Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/07/2021, 10:12 AM

Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật

Chư Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh mà thuyết pháp. Căn cơ của chúng sanh có khác, nên Pháp của Phật cũng có những mức độ khác nhau.

Đối với những ai chỉ mong được hưởng phước thế gian, hoặc trong cõi trời, thì Phật dạy về Nhân thừa và Thiên thừa. Đối với những ai cầu được giải thoát khỏi sự sống chết, thì Phật dạy về Thanh Văn hoặc Duyên Giác. Riêng đối với những người có lòng từ bi bao la, mong muốn tế độ chúng sanh đồng thành Phật, thì Phật dạy về Bồ Tát thừa, tức là Đại Thừa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dù là tùy theo căn cơ mà giảng pháp, bản nguyện của Đức Thế Tôn vẫn là muốn cho khắp cả chúng sanh đều thành Phật Đạo. Đức Phật chia ra làm năm thừa chỉ là chỉ dạy cho chúng sanh từng bước, từ thấp đến cao để đi đến chỗ viên mãn: thành Phật đạo. 

Thanh Văn là những người nghe hiểu Phật pháp. Thấy sự vật qua lăng kính đau khổ nên quyết chí tu hành theo Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) mà chứng quả. Tứ Đế là đạo lý căn bản của hàng Thanh Văn, đồng thời cũng là cơ sở của các đạo lý khác trong đạo Phật. Hàng Thanh Văn biết rằng tiếp tục luân hồi là khổ, nên hết tâm cầu đạo giải thoát. Hàng Thanh Văn hiểu rằng khổ tạo bởi nghiệp và nếu siêng năng tu tập thì có thể giải trừ.

Đức Phật tĩnh trụ 49 ngày sau khi thành đạo

Duyên Giác thừa là những bậc tu hành nhìn thấy hoa rơi, lá rụng mà nghĩ đến cái vô thường của vạn vật. Các ngài quyết chí tu hành theo pháp quán sát 12 nhơn duyên, phăng lần từ vô minh đến sinh tử diệt, rồi phăng ngược trở ra để được giải thoát. Phép nầy chủ yếu quán sát tất cả sự vật cho đến luân hồi, đều do nhân duyên hội họp lại thì gọi là sanh, nhân duyên tan rã thì gọi là diệt, sự thật vốn không có cái gì sanh, mà cũng không có cái gì diệt cả. Thí dụ tờ giấy là một hợp nhất của nhiều thứ từ cây thông ở rừng, người đốn thông, người chở thông về nhà máy, người thợ, hóa chất... Nếu thiếu một trong những thứ ấy thì làm gì có được tờ giấy. Quán sát như thế, thì nhận rõ được các tướng của sự vật đều giả dối, không thật, theo duyên mà khởi, rồi cũng theo duyên mà thay đổi, không có gì là chắc là thật cả. Các ngài thấy rằng nếu vô minh diệt thì hành diệt; hành diệt thì thức diệt; thức diệt thì danh sắc diệt; danh sắc diệt thì lục nhập diệt; lục nhập diệt thì xúc diệt; xúc diệt thì thọ diệt; thọ diệt thì ái diệt; ái diệt thì thủ diệt; thủ diệt thì hữu diệt; hữu diệt thì sanh diệt; sanh diệt thì lão, tử, ưu, bi, khổ não đều diệt. Như thế ta thấy rằng 12 nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu nầy đến khâu khác, đời này đến đời khác. Đầu dây mối nhợ của cái dây chuyền nầy là vô minh; vậy thì hãy chặt đứt cái móc vô minh đi thì dây chuyền tự nhiên tan rã.

Bồ Tát thừa tức là đường tu của các vị Bồ Tát, nhằm tự giác, giác tha, đến giác hạnh viên mãn và thành Phật Đạo. Bồ Tát nhìn sự vật tánh không, tất cả sự vật đều do các duyên tương trợ lẫn nhau mà sanh khởi, nên không có thực thể. Chính vì thấy cái không có thực thể đó mà chư Bồ Tát đã thực hành hạnh "không chấp." Không chấp của cải của mình nên đem bố thí; không chấp thân tâm nên diệt được tham, sân, si; không chấp cái ta nên nhẫn nhục chịu đựng mà không thấy khổ... Các ngài sở dĩ có đủ trí huệ để đạt được chân lý vì các ngài luôn tinh tấn, không giải đãi, không dần dà làm việc thiện và tạo cho mình cái tâm an trụ. Đi đôi với những công hạnh giác tha, nghĩa là hiện ra nhiều thân trong các loài để hóa độ chúng sanh. Chỉ khi nào công hạnh giác tha được viên mãn thì công hạnh tự giác mới thật sự viên mãn.

Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn hiện thân trong cuộc đời dưới mọi dạng hình

Phật nhìn "chơn không hiện hữu," nghĩa là Phật nhìn các tánh, pháp hay sự vật từ xưa đến giờ tự nó nó vắng lặng, tự nó nó tỉnh. Chính những yếu tố bên ngoài, tức là những cái duyên đã làm cho vật thể trở nên động. Thí dụ như không khí tự nó nó rất tỉnh, nếu không có sự thay đổi nhiệt độ thì làm gì có gió. Nước biển tự nó nó lặng, nếu không có gió thì làm gì có sóng... Giống như con người vậy, thí dụ như mình đang ăn, có ai đến bảo sao anh, chị ăn hỗn, sao anh hoặc chị ăn đồ thừa đồ cặn. Ta đâm ra sân si mà chửi rủa thì quả thật giống như biển dậy sóng. Cái việc người ta bảo mình ăn hỗn hoặc ăn thừa, ăn cặn tự nó nó như nước vậy, nếu ta không vì sân si mà chửi rủa, mà khởi gió thì nước vẫn là nước chứ làm gì có sóng.

Tóm lại muốn hiểu thấu cái vắng lặng của các pháp, ta hãy nhìn chư pháp bằng cái nhìn của Phật: "Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng." Chính Đức Thế Tôn đã khẳng định con người ta cũng thế, tánh cũng vắng lặng. Tuy nhiên những cái duyên từ bên ngoài sẽ có khả năng biến con người thành Bồ Tát hoặc thành quỷ dạ xoa. Ấy là do mình tự chọn lấy. 

Trích "Đạo Phật trong đời sống" - Thiện Phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm