Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn hiện thân trong cuộc đời dưới mọi dạng hình
Là người thì ai cũng giống như ai, nhưng trong chúng ta, có người ở trạng thái cùng cực khổ đau là đang sống trong địa ngục. Có người mà cuộc sống bị thiếu thốn tất cả, là ngạ quỷ. Có người giàu sang sung sướng, quyền thế là đang ở thiên đường.
Tri ân và báo ân Đức Phật thế nào mới trọn vẹn?
Và trên thiên đường chia làm hai, một là thế giới A-tu-la giàu có, quyền thế, nhưng tánh tình nóng nảy, hung dữ. Người giàu có quyền thế, nhưng hiền lành là chư Thiên. Tuy nhiên, chư Thiên hưởng hết phước cũng bị đọa, còn A-tu-la bị đọa nhanh hơn.
Trong loài người chúng ta có đủ các loài của sáu đường sanh tử, kể cả bốn Thánh cũng có đủ. Bốn Thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật. Thật vậy, khi Phật hiện ra đời, ngài cũng hiện thân làm người tu thành Phật là Thích Ca Mâu Ni. Và các vị Bồ-tát thương nhân gian, cứu khổ ban vui như Quan Âm, gọi là Bồ-tát nhân gian.
Bồ-tát có uy đức vô song như Quan Âm lại hiện đủ các loại hình, nhưng làm sao chúng ta nhận ra được họ là Bồ-tát. Như ngài Hư Vân từ Phổ Đà sơn mà ngài lạy Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi, lạy cho đến Ngũ Đài sơn. Ngài tin và đi tìm Bồ-tát Văn Thù, nên từng bước chân đi, ngài nghĩ về Văn Thù mà lạy, nhưng đến núi, cũng không thấy Văn Thù; vì Bồ-tát Văn Thù ở trong nhân gian cứu chúng ta. Ngài suy nghiệm lại, mới nói Bồ-tát Văn Thù là lão già ăn mày Vân Cát đã cứu giúp ngài nhiều lần.
Trên bước đường tu, ta coi trong đời chúng ta có Bồ-tát cứu hay không. Riêng thầy, nghiệm lại thấy mỗi khi gặp hoạn nạn, khó khăn, nguy hiểm, có người giúp thầy, thì đó là Bồ-tát Quan Âm, vì lúc đó thầy nghĩ đến Quan Âm. Chẳng hạn như người chấp pháp (là người hỏi cung) rất dữ, nhưng lại hiền với thầy. Người ác gặp người hiền, thì họ hiền, hay chúng ta thấy họ hiền.
Ngài Hư Vân nhận ra lão già ăn mày luôn luôn xuất hiện đúng lúc mà ngài cần, để gánh đồ cho ngài, nấu nướng, giặt giũ cho ngài, khi ngài bệnh hoạn. Ngài nghiệm lại thấy nhờ lão ăn mày, hay nhờ Bồ-tát hiện thân lại giúp ngài vượt khó khăn, được an lành.
Nếu chúng ta có nhân duyên với Bồ-tát và nhờ có căn lành, chúng ta nghĩ về vị Bồ-tát nào, thì họ xuất hiện dưới nhiều loại hình khác nhau để cứu giúp mình.
Trên đường đi, ngài Hư Vân đến ngôi chùa cuối cùng và gặp một ông thầy khó tánh, nói một câu làm ngài cảm thấy đau rằng ông đi tu mà còn muốn giàu sang, sung sướng, sao không về nhà hưởng. Ông tu mà có người nấu ăn, giặt giũ hay sao. Tôi cho ông nghỉ một đêm ở chùa thôi, còn lão thị giả này đi đi, không được ở lại!
Vì vậy, lão ăn mày nói với ngài rằng từ đây lên Ngũ Đài sơn không còn xa, nhưng Hòa thượng cũng khỏe rồi, Hòa thượng ráng đi. Tôi còn việc phải về và ngài sẽ gặp người gánh hành lý giùm lên núi.
Ngài Hư Vân mới nghĩ lão ăn mày này kỳ lạ, nếu là ăn mày thiệt thì hung ác, tham lam, nhưng ông này bị mắng, bị đuổi đi mà vẫn thanh thản. Nếu gặp người ăn mày như vậy, chúng ta phải xét coi họ có phải là ăn mày thiệt hay không. Nhưng cần lưu ý, không phải tất cả ăn mày là Bồ-tát. Bồ-tát hiện thân, không phải ăn mày thiệt, nếu chúng ta nổi nóng, khi dể, thì Bồ-tát không cứu chúng ta.
Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?
Ngài Hư Vân nghĩ rằng nếu mình sống đầy đủ tiện nghi, làm sao đắc đạo, nên ngài cho tiền lão ăn mày, bảo thuê khách sạn ngủ, nhưng ông từ chối, không nhận tiền. Lão nói Hòa thượng nghỉ đi, sẽ có người giúp, đừng lo.
Sáng hôm sau, ngài nghĩ chắc là vị nào đó hiện thân cứu mình, nên ngài đi tìm các nhà trọ xem có ông già ở hay không, nhưng tìm không thấy. Và ngài tiếp tục đi. Đúng như ông ăn mày nói, trên đường đi, ngài gặp ông quan ngừng xe lại, hỏi Hòa thượng đi đâu. Ngài nói tôi lên Ngũ Đài sơn. Ông quan nói tôi cũng tiện đường lên đó, để tôi mang hành lý cho ngài. Ngài cứ ba bước lạy một lạy. Đây là vị Bồ-tát hiện thân vào cuộc đời, không phải hiện thân làm ăn mày, nhưng hiện thân làm vua chúa, tể quan để giúp chúng ta tu hành, trùng hưng Phật đạo.
Phật ở trong nhân gian chỉ có Đức Thích Ca, còn các vị Bồ-tát xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi chúng ta biết, nhận ra họ là Bồ-tát, thì họ không để chúng ta gặp lại, giữ lại. Đó là kinh nghiệm tu mà thầy nghiệm ra.
Dưới Bồ-tát là Bích chi Phật, A-la-hán. Các ngài đắc đạo, nhưng tái sanh vào loài người, nên chúng ta nhận ra được. Phật, Bồ-tát, Thánh Tăng hiện thân lại, mang thân phàm phu, cũng có cha mẹ bình thường, cũng ăn uống, làm việc, nhưng cốt lõi bên trong của các ngài khác, tâm hồn bên trong khác. Đời trước, các ngài tu đến vị trí này rồi và tiếp tục tái sanh, mang thân người, nhưng người này khác với người thế gian.
Điển hình như Hòa thượng Hư Vân, cuộc đời ngài đầy hoạn nạn, nhưng được Bồ-tát hiện thân cứu giúp. Lúc 100 tuổi, ngài ra Hồng Kông làm lễ. Phật tử thỉnh ngài ở lại, đừng về trong đó nguy hiểm (Lúc đó, Mao Trạch Đông lên nắm quyền). Người ta muốn ra, mà không được.
Ngài đáp rằng tôi ở đây được, nhưng còn mấy vạn Tăng Ni ở nội địa sẽ ra sao. Tôi phải về đó để giúp đỡ họ. Điều này cho chúng ta xác định rằng ngài là Bồ-tát.
Thật vậy, ai cũng muốn ở chỗ an lành, nhưng ngài không ở chỗ an lành, mà vào chỗ nguy hiểm để cứu người. Ngài có tâm lượng của Bồ-tát, nên thích hợp với Bồ-tát, Bồ-tát mới giúp ngài.
Nếu tâm Bồ-tát của chúng ta phát lên, chúng ta mới gặp được những việc bất khả tư nghì. Mình nghĩ là khổ, nhưng không khổ, nghĩ chết, nhưng không chết.
Ngài Hư Vân sống đến 120 tuổi, là vị Bồ-tát hiện thân làm người, chứ người phàm, chắc chắn không làm được như ngài. Cha ngài làm quan, ngài là con một, lại bỏ nhà trốn đi tu. Người thường đều muốn được học hành, có nhiều tiền, làm quan, đó là con đường đi lên theo thế nhân. Không muốn theo con đường này là Hiền thánh. Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, hàng Tam thừa giáo, lòng họ không thích hưởng thụ theo thế gian.
Các Phật tử phát tâm tu Đại thừa, hay Bồ-tát đạo, coi mình có phải phát tâm Bồ-đề hay không, thiệt là Bồ-tát hay không. Nếu thiệt là Bồ-tát thì tất cả mọi việc trên cuộc đời, mình không màng, nhưng nghĩ thương người, giúp đời, cứu người.
Ta biết họ là Bồ-tát, vì họ có cuộc sống an ổn, nhưng thấy người khổ, họ phát tâm dấn thân vào để giúp đỡ.
Hàng Duyên giác chứng quả và tái sanh làm người, tiếp tục tu lên. Họ thông minh tuyệt vời, nghĩa là nghiệp thế gian tương đối trả rồi, nên họ thông minh đến mức độ biết được những điều mà người khác không thể biết. Vì hàng Duyên giác đã quán sát tận cùng các pháp, thấy chân lý rồi, nên có tầm nhìn xa. Dù làm vua làm tướng cũng chết, nhưng sau khi chết, không biết về đâu. Trong khi Duyên giác làm người có được những ưu thế hơn, vì nhiều kiếp tu hành, không sát sanh hại mạng, nên đời này không bệnh hoạn. Nhiều kiếp không lường gạt, trộm cắp, nên đời này không nghèo đói. Nhiều kiếp không dâm dục, nên đời này không hôi dơ, xấu xí. Được như vậy, họ lấy ưu thế này để tu lên.
Thực tế cho thấy người khác muốn tu, nhưng bệnh hoài, không tu được, nên mình có sức khỏe tốt thì ráng tu. Thầy thấy Hòa thượng Trí Thủ lúc ra miền Bắc họp, trời lạnh, nên ngài bị cảm. Vậy mà 3 giờ khuya, Hòa thượng vẫn thức dậy tụng kinh, vừa lạy Phật, vừa lau mũi. Thầy nói Hòa thượng bệnh thì nghỉ, ngày mai lạy cũng được.
Thầy cũng mệt, muốn nghỉ, nhưng Hòa thượng lớn tuổi không nghỉ, làm sao mình nghỉ. Hòa thượng nói tôi già, nhưng còn lạy Phật được, bây giờ không lạy, mai mốt yếu nữa, không lạy Phật được. Bồ-tát cứu mình, giúp mình là ở điểm này. Nhờ nghe Hòa thượng dạy như vậy, nghĩa là ngài nhắc nhở thầy còn trẻ, nếu không siêng năng lạy Phật, đến lúc già, muốn lạy cũng không được.
Tuy Hòa thượng không nói ra, nhưng mình thấy người khác chết, hoặc ốm đau, mình sợ, nên ráng lo tu. Vì vậy, các Bồ-tát, thiện tri thức hiện ra giúp chúng ta, mà chúng ta tự phấn đấu.
Hàng Bích chi Phật thông minh, nhưng không bị thế gian làm ô nhiễm, không thích việc đời. Trong khi ai cũng ham tiền, ham danh, ham ăn mặc, ngủ nghỉ, giàu sang, nhưng người có đầy đủ những thứ này, lại bỏ đi tu, tìm đường giải thoát. Đối với người như vậy, phải coi họ là Bồ-tát, hay đời trước, họ đắc Thánh quả, vô nhiễm, đời này họ tiếp tục tu, nên tiến nhanh hơn mình.
Kế đến là Thanh văn, có bốn cấp khác nhau: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Nếu chứng Tu-đà-hoàn, còn bảy lần sanh tử, là tái sanh bảy lần mới đắc Thánh quả. Vì vậy, họ tái sanh làm người, nhưng hơn mình là họ bất nhiễm thế gian, thường tu phạm hạnh. Trên bước đường tu, chúng ta tìm thiện tri thức làm thầy để chúng ta theo là tìm người như vậy, tức không nhiễm chuyện thế gian.
Đắc Sơ quả, họ không bị tình cảm, thiên nhiên chi phối, nghĩa là họ không sợ đói, khát, nóng, lạnh. Họ sống bình thường, nhưng khỏe mạnh. Mình chưa tới vị trí này mà bắt chước, coi chừng nguy hiểm. Vì họ đã tu đến giai đoạn này, nên từ đây, họ tu lên rất dễ.
Thầy còn nhớ lúc ở Nhật, thấy các thầy lên núi tu Thiền. Thầy cũng bắt chước làm theo, vì nghĩ họ lên núi được, mình còn trẻ, còn khỏe, sao không làm. Nhưng qua thử thách này, lên núi rồi, mới biết ai là Tu-đà-hoàn thiệt, ai giả. Người đắc Sơ quả thiệt, thì lên núi lạnh, họ cởi áo, ngồi Thiền chịu lạnh được, vì đúng là họ không sợ lạnh thiệt, tức tâm họ thanh tịnh và thân họ cũng chịu được lạnh, nên thực tập pháp tu là họ đạt kết quả liền.
Còn thầy mới cởi áo, bắt đầu hắt hơi, nước mũi chảy ra. Thiền sư bảo thầy rằng con chưa tới chỗ này. Có thể thân mình chưa tới, kết cấu cơ thể mình chưa tới, mà ráng tu pháp này là bệnh liền, chết liền, nên phải về tập lại.
Phật nói tới quả Dự lưu (Sơ quả) thì không bị đọa, vì tâm hồn không còn buồn giận, lo sợ và có thể nhịn đói một ngày và không cần uống nước, nhịn đói một tuần cũng không sao, ngồi thiền chịu lạnh được. Người đạt quả Dự lưu tái sanh, tâm hồn họ luôn an vui, giải thoát, khỏe mạnh. Không phải người khác làm được là mình làm được. Mình chưa làm được là họ hơn mình một bậc, có thể nương tựa họ để học.
Quả Tu-đà-hoàn thấp nhất mà chưa đạt, là mới tập sự thôi, nên mình phải trở lại từ cơ bản để tu. Trong kinh Nguyên thủy, Phật dạy từ người thường tu đến Sơ quả. Tất cả là phàm phu, nhưng là sơ tâm phải đi theo lộ trình này. Ban đầu, phải tu Tứ niệm xứ quán, ngồi quán tưởng thân mình là gì, mối quan hệ của chúng ta với xã hội và trời đất như thế nào, để mình lần tháo gỡ, không vướng mắc, để tâm giải thoát và thân nhẹ nhàng.
Chưa tu, ăn từ sáng đến tối, ăn nhiều, bị béo phì, phải lóc mỡ, rồi lại ăn. Nay tu, biết con đường này không tốt. Vì vậy, trên bước đường tu, phải tập điều hòa ăn uống. Thấy người nhịn, mình bắt chước được không. Phật nhịn cả tháng được. Nhịn một buổi chiều không nổi, tự biết mình là phàm phu 100%, nên phải cải tạo từng bước.
Đầu tiên, cải tạo ăn uống. Mới tu, tập ăn chay. Thực tập ăn chay, ta quán tưởng thân này là nghĩa địa chôn biết bao nhiêu sanh linh thù oán, nên gặp lại, nó thấy mình là muốn đòi mạng.
Tu tập, cải táng từ nghĩa địa biến thành vườn hoa. Từ thân ô uế chuyển thành thân tướng giải thoát của vị Thánh.
Ai ở thành phố Hồ Chí Minh, năm mươi năm trước, đi đâu cũng thấy nghĩa địa. Bước ra ngay đường Điện Biên Phủ, có nghĩa địa lớn Mạc Đỉnh Chi. Đi Cách Mạng Tháng Tám, lên khỏi Chí Hòa, có nghĩa địa Đô Thành. Thầy đi tới Vạn Hạnh cũng thấy nghĩa địa. Bây giờ, các nghĩa địa này được cải táng hết rồi.
Tu tập, quán tưởng thân này giống nghĩa địa đã chôn biết bao sanh linh từ bao đời, nên phải cải táng. Vì vậy, nó thấy mình tự nhiên ghét liền, muốn hại liền, là biết oan gia đòi mạng. Phải tập ăn chay, hay siêu độ cho những oan hồn theo đòi mạng.
Về vật chất và tâm linh đều cải táng, nên nghiệp mòn lần. Tu đúng, khỏe mạnh và hiền ra, là từ phàm phu đi lên phải có kết quả như vậy. Đối với hạng người này hỏi Phật pháp cao siêu, thì Ngài không dạy, bảo họ phải lo cải táng cái thân nghĩa địa trở thành vườn hoa, không thể làm khác.
Thấy người thông minh, khỏe mạnh, giàu có, hơn mình, thì mình phải tập tu, đi lên từ phàm phu. Pháp Phật dạy cho hàng Thanh văn bắt đầu từ chỗ này.
Thật vậy, từ Bồ Đề Đạo Tràng, Phật đến Lộc Uyển, nói cho năm anh em Kiều Trần Như pháp này, vì họ muốn chứng Niết-bàn, ra khỏi sinh tử, nhưng không được. Phật dạy pháp căn bản là Thiền Tứ niệm xứ và tu tập pháp này thuần rồi, Ngài mới nói pháp khác, làm cho tâm hồn trong sạch trong cơ thể khỏe mạnh. Thân và tâm luôn đi đôi và ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Khi tâm đau khổ sẽ tác động khiến cho thân bệnh hoạn và ngược lại, thân bị bệnh thì tâm sẽ buồn khổ. Vì vậy, phải điều chỉnh cho thân tâm cùng khỏe.
Và tiến lên một bậc, cơ thể không còn đòi hỏi, chúng ta nhẹ lần, ăn gì cũng được. Trước đó, ăn chay khó quá, chờ tối, kiếm cái gì ăn cho dễ chịu. Ăn tối là bệnh, ăn chay không được thì thôi. Thà ban ngày ăn mặn, tối ăn chay vẫn tốt hơn. Phật không cho ăn chiều, ăn tối, nhưng nếu quý vị chờ tối, kiếm đồ mặn ăn thì đáng sợ. Phật nói quỷ ăn đêm. Ban ngày mình theo Phật, tối theo quỷ ma, coi chừng ma quỷ kéo chúng ta. Chiều tập ăn nhẹ, lần lần cơ thể sẽ quen và khỏe, là tu Thanh văn. Phật dạy cho đến bao giờ, các thầy tiến bộ được, là ăn một bữa, không đói và hai, ba ngày không ăn cũng không sao.
Vì sao đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?
Phật dạy Kiều Trần Như pháp chủ yếu, đắc quả A-la-hán là quả vị cao nhất, mà loài người chúng ta thực tập đến đây là thành Thánh. Và khi cơ thể cải táng, giải được oan trái đeo bám, nợ sạch rồi, mới có điều kiện đi sâu hơn là Tu-đà-hoàn không còn lệ thuộc tình cảm, thiên nhiên, không lệ thuộc bất cứ cái gì trên cuộc đời. Họ ở đâu cũng không bị lệ thuộc, vì tâm hồn và cơ thể đã không lệ thuộc, nên họ sống trong Thiền định. Tu chứng được một phần Pháp thân như vậy, họ ở trạng thái Ly sanh hỷ lạc, tức có nguồn vui bên trong cho chính mình, gọi là tự thọ dụng thân, không bị ăn uống chi phối. Họ được tự do, tự tại, độc lập.
Còn chúng ta là phàm phu không ăn, thì chết. Người làm chúng ta buồn khổ là còn bị xã hội, thiên nhiên chi phối, ít nhất chúng ta còn bị lệ thuộc ăn uống, bị buồn, giận, lo, sợ hoành hành.
Muốn vượt qua những lệ thuộc này, phải có thử thách. Phải gặp chuyện đáng sợ, nhưng không sợ, không chạm trán thì làm sao biết mình không sợ. Nói lý thuyết dễ, nhưng thực tế, bị kề dao ngay cổ, có khiếp sợ hay không. Có người sợ nghèo đói.
Bây giờ tập tu, thấy cái gì cắt bớt được, chúng ta thử cắt. Xuất gia, tập bỏ nhà cửa, của cải, coi mình còn sợ không, còn ham muốn không. Trong lịch sử Trung Quốc, có ông Bàng Công Uẩn tu hành, nhà giàu, nhưng ông chở tiền của ra sông, cho chìm, coi có tiếc không. Bà vợ, con trai, con gái ông cũng không tiếc. Người khác nói ông điên, họ lặn xuống sông để lấy của ông bỏ. Biết là nguy hiểm, nhưng vì lòng tham quá lớn nên họ vẫn nhào xuống sông để lấy.
Khi cắt được buồn, giận, lo, sợ, chỉ còn đói và khát, nhưng nếu vượt qua đói khát được, mới có tâm hồn yên tĩnh thực sự. Còn bị lệ thuộc, thì đói phải kiếm cái gì ăn, mới Thiền, mới tụng kinh được.
Nhịn đói khát được, mình có cảm giác cơ thể mình tốt hơn, khỏe hơn. Khi nghiệp còn, thấy ăn khỏe hơn, nhưng hết nghiệp, không ăn mà khỏe. Có người nói tụng kinh Pháp hoa, không khô cổ, là có phước, hơn người khác rồi. Hơn nhau ở điểm này. Tụng kinh, Thiền, không đói là phá được một phần nghiệp.
Tụng kinh, hơi ra nhiều, nên mình khô cổ, dễ bị khát nước. Lạy Phật, cơ thể cử động, tiêu hao năng lượng, nên có đói khát; vì vậy, cần phải bồi dưỡng là phải ăn uống.
Trong khi tu Thiền, không ăn uống, thì không ra mồ hôi, cơ thể không hoạt động, không tiêu hao năng lượng, nên họ ngồi thiền được cả tuần. Vì vậy, chứng Sơ quả, đi lên, họ chọn Thiền hơn là lễ bái.
Mình còn thấp, phải tu ba nghiệp thân, khẩu, ý, vì không tụng kinh thì nói bậy. Đạo tràng chúng ta tu, thầy bắt phải yên lặng, ăn cũng trong yên lặng, ngồi cũng trong yên lặng. Cái chùa không phải cái chợ. Thầy sang Lào, thấy họ yên lặng, không nói, còn mình đi chùa nhưng ồn ào.
Bây giờ, ba nghiệp mình chưa thanh tịnh, thân phải lạy Phật, vì ngồi yên buồn ngủ, nên phải cử động, ban đầu tu phải như thế. Mới đầu ngồi lâu, không đứng lên được. Ngài Hư Vân kể rằng ngài không qua giai đoạn này, đang thuyết pháp rồi nhập định cả mười ngày, tỉnh ra, hai chân bị cứng, đi không được. Nếu không tập luyện thân theo trình tự, mà đi thẳng vào Thiền, thân sẽ bị hỏng.
Đạt đến Tu-đà-hoàn, mới ngồi yên được và tâm hồn vắng lặng tình cảm vui buồn. Trên bước đường tu, chúng ta phải luyện tập pháp này, tới chỗ yên tĩnh thấy vui hơn. Có người đến chùa nói buồn quá, vì họ chưa tu đến mức độ an trụ được trong cảnh thanh tịnh. Người có tu định, mới ngồi yên được. Người nghe pháp, cảm thấy vui, thì người xung quanh xì xào làm họ bực mình.
Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh
Chứng đắc được hai quả vị Tu-đà-hoàn và Tư-đà hàm, chỉ cần ngồi yên năm phút là vào định được.Và đến quả vị thứ ba là A-na-hàm, nguồn vui trong tâm hồn biến mất, tâm hành giả hoàn toàn thanh tịnh, như ở trong hư không. Từ bước đầu, vui trong cuộc đời, đến bước thứ hai, vui trong đạo và bước thứ ba, bỏ luôn cái vui trong đạo, tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh.
Mới đầu, Phật dạy các Tỳ-kheo pháp này và dạy hàng Phật tử tại gia làm sao có cuộc sống lương thiện, giàu có, an vui. Đó là kinh Nguyên thủy dạy đến đây thôi, vì trình độ của người thực tập chưa có khả năng cao hơn. Vì vậy, qua kinh Đại thừa, tức từ chặng đường một qua chặng đường hai, gọi là Thông giáo, đắc được A-la-hán, Bích chi Phật rồi, tâm hồn đã thanh tịnh, mới bắt đầu làm việc khác.
Bước một, vô cảnh yên tĩnh, mình yên tĩnh; vô cảnh động loạn, mình bị động. Cho nên, thầy tu phải vô núi rừng, hang động. Thầy cũng vậy, ồn ào không chịu được, phải tìm chỗ yên tĩnh. Nhưng qua bước thứ hai, Phật dạy khác, phải tập tìm yên tĩnh trong cái động loạn. Trong cảnh động, ta vẫn giữ được tâm yên tĩnh, trong khi người khác động, ta không động, người khác buồn khổ, ta không buồn khổ. Giống như Bàng Công Uẩn vứt bỏ vàng bạc xuống sông, mà cảm thấy nhẹ lòng. Tu hành hơn nhau ở điểm này.
Tập yên tĩnh trong động loạn, để luyện cho mình có sức chịu đựng, là tu Đại thừa. Phải thử xem trong cảnh động loạn, mình có động hay không, bấy giờ, mong có người nói xấu, hại mình, coi mình còn bị ngoại duyên chi phối hay không. Thật vậy, nhiều khi quen sống sung sướng, khi rơi vô nghèo khổ, không chịu nổi. Vì vậy, mình được hoàn cảnh sống không trái ý, được giàu sang rồi, thì lúc đó, cần có ma khảo, thử thách mới biết rõ lòng mình thế nào.
Theo kinh Đại thừa, các vị Bồ-tát lớn hiện thân lại, giúp chúng ta qua những thử thách, nếu chúng ta chịu đựng được là tiến lên Bồ-tát đạo vững vàng. Cũng là con người, nhưng nếu là Bồ-tát, thì họ vượt qua chông gai, hiểm nạn dễ dàng. Hay các vị đắc Thánh quả tái sanh lại để hoàn tất lộ trình Bồ-tát đạo, cứu đời, tâm vẫn như như bất động.
Tóm lại, từng chặng đường tiến tu, thể nghiệm đúng như pháp Phật dạy, sẽ có những phương tiện khác nhau, giúp hành giả thăng hoa đạo hạnh và sẽ gặp được những thiện tri thức hỗ trợ cho hành giả mau tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm