Nhập thất: Ám thị và ức chế (2)
Phép ám thị hay trạng thái ức chế tâm lý là một trạng thái tương tác, tương ưng, một hoạt động của tưởng uẩn, tưởng dục mà thường khi người mắc phải rất vô tư mà “lầm chấp”, rất hồn nhiên mà “dính mắc” vào mê hồn trận của chính mình, do chính mình và cả bậc đạo sư tạo nên.
Với bậc đạo sư thì sức mạnh ấy là hạt giống tự phụ, tự mãn được tưởng nuôi lớn, huyễn hoặc, biến hình rất kinh khiếp mà mỗi lời nói lại là một khẩu lệnh, một lặp lại xáo ngữ được sử dụng thành thục như đọc “mật chú” và sự trì tụng ấy được gọi tên “tác ý”.
Và tác ý được truyền tụng thành một pháp đầy quyền năng trong cái khung kỷ luật, nội qui chặt chẽ. Càng nghiêm túc chấp hành nội qui càng thể hiện “oai nghi chánh hạnh”. Chính sự biến dịch của quyền năng tam minh, lục thông…đã tạo nên sự cải cách táo bạo thay đổi cả vị trí và ý nghĩa Bát chánh đạo, Tứ thần túc, thất giác chi…
Để tuyệt đối “phòng hộ" các căn, bạn không tưởng tượng được cả một trú xứ dập dìu đến hàng trăm tu sinh, lặng lẽ cúi gầm đi kinh hành chẳng ai nói đến ai, họ ngăn tất cả sự giao tiếp với bên ngoài, không tiếp xúc. Nhìn thoáng bạn có thể đọc được vẻ căng thẳng trên gương mặt.
Nhập thất: Con đường thiền định (1)
Đó là toàn bộ nét khái quát về phương pháp “Độc cư” trong nhận thức của tu sinh khi mà xả tâm, ly dục, phòng hộ, oai nghi, chánh hạnh v.v… được đề cao, được, nhắc nhở thường xuyên.
Trong nhập thất 1 tôi đã nêu: “… Có một nghiệm xét khá lý thú, trong Nguyên thuỷ, “Thất” là nơi để sống “độc cư” không giao tiếp, trò chuyện. Đã sống độc cư thì hạn chế nói-nghe-tư duy. Nói ít, dành thời gian để nghe. Nghe ít dành thời gian để tư duy. Và như vậy, tư duy đúng ra là điều đặc biệt được xiển dương, khuyến khích, được lưu tâm. Vì chỉ có dành thời gian để tư duy, bạn mới hy vọng có chánh tư duy. Lắng nghe, suy xét, phản tỉnh…hành trì Tứ chánh cần: Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Và chánh tư duy là hoạt động thường xuyên, liên tục, ngay cả đối với bậc thánh tăng (chứng đắc, viên mãn), nếu thiếu nó thì sự lầm chấp, ngộ nhận thiện ác xảy ra là điều tự nhiên, là qui luật…nhân-quả, là không tránh khỏi (!!!!). Nó-sự phản tĩnh, chánh tư duy, không bao giờ là một công thức có sẵn. Nó cũng là định vô lậu, là nền tảng tạo nên chánh kiến , bổ sung, tương tác: có chánh kiến thì phát triển chánh tư duy, có tư duy thì phát triển chánh kiến. Và từ đây mới sinh ra chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định…”. Cũng chính nó đối trị bệnh tật, diệt tưởng dục, diệt bản ngã, đối trị tâm thức tự mãn, tự phụ trong mỗi con người. Phản tỉnh, là định hiện tại an lạc trú, là định vô lậu, là chánh tư duy, định chánh niệm tỉnh giác... Rất nhiều tên gọi tương thông, tương ứng.
Hãy coi chừng, sự tuân phục của người xung quanh rất dễ tạo nên tà kiến, dục tưởng kể trên.
Nêu một luận lý, một tiền đề tham khảo mà cũng có thể là “giải độc” cho mọi hành giả cần đọc đi đọc lại để chiêm nghiệm, thấu đáo về chánh tư duy để không phải sa đà vào phương pháp duy ý chí, lối tư duy biên kiến chủ trương “tu tâm” “xả tâm”… Lấy cái vô sắc, cái vô thức mà Đức Phật đã rời bỏ để tìm ra hữu sắc, tìm đến con đường thiền định tìm đến sự hợp nhất, nhất tâm là định. Vì thế mới bảo rằng chánh kiến, chánh tư duy không phải là một hệ thống công thức, một khuôn thước có sẵn nào để tạo nên “vườm ươm A-la-hán” với những con người bỗng hoá thành những cổ máy nặng nề, ức chế, u ám. Phá bỏ hệ thống 37 phẩm trợ đạo, hành trì ám thị, cái phương pháp có thể biến một vị tổ sư từ hư cấu thành một hình tượng để tôn thờ, một nhị tổ được dựng lên đắp điếm cho cái uy lực, khả tín bị lung lay lại được né tránh, giấu giếm, chống chế…Tất cả là phản xạ tự vệ của tưởng dục, của quyền lực ảo, của thứ trật tự, thứ đức tin khởi tạo các giáo phái. Tôi hiểu rõ, rất rõ cái ám thị đó một thời Trường Sinh Học (TSH). Nhưng ít ra TSH đã sử dụng khá tốt việc tương tác thiền định một cách “ăn may”, còn Nguyên thuỷ thì tuyệt đối “không được ngồi thiền như con cóc”.
Hãy thử hình dung, buổi sáng bạn đi chợ, mua mớ rau, con cá thôi, cái tưởng tri, tưởng uẩn cũng đang đi cùng để chọn lựa với những “hiểu biết, kinh nghiệm” về loại rau không tồn dư thuốc bảo về thực vật, con cá thế nào là “nuôi”, thế nào là “tươi” thế nào là, “ướp” hoá chất…Chúng ta, tất cả mọi người đều sử dụng tưởng trong đời sống, trong ứng xử hàng ngày. Vì vậy mà phân tâm học đưa ra tỉ lệ của tỉnh thức của mỗi người chỉ như phần nổi của tảng băng trôi.
Trong rất nhiều bài viết của mình, tôi vẫn nhắc đi nhắc lại cái không gian “hoà mà không hợp”, “tử tế một cách giả tạo”, “từ tốn mà không bao dung”, “điềm đạm mà không độ lượng”…đó là cái gốc rễ của bản ngã, cái gốc rễ của tưởng dục, của quyền lực mà ta cứ ngỡ đã xả bỏ, buông bỏ, xả tâm…theo lối qui chiếu vạn pháp duy tâm, vạn pháp tuỳ tâm, chỉ có tâm là người chỉ huy, thống soái, người nắm giữ quyền lực tuyệt đối.
Câu nói: “Quyền lực dẫn đến tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối" - Huân tước Acton -1834 – 1902 - biểu đạt chuẩn xác mọi góc cạnh thế giới, nhân sinh, quốc gia, thể chế…Chỉ cần bạn hiểu một cách giản lược sự tồn tại, biến hoặc của vạn vật trong tương tác âm dương vừa đối kháng vừa tương hợp, trong âm có dương, trong dương có âm…thì bạn hiểu sự thống trị, của quyền lực, của biến dịch thành-trụ-hoại-không.
Trong môi trường thiền chữa bệnh, môi trường thoát ly của thiền, môi trường tìm kiếm lối đi cho cái tâm đơn độc tìm lối giải thoát khỏi cái thân đầy uế nhiễm, tội tình, đầy ác pháp, hiềm hận, đau đớn, nghiệt ngã, chán chường…(Bạn hãy thử đặt mình trong một đoạn văn này rồi tư duy đi sẽ thấy cái tương hợp, cái đối kháng) - “hoà mà không hợp”, “tử tế một cách giả tạo” “từ tốn mà không bao dung” “điềm đạm mà không độ lượng”.
Đức Thế Tôn chỉ đơn giản vượt qua giai đoạn của sự nhiếp phục quyền lực tuyệt đối của tâm, để hướng về cái thân, nhiếp phục thân, điều phục cái thân đầy nhựa sống, đặt trong nước cho đến khi nó khô hết nhựa, lại đem ra mà phơi phóng trong nắng, đặt trên đất khô và nhen thành ngọn lửa…để rồi trở thành bậc đại giác ngộ, bậc tự tu, tự chứng, tự đạt. Viên mãn, toàn giác, toàn năng.
“Thật vậy, này Ananda, điều ông đã nghe là nghe đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng, thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”.
An trú “Không” của Phật giáo không có nghĩa là Tánh không, Chân không, Trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật. Chữ "Không" có nghĩa không chướng ngại pháp, tức là không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Dó đó, chữ "Không tánh" phải hiểu nghĩa đúng đắn theo Tứ Diệu Ðế.
Vậy các bạn hãy lắng nghe đức Phật định nghĩa chữ không tánh:
“Ví như lầu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí do duyên chúng Tỳ kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỳ kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhân tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có thôn tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có nhân tưởng. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh.”
“…Chính vì không hiểu rõ Con đường thiền định nên việc “cải cách giáo dục” đã không coi trọng việc thiền định. Bỏ hết. Gạt tất cả “ các loại thiền như con cóc” chỉ để tâm xả, xả cho sạch, xả cho hết, xả trong tình trạng của thống trị, của quyền lực tuyệt đối đó…Rồi chặng cuối, giam mình vào “nhập định tứ thiền” tất cả đều bị quật ngã bởi ngũ ấm ma. Trong clip: Hiểu rõ về 10 loai thiền định và 13 trí tuệ siêu việt…thì bắt đầu nhận chân “định” nhiều như vậy nhưng lại… “không được phép ngồi thiền”.
Chướng ngại pháp là toàn bộ lậu hoăc: Lậu hoặc trên thân, lậu hoặc trên tâm. Nó có tồn tại cả bằng vô sắc và hữu sắc trong khi tác ý, một động dụng tâm hành lại muốn chế ngự tất cả thế giới, tất cả các pháp…Tư duy về Tứ niệm xứ khi đã hạn chế tất dẫn đến thực trạng “10 câu hỏi trăn trở thao thức”.
Tưởng chỉ có môi trường quyền lực của tưởng chứ không ai hay rằng đến lược thức khi tranh đoạt quyền lực cũng gạt bỏ con đường thiền định từ đầu với nhất tâm, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần. Hành trình ám thị được bắt đầu dù bằng tưởng hay thức (Tâm chứ không phải hợp nhất thân tâm) cũng vẫn là một trò chơi thôi miên, không có những cơ sở luận cứ khoa học, không logic chắc chắn. Cách nhồi nhét, “khẩu lệnh”, “khẩu dụ”, cách thuộc lòng, để hành trì chẳng khác với việc trì tụng “mật chú” lại có thể thay thế cho điều thân, điều tâm để thân định trên tâm, tâm định trên thân, thay cho trạng thái thường trực phản tỉnh, khai thông, tống xuất lậu hoặc ra khỏi thân tâm để cho cái khúc cây tươi đầy nhựa im lìm trong nước mà cứ thế hì hục “đánh lửa”.
Rất nhiều những khẩu dụ mà bạn chỉ có thể tiếp nhận, bằng cách bay tự do, lơ lửng, mơ hồ chứ không đi theo những thứ bậc thông thường, những bậc tam cấp, rõ ràng. Nó phá bỏ mọi giá trị của từng phần chứng đạt từ sơ thiền Giới-nhị, tam thiền Định và tứ thiền Tuệ. Và chính vì sự rối nhiễu thứ bậc, hỗn loạn trật tự đã làm cho Trưởng lão phải thường xuyên đau đáu nỗi niềm với sự phá hạnh độc cư, phá giới, bẻ vụn giới, hiện tượng tu chơi, tu thử…bên cạnh những sóng gió Chơn Như.
“Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”
“Xả tâm ly dục, ly ác pháp nhập sơ thiền”
“ Hướng tâm giải thoát, làm chủ sanh già bệnh chết”
Hành trì theo phương pháp “thôi miên”, theo phương pháp “ám thị” cho nên việc “chứng đạo” được tính theo từng phần?!
“…Thực ra quý tu sinh đã chứng đạo - chứng từng phần! Chắc chắn như vậy! Xưa thời của đức Trưởng lão – Ngài đã xác nhận cho nhiều người tu chứng giống các vị Tỳ kheo thời đức Phật như cô Liễu Kim, cô Huệ Ân, thầy Chơn Thành, v.v.. Những bức tâm thư còn đó do đức Trưởng lão trực tiếp xác chứng. Và còn rất nhiều người đã giải thoát không còn luân hồi, tái sanh làm sao M.H kể ra cho hết được…”.
Đưa ra những cái khuôn cho tu tập, nhưng không có cái khuôn ấn chứng. Khái niệm “chứng từng phần” cho thấy cách hiểu “tâm không phóng dật”, hay “không tánh” hay “tâm bất động…” giữa lâu đài Lộc Mẫu cũng chính là “đắc thiền” “đắc đạo”. Thiếu sự phản tỉnh, thiếu năng lực tư duy người ta ngộ nhận ngay lời dạy của Đức Phật “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Tâm không phóng dật là cách diễn đạt tâm an trú, định tĩnh nhờ vào sự chuyên nhất, hợp nhất “thân định trên tâm, tâm định trên thân” chứ không phải tình trạng ức chế kéo dài, tình trạng ám thị tâm thức lâu hay mau….Nó không phải cách đo đạc tính bằng thời gian mà là pháp chỉ hành tướng, tướng trạng. Chỉ có sự định tính rõ ràng như vậy thì mới xác định được các yếu tố của sơ thiền, nhị tam thiền và tứ thiền.
Chuyên nhất, hợp nhất thân tâm cũng chính là sự hơp nhất chữa bệnh và giác ngộ mà hiện tại đang bị chia chẻ tuỳ hứng như câu trả lời của Ngài Lạt ma Govinda. “Hạt giống của Đức Phật gieo trồng thành cây xanh tươi tốt, kẻ thích lá, người thích cành, kẻ lấy rễ, lấy nhánh…đều từ đấy mà ra”. Để khắc hoạ lại toàn bộ con đường thiền định của Đức Phật bao giờ cũng là tư thế kiết già, tư thế thiền định, con đường của chuyên nhất, định tĩnh, của hợp nhất thân tâm chứ không thể ám thị bằng đưa tay ra, đưa vô, bằng khẩu lệnh,...
Thực sự có vui sướng chăng khi chứng nghiệm điều ấy, nhìn rõ điều ấy, nhìn thấy một “giáo phái” ra đời như bao nhiêu tôn giáo khác nhưng lại tiềm ẩn hiểm hoạ xung đột, tiềm ẩn sự kỳ thị giáo phái, bất ổn tôn giáo…bởi sự cạnh tranh thị phần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm