Nhập thất: Ba pháp giải độc (3)
Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.
Trong “Nhập thất 2” chủ yếu nói đến tình trạng ám thị và ức chế đang trở thành phổ biến trong giới tu sĩ, Phật tử đang tu tập giáo phái mới có tên gọi Nguyên thuỷ. Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.
Thần tượng hoá bậc đại sư, người dẫn dắt trên con đường đạo. Người thầy dẫn dắt, bậc thiện tri thức đúng ra phải là bậc A-la-hán, là người đã tống xuất hết lậu hoặc, một trạng thái vô lậu (cả thân và tâm, đòi hỏi về tâm vô lậu thực ra là quá đáng đối với những người chỉ được phước hữu lậu).
Vô lậu vốn là người bình thường giữa cuộc thế nhiễu nhương đầy khổ ách. Con người giải thoát hoàn toàn “thân tâm trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không” mà nhìn từ bên ngoài bạn “có thể” nhận ra dù thực tế không đơn giản. Tinh ý, bạn có thể nhận ra bậc đại sư chẳng đời nào phí sức, gân cổ lên mà tranh luận hay công kích, báng bổ một ai...Sự nhầm lẫn của bạn có nguyên nhân gốc rễ là sự tiếp nhận tri kiến theo dạng ức chế, thiếu sự phản tỉnh, thiếu suy tư, thiếu tư duy, thẩm xét…Hãy bình tâm mà soi xét trạng thái xả bỏ cái danh, cái lợi…Sự biến hoặc, trá hình, một cách tài tình, ảo diệu của danh lợi mới khó nhận diện. Nó chưa bao giờ xuất hiện bằng gương mặt thật của nó. Nhận diện được chân tướng của danh của lợi tức bạn đã có năng lực thẩm thấu, lắng nghe, và thật sự cảm thông trừ phi là lời công kích, báng bổ.
Sư B.N giải thích Giới-Định-Tuệ ba bậc từ thấp đến cao trong chương trình hoằng pháp của Trưởng lão được ví như tiểu học, trung học, và đại học lại được sư thuyết dàn hàng ngang với “…chánh kiến,chánh tư duy thuộc về tuệ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh ngữ thuộc giới, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về định..”. Thực không hiểu nổi, chúng ta đang đi theo qui trình Tuệ-Giới-Định tức là “lấy bằng” đại học rồi mới về hoc tiểu học và sau đó vào trung học!?. Đây là trường hợp điển hình cho tình trạng triển khai Bát chánh đạo như một tập hợp pháp, một chuẩn mực công thức gieo ươm A-la-hán, chứ không còn là “phẩm trợ đạo”. Nêu lên sai làm căn bản này không là sự đả phá, công kích mà là chỉnh đốn, xây dựng lại những cái sai cơ bản.
Trong bài 2 đã nêu rõ cái sai thuộc nguyên lý nhân quả (10 câu hỏi…). Khi tiếp nhận tri kiến với tâm lý cố nhồi nhét, cố thuộc lòng để nay mai có thể là người thuyết giảng, bố thí Pháp v.v…thì đó cũng chính là dấu hiệu, là bệnh chứng của tưởng. Tưởng hoạt động theo cung cách của người toàn quyền, người nắm giữ quyền lực. Nó không cho phép bất kỳ ai tham gia bàn cãi…Phật dạy “thắp đuốc lên mà đi”, “hãy dựa vao chính mình”…đó là những lời dạy thường xuyên “phản tỉnh”, thường xuyên “tư duy”, thường xuyên “tỉnh giác chánh niệm”.
Nhập thất: Ám thị và ức chế (2)
Thần tượng hoá bậc đại sư chính là nguyên nhân gốc rễ tạo ra mọi sự ức chế tâm lý. Chạm vào bậc đại sư là sự xúc phạm bất luận theo kiểu nào: Từ tốn phân tích hay ngang nhiên công kích, bài bác. Và phản ứng tức thời, căm ghét, tức giận, phản kích…Chỉ có bản ngã được nuôi lớn trong tự tánh mới tạo nên phản ứng tức thời đó, cách ứng xử đó của kẻ “tử vì đạo”.
Thần tượng hoá một phần do tập tính được rèn luyện từ phương pháp “tác ý”, tác ý liên tục, không còn có chỗ cho tư duy, cho sự phản tỉnh chen vào.
2. Sự khập khiễng thân tâm.
Con đường chứng đạt chánh đẳng, chánh giác của Đức Phật là chuyển từ sự khập khiểng của thiền vô sắc với những bước đi chủ yếu hướng về tinh thần, về tư tưởng xuất thế: không vô biên…thức vô biên…vô sở hữu…phi tưởng phi phi tưởng…đó là xu hướng thoát ly muốn rời bỏ cái thân uế nhiễm bệnh tật, phiền não. Đó là những ngày tháng miệt mài theo các vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa. Khi (phản tỉnh) nhận biết đã sai lầm Đức Phật đã từ giả các vị thầy mặc cho các Ngài khẩn thiết kêu gọi “Hiền giả hãy ở lại đây chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng” (26) (36). Chính thế, phản tỉnh hay chánh tư duy vốn dĩ là hoạt động thường trực, thường xuyên mới có thể là bậc thức giả, bậc giác ngộ. Trạng thái khập khiểng cũng tương tự như việc thần tượng hoá bậc đại sư, đều có nguồn gốc của tự ngã, biên kiến, kiến chấp.
Kêu gọi diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp nhưng thân tâm luôn “đề cao cảnh giác” trước sự “công kích” sự “đả phá” của tà đạo, của “đối thủ” để chiến đấu bảo vệ chánh pháp (!?). Cuộc chiến sẽ không bao giờ có kết thúc bởi tình trạng giằng co tranh phần thắng, bởi sự bội nhiễm của tự ngã, của lậu hoặc.
Chính sự bội nhiễm đã nuôi dưỡng lậu hoặc mà thông thường vì mãi miết quét tâm ta không hay nó tồn tại trên thân bằng cảm thọ, bằng cơn đau hành thiền. Rồi ta lại nhiếp tâm: tâm bất động, thanh thản an lạc vô sự…được chăng. Tâm có bất động chăng hỡi tâm? Cái lỗi khập khiễng chính là vì ta không nắm rõ giai đoạn chuyển từ thoát ly sang hợp nhất của con đường thiền định. Học Phật là học ở giai đoạn hai, học để thấu triệt con đường thiền định.
Bạn chỉ nên “lấy khoa học bảo vệ tính khoa học” còn “bản chất tôn giáo”, “tính chất giáo phái” hãy yên tâm sẽ chẳng ai làm gì nó cả. Nó sẽ mãi tồn tại trong trật tự tôn giáo, đức tin tôn giáo, khi mà nó chưa xâm phạm đạo đức, xâm phạm an ninh trật tự. Đừng tạo thêm hiềm khích, đố kỵ, mâu thuẫn bạn ạ. Và xin các bạn đang cố sức bảo vệ “chánh pháp”, bảo vệ “giáo phái mới” bình tĩnh để tự giải độc, tự điều tiết, chữa trị căn bệnh đang ngày một trầm kha: Bệnh tưởng - Căn bệnh trộn lẫn khoa học với tôn giáo nhằm công kích, đả phá, bài bác truyền thuyết nhưng vẫn hiển lộ mục đích riêng: Danh lợi và cuộc chiến thị phần.
“…Vì thế người học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã qua lý trí gạn lọc kỹ càng. Tuyệt đối không được tin càn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: “... Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số đều không được làm...”. “Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín …”.
Thực ra điều này cần rành mạch, rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn “Bản chất Đức Phật là trí tuệ, là giác ngộ, giải thoát, là…” còn Đạo Phật thì khác…Phân định đức Phật và đạo Phật là cần thiết vì có rất nhiều hệ phái, có rất nhiều giáo điều, kinh tạng sự kết tập, pha trộn khác nhau…Trộn lẫn khái niệm do thói quen người đời được tận dụng làm chiêu thức trong cuộc chiến giành thị phần rất phổ biến ngày nay. Thương cho chúng sinh là vậy.
Có 3 cách sống, ba cách để giải độc: Phòng hộ các căn, tiết độ ăn uống và chú tâm tỉnh giác. Đó có thể gọi là 3 phương pháp tu tâp căn bản nhất từ lúc sơ cơ. Khi triển khai 3 phương pháp này các hành giả lại tiếp tục sai lầm khi “dụng” tâm lý ức chế, phương pháp tác ý, ngăn sự phản tỉnh, phương pháp tư duy…
1. Phòng hộ các căn.
Ta thấy cách hiểu phòng hộ các căn như sự đề cao cảnh giác, đóng kín cửa sổ, không để gió độc ùa vào. Đó là cách phòng bị của một thời ngăn sông cấm chợ. Đó cũng là cái dáng vẻ của tu sinh trong các trú xứ Nguyên thuỷ. Họ đi đứng, nằm ngồi, cứ cúi gầm không nhìn vào đối tượng nào ngang qua. Họ không để cho 6 trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) đi qua các căn để gây bội nhiễm cho các thức!? Chỉ có chết mới các trần mới không lọt vào được. Cách phòng hộ thay vì là thức tỉnh tư duy, sự phản tĩnh, sự luyện tập nhuần nhuyễn Tứ chánh cần (ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện).
Đáng tiếc, nhiều trú xứ hiện nay rất chăm chút cho việc phòng hộ như thế để giữ vững “oai nghi tế hạnh”, giữ vững đạo phong cốt cách của tu sĩ, cư sĩ…
2. Tiết độ ăn uống
Tiết độ ăn uống nếu không chỉ rõ được sự chuyển dịch thay đổi điều hành tứ đại đang rối nhiễu nặng nề thì dễ bị hiểu nhầm, bóp méo ý nghĩa trở thành là đạo hạnh, là đức độ của người tu tập hoặc không coi nó là yếu tố quyết định, cứ nhập nhằng, tuỳ duyên, bữa đực, bữa cái, khi thì “ly dục” khi thì “thiểu dục”.
Đức Phật dạy những điều hoàn toàn khoa học, hợp với tự nhiên mà ăn uống cũng vậy, là yếu tố trước tiên cho mọi con người sống an lạc, thanh thản, vượt thoát bệnh tật, phiền não. Chúng ta cứ theo phong cách tác ý mà lặp đi lặp lại “thiểu dục tri túc, vượt qua phiền não”, “hướng tâm làm chủ sanh già bệnh chết”…đại loại vậy. Tất cả mọi người đều tự nhiễm bởi tác ý, bởi ngôn từ, không cần biết “tiết độ” trong ngôn ngữ. Họ không biết rằng “làm chủ bốn nổi khổ” là bốn bậc tu chứng, bốn thánh quả chứ không chỉ là “nói”. Khổ nỗi, trong tu viện, trú xứ có ai giải thích rõ ràng. Còn thiểu dục với ly dục lại là 2 bậc khác biệt, có ranh giới rõ rệt mà các bậc đại sư cho đến giờ vẫn còn mù mờ, chưa phân biệt (mà cũng có thể trộn lẫn khái niệm vào cuộc chiến thị phần cũng nên !?).
Cho nên tiết độ ăn uống mà Đức Phật dạy là phương pháp ăn chay ngày một bữa. Nó làm thay đổi về sinh lý, thay đổi cấu trúc tứ đại đang bị bội nhiễm trong hành trình tự nhiên thành-trụ-hoại-không. Vượt qua ranh giới này để có đời sống thanh tịnh, ăn chay ngày một bữa để loại dần, để tống xuất lậu hoặc trong thân tâm để đoạn diệt tất cả bệnh tật chứ “tác ý đuổi bệnh” thực ra lại là trò chơi “tâm linh”. Vâng tôi không ngại gọi đúng tên khai sinh nó, bởi tôi đã từng trải qua “Thiền chữa bệnh”. Nhưng lần nữa tôi khẳng định, ít nhất “thiền chữa bệnh” đã ứng dụng cầu may phương pháp của con đường thiền định. Họ cũng vậy, cũng tinh thần “tử vì đạo” để bảo vệ pháp môn, bảo vệ giao phái. Hãy lưu tâm đến việc khai thông nghẽn tắt khí huyết, khai thông lậu hoặc đang ứ trệ, gây nên uế nhiễm trên cơ thể bạn.
3. Chú tâm tỉnh giác
Ở đây đức Phật quả là tinh tế khi dùng từ thay vì chánh niệm tỉnh giác người chỉ bảo ta chú tâm tỉnh giác. Bởi lẽ làm gì có chánh niệm với những người mới sơ cơ tu tập.
Các bậc đại sư lại vô tình triển khai chú tâm tỉnh giác trở thành ức chế, u minh, hôn ám, trầm mặc. Chú tâm tỉnh giác cũng tức là “tự thắp đuốc lên mà đi”, không đi theo “khẩu lệnh”, theo ám thị, nó khai thông cho tư duy, cho tri kiến, cho sự tiếp nhận chân lý. Nó không phải là sự “bảo vệ chánh pháp”, sự cảnh giác với các tà sư ngoại đạo.
Chánh pháp tự nó sống, tự nó tồn tại một cách mạnh mẽ, không ai có thể diệt được. Trong môi trường hoà hợp với những biến cải, sửa đổi, tuỳ duyên, tuỳ sự của nhiều giáo phái, nó vẫn tồn tại bên trong, luôn có sức “đề kháng” để sinh tồn. Ngay đến những dự mưu, toan tính xâm hại, thôn tính giáo phái, tranh đoạt thị phần cũng vậy. Tự nó sẽ bộc lộ, tự nó phải chịu sự phán xét, chi phối bởi nhân quả tự nó sẽ hoại diệt. Chỉ có vấn đề thời gian.
Hãy tin tôi. Không ai có thể che giấu mặt trời, mặt trăng và sự thật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm