thờ cúng. Chính vì vậy, khi mãn báo thân, vị Đàn Việt được hưởng phước báo sinh lên cõi trời Đâu-Suất, chuyển từ thân nữ sang thân nam, được phong làm vị vua của Tam Thập Tam Thiên tức là Hoàng Hoàng Đại Đế. Còn 32 người nữ cùng tham gia thì trở thành 32 vị vua cai quản ở bốn phía quanh cõi trời của Ngọc Hoàng, thành ra 33 vị vua của 33 cõi trời hiện nay. 
     
Nhưng tôi xin nhắc lại cuộc đối thoại của Sơ Tổ thiền tông Bồ Đề Đạt Ma và Lương Võ Đế về vấn đề công đức và phước đức mà chúng tôi đã trình với quý thính giả, như sau:

Lương Võ Đế hỏi:
   
– Từ khi lên ngôi, trẫm đã xây chùa, chép kinh, độ tăng nhiều vô số kể, vậy có công đức gì không?

Ngài Ðạt-Ma đáp:

– Ðều không có công đức.

Vua hỏi lại :

– Tại sao không có công đức?

Ngài đáp:

– Xây chùa, chép Kinh, độ Tăng là tạo nhân hữu-lậu, chỉ được hưởng thiện quả nơi cõi Trời, cõi người, quả theo nhân như bóng theo hình, là phước đức, không phải công đức. Công đức là do tu hành, trí rỗng rang, tâm sáng suốt, từ nơi bản tánh, không do nơi công nghiệp thế gian.
     
Như thế, làm việc thiện là phước đức, là tạo nhân lành, sẽ trổ thành quả phước trong đời này hay đời tiếp theo nhưng vẫn trong vòng sinh-tử đâu có công năng giải thoát? 
   
Còn phát Bồ Đề Tâm là công đức không cầu lợi ích riêng mình, tu hành, có công năng giải thoát kiếp người ra khỏi dòng nghiệp lực triền miên của sinh-tử luân-hồi thành Bồ Tát, thành Phật để rồi hóa độ chúng sinh cũng được như mình. Cho nên người tu hành là cầu thân-báo chứ không cầu phước báo. Trong Kinh Phật nói: “Vạn Pháp do tâm tưởng sinh” , tất cả là từ cái tâm này mà ra. 

Thí dụ: Như cùng một việc xây chùa, xây pháp đường nhưng xây ra với cái tâm lấy đây là pháp đường, làm nơi để mọi người về nghe giáo lý Kinh điển của Phật, để hoằng dương Phật pháp thì đó lại không phải là công đức hữu-lậu mà là việc làm công đức Vô Lậu. 

Vì sao? Vì có Pháp đường, nhiều người đến đó học tập Kinh điển giáo lý nhà Phật. Chúng ta thử nghĩ xem, trong hàng ngàn người đến Pháp đừng tu học giáo lý Kinh điển Phật chỉ cần một vài người tu do đến học mà giác ngộ, lại tinh tấn tu hành thành Bồ Tát, thành Phật thì công đức ta bỏ ra là Vô lậu chứ không phải là hữu lậu.

Như thế, cái quan trọng chính là tâm khởi ra ban đầu của người làm công đức mới quyết định, mới có ý nghĩa là hữu lậu hay vô lậu. Cái tâm làm công đức in Kinh, dựng pháp đường với tâm Bồ Đề lợi mình, lợi người thì đó chính là công đức Vô Lậu. Công đức ấy như Phật nói không có gì có thể đong lường được.

Người đời mới có câu: “Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời”. Ba đời ở đây ý nói là quá-khứ, hiện-tại và tương-lai.

Trong nhân gian có câu chuyện Cây Khế, con chim quý ăn một quả khế trả một cục vàng và câu chuyện “Bà Lão Đánh Cá và Con Cá vàng.”

Những câu chuyện ngụ ngôn này ngụ ý nói đến một đạo lý ở đời là người ta làm công đức một phần sẽ được đền đáp lại trăm ngàn lần, còn người không biết tu tâm tích đức, lại tham lam, bỏ xẻn thì từ một người được có phước báo, giầu có, nhưng rồi dần lại trờ về thân nghèo, về với cái máng lợn khi xưa. Đó là câu chuyện rất có ý nghĩa mà trong đạo Phật gọi đây là lý Nhân Quả. 

Như trong Kinh Đại Tạng đức Phật nói đến người đúc tượng Phật, in Kinh Đại thừa tạo ra phức báo có thể được sinh lên cõi trời Đâu Suất một trăm lần hay nếu có sinh ở nhân gian cũng làm vua chúa, những người giầu có hơn người. 

Các bạn đồng tu thân mến ! 

Chúng ta cũng phải nên biết! Cũng có tình trạng ngay cả người tu xuất-gia lẫn tại-gia mà không tinh tấn giữ giới luật, không ăn chay niệm Phật, tụng trì Kinh chú thì các vị Hộ Pháp sẽ dời thân, những người này sẽ bị ma, quỷ chướng ngại tấn công trước tiên và tạp khí phiền não lại dấy khởi trở thành người không còn được như xưa, thối thất tâm Bồ-Đề ban đầu, việc đáng làm không làm lại đi làm những việc buông lung. Tại sao vậy? Vì Ma Quỷ thấy một người tu hành thành tựu là nó lo mất đi một người mà nó muốn lôi kéo làm tay sai hầu hạ chúng. Cho nên, nó tim mọi cách tấn công, phá hoại, nếu ta không tinh tấn, kiên định, giữ giới thì bị chúng thu phục lôi kéo lúc nào không biết. Cuối cùng lại một đời tu hành uổng phí, thậm chí còn đọa vào đường ác. Thật là uổng phí một đời được sinh lại làm người. Được sinh ra làm người, có hoàn cảnh tốt như hiện nay là điều rất hiếm, khó có thể lập lại. 

Người ta có câu: "Phúc bất trụng lai, họa vô đớn chí". 

Có nghĩa là:

"Phúc ít có hai lần đến, họa thì đến liên tục dù mình không muốn."

Vì thế, dù ai đó hiện nay khi ta có cuộc sống hoàn cảnh tốt đẹp hơn người như hiện nay mà không biết giữ gìn tu tâm tích đức, tụng Kinh niệm Phật, giữ giới, lại thối tất tâm Bồ Đề thì chắc chắn, phước báo sẽ đần dần mất hết, con đường chông gai lại sẽ bước vào. Một đời sống khác sẽ lại thay vào, mà cuộc sống này không bao giờ đẹp như những ngày đã qua. Cho nên, chúng ta phải luôn giữ cho tâm kiên định và phải giữ giới. Trong nhà Phật gọi đó là vào Thiền định. Chúng ta phải biết liên tục làm công đức như người ta muốn cây trổ quả, đâm bông cho ta hưởng thì phải biết vun gốc bón phân, nhổ cỏ tưới tắm ngày ngày. Nhà Phật gọi việc làm như thế là: “vun phước điền, gốc lành”. Đây là những giáo lý vô cùng quan trọng mà người tu hành phải biết. Cho nên Phật nói: " Được làm thân người rất khó, nhưng giữ được thân này lại càng khó hơn!".

Trong thực tế cuộc sống có biết bao người giầu có, lại có chức quyền hay người xuất-gia tu hành ở chùa lớn mà không giữ giới, không tu tâm kiến tánh, không tu hành thì chỉ bao nhiêu phước báo dần mất đi mắt này nhìn thấy đau xót mà không thể giữ lại được, lụi bại rồi cuối cùng đời sau rất là khổ sở, đầu thai vào gia đình nghèo khó, chẳng có sự nghiệp là vì như vậy. 

Với người tu hành, có người không giữ giới, chẳng tụng Kinh niệm Phật, chẳng hoằng dương Phật pháp, chỉ ham của cúng dường của tín chủ thì đời này làm Hòa thượng, Pháp sư, đời sau làm chú tiểu, Ni cô, đời sau chẳng còn tu hành nữa mà lại thành người phàm nghèo khổ, đói rách. Tại sao vậy? Vì khi không giữ giới thì các vị Hộ pháp sẽ dời thân, ma quỷ sẽ thừa cơ mà kéo đến, lôi kéo làm cho anh rơi vào thế giới ma quỷ. 

Nếu anh giữ giới thì được các chư vị Phật., chư đại Bồ Tát, chư Thiên Thàn, Thánh và các vị Hộ Pháp hết long ủng hộ, bảo vệ che chở cho. Vì thế, tu hành luôn luôn thuận lợi và mau chóng thành tựu.  Đó cũng là do đạo lý này.

Nơi Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy: “Này thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm là khởi Tâm Đại Bi cứu độ tất cả chúng sinh”. 

Phát Bồ Đề Tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện là lời thệ của Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài còn là vị Bồ Tát. Ngài thệ rằng:

“Chúng sinh vô cùng, thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô-lượng, thệ nguyện học
Phật đạo Vô-Thượng, thệ nguyện thành”.

Người an trụ trong Bồ Đề Tâm (tức là vào Thiền Định kiên cố) mới hợp với tâm lượng, y báo, chính báo của Phật A Di Đà, nên mới có cảm ứng đạo giao mà khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, người không có tâm này thì tức là không có duyên với Ngài và với Tây phương Cực Lạc nên niệm Phật khó được thành tựu.

Nhân Tết 2016 đang tới, tôi xin chúc các bạn một năm mới thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, Đạo hạnh tăng tiến.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Hộ Pháp Chư tôn Bồ Tát, tác đại chúng minh.
  
Ngày 28 tháng Chạp năm 2015 (Âm lịch)

Cư sĩ Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm