Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/03/2024, 14:50 PM

Nhập thất: Con đường thiền định (1)

Trong Nguyên Thuỷ thì “thất” dành cho tu sinh thọ bát quan trai ngày, tuần, tháng là những ngôi thất biệt lập nhưng gần kề, giao nhau với lối đi kinh hành…Và “thất” dành cho “chuyên tu” thì xa nhau hơn, tĩnh mịch hơn, yên ắng hơn, trầm mặc hơn.

Nhập thất, đó là thuật ngữ mà môn đệ Trường Sinh Học - TSH (nhánh Thầy M.) vào lớp cấp 6 để chuẩn bị là giảng huấn, khai mở luân xa cho học viên. Cũng gọi là “thất” nhưng khác với “thất” của Nguyên Thuỷ Chơn Như mỗi người là một ngôi thất biệt lập. TSH thì chỉ có những trường thiền vài chục đến vài trăm người, nhưng giống nhau ở chỗ đã nhập thất (tương tự nhập định tứ thiền) thì tuyệt nhiên tuyệt thực hoàn toàn, cắt hẳn với quan hệ bên ngoài. Môn sinh không trò chuyện, cần thiết trao đổi bằng…bút đàm.

Trong Nguyên Thuỷ thì “thất” dành cho tu sinh thọ bát quan trai ngày, tuần, tháng là những ngôi thất biệt lập nhưng gần kề, giao nhau với lối đi kinh hành…Và “thất” dành cho “chuyên tu” thì xa nhau hơn, tĩnh mịch hơn, yên ắng hơn, trầm mặc hơn. Ở đấy những bậc thánh tăng chuẩn bị để trở thành A-la-hán. Chưa biết thời gian, chỉ biết khi nào nhập Tứ thánh định với 7 ngày tịnh chỉ thọ dụng thực phẩm, hoàn tất lộ trình tu tập. Chuyên tu hay Tứ thanh định còn có tên gọi khác đó là vào Tứ niệm xứ.  

Có một nghiệm xét khá lý thú, trong Nguyên Thuỷ, “Thất” là nơi để sống “độc cư” không giao tiếp, trò chuyện. Đã sống độc cư thì hạn chế nói-nghe-tư duy. Nói ít, dành thời gian để nghe. Nghe ít dành thời gian để tư duy. Và như vậy, tư duy đúng ra là điều đặc biệt được xiển dương, khuyến khích, được lưu tâm. Vì chỉ có dành thời gian để tư duy, bạn mới hy vọng có chánh tư duy. Lắng nghe, suy xét, phản tỉnh…hành trì Tứ chánh cần: Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Và chánh tư duy là hoạt động thường xuyên, liên tục, ngay cả đối với bậc thánh tăng (đã tu xong), nếu thiếu nó, thì sự lầm chấp, ngộ nhận thiện ác xảy ra là điều tự nhiên, là qui luật nhân quả, là không tránh khỏi (!). Nó - chánh tư duy, không bao giờ là một công thức có sẵn. Nó cũng là định vô lậu, là nền tảng tạo nên chánh kiến, bổ sung, tương tác: có chánh kiến thì phát triển chánh tư duy, có tư duy thì phát triển chánh kiến. Và từ đây mới sinh ra chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Con đường của bậc A-la-hán

35069600_217882052355339_2136996377245253632_n

Hoàn toàn sai lầm khi cố xây dựng Bát chánh đạo như một công thức, một khuôn thước để ứng xử, hành trì tu tập, để ban rãi tâm từ, ban rãi chánh pháp, tiếp duyên thiện pháp. Bát chánh đạo là 8 pháp trong 37 phẩm trợ đạo, 37 pháp tham chiếu, vận dụng để tu tập hành trì trên con đường thiền định tứ thánh. Con đường duy nhất đã đưa Đức Phật đến chánh đẳng, chánh giác, vô lậu, thanh tịnh, Niết bàn. Ba mươi bảy pháp tham chiếu giống như những thanh “ta-luy” trên con đường đèo dốc khúc khuỷu hay như những đề mục hướng dẫn luận văn sau đại học.

Rút bỏ Bát chánh đạo khỏi 37 phẩm, tập trung tám lớp học để chuẩn bị vào chuyên tu đào tạo A-la-hán. Đó là một cải cách mạnh mẽ, táo bạo của Thầy Thông Lạc, tôi không dám có ý kiến gì về chương trình “tháo dỡ, phá bỏ” ấy. Và như đã trình bày, Thầy Thông Lạc là con người đã dẫn dắt tôi tìm về đúng hướng trên con đường chánh đạo mà tôi vô cùng kính ngưỡng. Tuy nhiên, tôi không biết đã có bao nhiêu lớp như vậy mà đến giờ, sau 33 năm miệt mài vẫn chưa có…một A-la-hán. Còn danh xưng A-la-hán, bậc vô lậu lạm dùng trong đời sống hàng ngày trên mạng xã hội đang đầy cả ra do sự “sáng tạo” của các hội nhóm mạng xã hội trong một trào lưu thời thượng thật.. vô tội vạ (A-la-hán tại thế, Tu theo chánh phật pháp, Bậc vô lậu…).

Vô tình mà Việt Nam lại trở thành là vùng đất gieo ươn, tạo ra A-la-hán, tạo ra giáo sư, tiến sĩ đầy đường như vậy. Hãy đọc những dòng này “… trải qua dòng lịch sử phát triển của Tu viện Chơn Như có những pháp thoại về lộ trình đường lối tu tập. Những đầu sách cũng lần lượt ra đời theo thời gian như những cột mốc minh chứng cho trí tuệ Tam Minh – Trí tuệ siêu việt. Nhờ đó là duyên lành cảm hóa biết bao người có duyên với chánh pháp được tu tập mà không uổng phí kiếp người.…” ,  “…Thực ra quý tu sinh đã chứng đạo - chứng từng phần! Chắc chắn như vậy! Xưa thời của đức Trưởng lão – Ngài đã xác nhận cho nhiều người tu chứng giống các vị Tỳ kheo thời đức Phật như cô Liễu Kim, cô Huệ Ân, thầy Chơn Thành, v.v.. Những bức tâm thư còn đó do đức Trưởng lão trực tiếp xác chứng. Và còn rất nhiều người đã giải thoát không còn luân hồi, tái sanh làm sao M.H kể ra cho hết được…”.

Chúng ta dễ nhận ra những sai lầm nối tiếp nhau của hậu thế sau thời Trưởng lão bởi khi mà cứ lẳng lặng xô nhau vào ám thị xả tâm, ám thị trật tự tôn giáo, đức tin tôn giáo.  Nói ít, dành thời gian để nghe. Nghe ít dành thời gian để tư duy  “…Đường về xứ Phật không khó! Không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức! Nhưng bằng cách nào? Tu sinh đã tu chứng đạo nhưng còn chưa thấy rõ mình tu chứng thì làm sao kéo dài trạng thái đó từ 1 phút đến 30 phút? Từ 1 giờ đến 6 giờ liền?...”

Chứng đạo đang được tính từng giây, từng phút !!! Thực là sai lầm tồi tệ. Giống như sai lầm khi Xác định các pháp tu tập, “... Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Ở đây các bạn phải khéo hiểu, chính vì không “khéo hiểu” nên Trưởng lão đã xem thường, đánh rơi chìa khoá vàng này.

Chính vì nặng nề công kích, đả phá mà Trưởng lão đã đánh rơi thiện nghiệp, mất hẳn “từ tính” của thiện pháp, thiếu hẳn sự phản tỉnh cần thiết. Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần là bộ đôi hỗ trợ cho tiến trình nhất tâm, điều thân, điều tâm kéo gần lại đến trùng khớp nhau: Thân định trên tâm, tâm định trên thân, xoá dần sự bất xứng mà hành trình ngũ dục lạc đã khiến thân, tâm chia đôi việc ai nấy làm.

Tâm: danh, lợi

Thân: thực, thuỳ

Chỉ sắc (dục) là đạt được sự tương tác tích cực của cả hai để đem đến sự thăng hoa tính dục, khoái cảm tính dục.

Tham chiếu: Nhất tâm, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, bằng khổ luyện, gian nan hợp nhất thân-tâm mà khi đã vượt qua được bạn đã vào sơ thiền, một trạng thái giải thoát khỏi những tham dục thô phù, tai ách, bệnh tật (Vâng, tất cả lậu hoặc nói chung, gồm chung mà giới luật, mà những “cơn đau hành thiền” là chỉ dấu của việc thoát ra khỏi bệnh khổ). Chỉ cần bấy nhiêu căn bản đó là bạn đã giúp cho không biết bao nhiêu Phật tử giải thoát  mà thời Đức Phật đó là 320 Tỳ kheo đã hoàn thành giới luật. Hành trình cơ bản đó chưa đi đúng lộ trình!? 

Tóm tắt con đường tu tập của Đức Phật là gì? Con đường giúp chứng đạo là gì? Chắc chắn tìm một câu trả lời ngắn gọn, chuẩn xác, đúng đắn...thật khó. Tôi tin chắc như vậy. Nếu bạn nắm vững, ngay từ đầu về con đường thiền định thì toàn bộ lộ trình sẽ dựa vào đấy mà triển khai thì còn nói làm gì. Xin hãy chú ý, thật chú ý để từ đây, không còn ai nhầm lẫn, không còn ai ngộ nhận, vẽ vời đủ điều làm cho sai lệch con đường mà Đức Phât đã đi: Con đường thiền định.

Chính vì không hiểu rõ con đường thiền định nên việc “cải cách giáo dục” đã không coi trọng việc thiền định. Bỏ hết, gạt tất cả “các loại thiền như con cóc” chỉ để tâm xả, xả cho sạch, xả cho hết…Rồi chặng cuối, giam mình vào “nhập định Tứ thiền” tất cả đều bị quật ngã bởi ngũ ấm ma. Trong clip: Hiểu rõ về 10 loai thiền định và 13 trí tuệ siêu việt…thì bắt đầu nhận chân “định” nhiều như vậy mà “không được phép ngồi thiền”. 

1. Định niệm hơi thở

2. Thánh định, phòng hộ 6 căn

3. Thánh định chánh niệm tỉnh thức

4. Chánh định thiểu dục tri túc

5. Thánh định vô lậu

6. Thánh định sơ thiền

7. Thánh định nhị thiền

8. Thánh định tam thiền

9. Thánh định tứ thiền

10. Thánh định Diệt thọ tưởng 

“…Giới đức thanh tịnh tâm, giới bổn Pathimoka, hạnh giới ly trần tâm, 13 giới tuệ: Tam minh, lục thông, tứ như ý túc…” Đó là trí tuệ viên mãn, trí tuệ siêu việt…

“Thánh định tứ thiền chỉ giữ được thân không hoại diệt trong 49 ngày còn định thứ 10 diệt thọ tưởng giữ được thân không hoại diệt trăm năm, ngàn năm không hư hoại…”

“Gồm chung 10 loại định này gọi là giới đức, giới tâm hay gọi là thiền định, còn gọi là trung thiện…”

“…Trị thân bệnh thì phải ăn ngày một bữa, không được ăn nhiều, và hơi thở được ổn định, điều hoà... Còn tâm mà không bệnh thì ít khi mà thân bị bệnh…Tâm bệnh thì lấy trí tuệ mà trị…”

Chỉ một câu này thôi, nếu biết dừng đúng chỗ, đúng lúc, đừng luận giải mơ hồ sẽ giúp cho biết bao nhiêu Phật tử nhận chân ranh giới ly dục và thiểu dục. Chính từ đây việc chỉ rõ ranh giới “ly dục- thiểu dục” là điều cực kỳ quan trọng chứ không như hiện nay. Chúng ta đã tạo ra “ổ kiến rối” chứ không ai khác. 

Cô Liễu Kim, Cô Huệ Ân, Thầy Chơn Thành .v.v…(những người chứng đạo…). Nếu còn chút trách nhiệm với đàn na, xin Thầy M.H. bỏ qua và vui lòng, cùng vào đàm đạo giúp đàn na ngộ ra con đường để tu tập. Những người được nhắc đến vừa rồi “chứng ở bậc nào” Giới: sơ thiền, hay Định: nhị, tam thiền và Tuệ: Tứ thiền mà lại tính thời gian 1 phút đến 30 phút? Từ 1 giờ đến 6 giờ liền?!

Trong Đức Phật tu pháp môn nào trong 49 ngày chứng đạo

“… Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu nghĩa “tầm tứ”.

Tầm là sự suy tư nghĩ ngợi của mình; nó thuộc về ý thức. (Lẽ ra phải là tư duy)

Tứ là ý tứ từ việc nhỏ cho đến việc lớn; nó (159) thuộc về ý thức. (Lẽ ra là chủ định, là tác ý)

Như vậy, diệt tầm tứ là diệt ý thức của mình, không cho nó hoạt động.

Như vậy, khi nhập Nhị Thiền thì ý thức phải ngưng hoạt động hoàn toàn, giống như một người đang ngủ say.

Trong khi chúng ta còn tỉnh táo, không có buồn ngủ, mà bảo diệt ý thức thì quý vị có làm được không?

Cho nên muốn làm được việc này, quý vị phải tu đúng pháp Tứ Niệm Xứ thì mới có những thần lực diệt tầm tứ…”

Như đã nói ban đầu, Tứ niệm xứ được “cất giữ”, con đường nhất tâm mất phương hướng giờ mới được đưa vào dùng, tập trung thần lực diệt tầm tứ… :Toàn bộ “các lệnh” được truyền dụ được thực hiện bởi: Tứ thần túc, bởi Thất giác chi, bởi tam minh, lục thông.v.v…chính là mưu lược, là quyết đoán, là dự liệu cho một tiến trình nhân quả?! 

“…Thiền Thứ Tư cũng là pháp môn thân hành niệm cuối cùng trong 13 pháp thân hành niệm, nhưng quý vị nên nhớ, bốn pháp thiền của Phật giáo không phải là pháp môn thân hành niệm để tu tập, mà để thực hiện những năng lực siêu việt khi tâm đã thanh tịnh, tức là tâm chứng đạt chân lý vô lậu. 

Bởi vậy, muốn nhập thiền định của Phật giáo thì không phải tu tập thiền định, mà tu tập giới luật Khi tu tập giới luật tâm đã thanh tịnh thì nhập thiền định không có khó khăn, không có mệt nhọc, chỉ cần dùng pháp như lý tác ý là nhập thiền định ngay liền. Cho nên muốn nhập (163) Tứ Thiền thì nên tác ý: “Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền”. Chỉ tác ý như vậy là đủ nhập vào Tứ Thiền…”

“…Cho nên sự chứng đạo của Phật giáo không ngoài tâm của chúng ta, chỉ khi nó bất động, thanh thản, an lạc và vô sự thì chứng đạo ngay liền tại đó …”. 

Không thể có cái tâm bất động khi mà sự bất xứng thân tâm, trạng thái hợp nhất thân tâm…còn chưa được bắt đầu bằng giới…!Cái tâm bất động…bị nhầm lẫn với “ngồi im”, “không nhúc nhích”, “cục cựa”…thì không còn gì đáng buồn hơn.

Cho phép tôi trình bày tóm tắt, thật ngắn gọn con đường mà Đức Phật đã đi. Có hai lộ trình: 

1. Học thiền vô sắc  với 2 vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa (Đại kinh Saccaca (36) và Kinh Thánh cầu (26) )

2. Rời xa cả hai để tự mình tìm kiếm con đường vô thượng tối thắng, an tịnh đạo lộ và rồi đó là con đường Tứ thánh định.

Tóm tắt về sự trái ngược nhau của 2 loại thiền này là: 

1. Vô sắc: (giống như hàng loạt thiền định khác cùng thời và cho đến bây giờ nói chung) đó là loại thiền thoát ly. Nghĩa là tìm hướng đi để giải thoát tâm khỏi những vướng bận với cái thân trần tục, uế nhiễm, nhớp nhúa đáng sợ với đủ dạng: Thiền định tâm linh, Thiền tập trung, Thiền chuyển động, thiền thần chú, Thiền siêu việt, Thư giãn tiến bộ, Thiền tâm từ, Thiền quán tưởng, thiền chi, thiền quán…Ngay cả 10 loại thiền định và 13 trí tuệ siêu việt, tôi cho rằng cũng không tránh khỏi lối thoát ly thân và tâm. 

2. Hữu sắc: Chính Đức Phật đã tìm ra con đường hợp nhất vì không ai có thể thoát khỏi sự “giả hợp”, sự chi phối tương tác của thân tâm. Rời xa ra là đồng nghĩa với cái chết (Ngũ uẩn giai không, mất một uẩn thôi là mất trắng, mất tất cả. Vì vậy vô sắc không thể rời hữu sắc). Và thử thách để có được trải nghiệm đó, Đức Phật đã “chết” với sự hốt hoảng của tất cả sa môn khác “ Gotama chết rồi”. Đúc kết cho thử thách đó là: Mỗi một con người là một thân cây, muốn nhen lửa lên thì thân cây ấy phải được quán chiếu:

1. Thân tươi đầy nhựa đặt trong nước;

2. Thân khô nhựa đặt trong nước;

3. Thân khô được vớt khỏi nước, đặt lên đất khô.

Chẳng phải đến 10 loại định và 13 trí tuệ siêu việt rối rắm chết chìm trong ám thị mà cuối cùng chẳng biết lối nào mà lần.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm