Nhiều người dân tìm được tro cốt thân nhân thất lạc tại chùa Kỳ Quang 2
Hôm nay, ngày 9/9, Đại diện Ban Trị sự Phật giáo quận Gò Vấp, Chùa Kỳ Quang 2 và chính quyền quận Gò Vấp, Phường 17 đã mở niêm phong khu vực lưu giữ tro cốt để các gia đình vào nhận dạng hình ảnh, tro cốt bị xáo trộn.
Chùa Kỳ Quang 2 đề xuất phương án giải quyết tro cốt xáo trộn
Đây là ngày đầu tiên chùa Kỳ Quang 2 cho người thân xuống hầm nhận diện hũ cốt bị thất lạc. Từ 7 giờ 30 ngày nhà chùa bắt đầu cho những người thân vào bên trong hầm để cốt để nhận diện hũ tro cốt người thân.
Mỗi lượt sẽ có một nhóm 10 người xuống hầm nhận diện trong vòng 45 phút và họ sẽ có 10 người phía chùa đi theo để hỗ trợ. Ngoài ra sẽ có đại diện Ban Trị sự Phật giáo và cơ quan chức năng cùng xuống hầm để giám sát.
Người dân sẽ đến bàn nhận dạng hình ảnh (có người hỗ trợ) sau đó nhận dạng hũ cốt tại các tòa đài sen đã được đánh số thứ tự. Sau khi nhận dạng, điền nguyện vọng vào phiếu thông tin, ký tên và gửi lại cho chùa một bản, gia đình giữ một bản.
Sau khi tất cả các thân nhân đã nhận dạng xong, chùa sẽ mời đến tham dự phiên họp để lấy ý kiến thống nhất chung về nguyện vọng. Dự kiến trong hôm nay sẽ có 100 gia đình đến nhận diện hũ cốt.
Có mặt trong buổi nhận diện hũ cốt bị thất lạc tại chùa Kỳ Quang 2, ông Bùi Minh Dùng (phường 15, quận Gò Vấp) vui mừng chia sẻ: "Tôi là 1 trong 50 người đầu tiên trong danh sách được vào khu lưu trữ tro cốt để nhận dạng tro cốt của người thân trong buổi sáng 9/9. Sau khi được xuống dưới, mất khoảng 15 phút là tôi tìm được tro cốt của người thân. Trước mắt, tôi sẽ gửi tiếp lại chùa để tiện thăm viếng".
“Chuyện đã lỡ rồi thì mình tìm cách nào đó để giải quyết ổn thỏa chứ giờ nóng giận cũng không giải quyết được việc gì. Các thầy cũng tu hành cũng là người trần mắt thịt thôi cũng chưa phải là thần thánh nên cũng không thể tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm”, ông chia sẻ thêm.
GHPGVN có công văn về việc khảo sát, đánh giá việc gửi, thờ phụng tro cốt
Ông Giang Văn Hùng (quê Kiên Giang) chia sẻ: “Tôi cũng như bao nhiêu người khác mong mỏi, thổn thức làm sao sớm tìm ra được hũ cốt của người thân mình. Sáng nay, khi được vào khu lưu trữ để nhận dạng hũ cốt bị xáo trộn, cảm xúc của tôi như vỡ òa.”
Cũng theo ông Hùng, gia đình anh gửi tro cốt của người thân vào chùa Kỳ Quang 2 từ năm 2008. Sau khi xảy ra sự việc vài ngày, gia đình đã đến chùa để tìm kiếm và đăng ký phiếu thông tin đặc điểm hũ cốt, chờ nhà chùa thông báo đến nhận dạng.
“Rất may, trước đó tôi có vào thắp nhang và có chụp lại hũ cốt, phía ngoài hũ cốt có dấu vết ám khói nên sáng nay, khi vào nhận dạng tôi đã tìm thấy rất nhanh. Tôi cũng mong cho nhiều người khác gặp được may mắn như tôi”, ông Hùng chia sẻ.
Cụ Trần Thị Sâm (82 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) rạng rỡ chia sẻ sau khi ra ngoài: “Bà tìm được hũ cốt của người thân rồi, phấn khởi lắm cháu ơi, đây là niềm vui nhất”.
“Giờ bà vui lắm, phấn khởi lắm, tìm được là vui quá rồi. Nhưng cũng có một nỗi buồn là còn bao nhiêu người nữa chưa biết có trọn vẹn như bà không. Mong là ai cũng tìm thấy như gia đình bà”, cụ Sâm bộc bạch.
Trong những ngày tới, chùa Kỳ Quang 2 vẫn tiếp tục hướng dẫn người đăng ký nhận dạng, điền thông tin nguyện vọng và thời gian cho các gia đình đến nhận dạng các hũ tro cốt thân nhân gửi tại đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm