Thứ sáu, 27/12/2019, 05:41 AM

Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi viên tịch?

Hơn 80 năm sau khi từ trần, di hài của vị Lạt ma cao cấp thuộc phái Phật giáo Đông Siberi, Dasha-Dorjo Itigelov, vẫn còn nguyên vẹn như mô của người sống. Các nhà khoa học Nga xác nhận rằng thi thể của ngài không phân hủy, và gần như bất tử. Song, những người đa nghi không tin vào điều này.

 >>Tư liệu nghiên cứu 

Khambo lạt ma Dasha-Dorjo Itigelov sinh năm 1852 và qua đời năm 1927, không xa thành phố Ulan-Ude của Nga, nơi có trung tâm tín ngưỡng nổi tiếng của phật tử Nga Ivolginsk datsan. Khi chết, ngài di chúc lại rằng quan tài của mình phải được thỉnh thoảng mở ra để xem xét tình trạng xương cốt. Vị lạt ma viên tịch trong tư thế thiền trên tòa sen, cách thức điển hình của một thiền sư.

Kể từ đó, di hài của ngài được đưa lên mặt đất 3 lần, năm 1955, 1973 và 2002. Lần gần đây nhất chiếc quách được mở ra là ngày 11/9/2002, với sự có mặt của các tín đồ Phật giáo Nga và cả các chuyên gia y tế.

Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi viên tịch? 1

Nhục thân bất hoại của Khambo lạt ma Dasha-Dorjo Itigelov sinh năm 1852 và qua đời năm 1927

Bài liên quan

Các nhà sư ở Ivolginsk datsan kể rằng lần nào cũng vậy, họ thấy cơ thể lạt ma còn nguyên vẹn như thể ngài chỉ vừa tạ thế. Sau lần đào mộ cuối cùng, các nhà sư quyết định không chôn cất lại mà đặt di hài ngài vào một quan tài bằng kính đặc biệt. Chiếc quách được để trong một căn phòng đặc biệt nơi các tín đồ có thể chiêm ngưỡng vị tiền bối. Song, người ta cấm không được chụp ảnh hoặc quay video thân thể ngài.

Trả lời báo Nezavisimy Vzglyad, trưởng phòng nhận dạng thuộc Viện chuyên gia y học pháp y Nga – Viktor Zvyagin – cho biết thi thể lạt ma được những người chứng kiến trong các cuộc khai quật trước đó xác nhận là đúng. Nhóm nghiên cứu đã kinh ngạc trước hiện tượng này và yêu cầu các nhà sư cho phép họ có được một vài sợi tóc và móng tay của ngài để phân tích. Khi xét trên nhiều yếu tố, Viktor Zvyagin cho biết cơ thể của lạt ma rất giống như của một người còn sống. Da của ngài vẫn mềm mại, các khớp có thể cử động và còn nhiều yếu tố khác. Đáng ngạc nhiên hơn là các phân tích hồng ngoại về mẫu mô đã tiết lộ rằng chúng hoàn toàn bình thường như mô của người sống.

Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi viên tịch? 2

Di hài của ngài được đưa lên mặt đất 3 lần. Sau lần đào mộ cuối cùng, các nhà sư quyết định không chôn cất lại mà đặt di hài ngài vào một quan tài bằng kính đặc biệt.

Có vài nguyên nhân khiến cho các thi hài vẫn giữ nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Một trong số đó là quá trình ướp xác của tự nhiên. Viktor Zvyagin cho biết hiện tượng ướp xác tự nhiên không chỉ có trong các nghĩa địa Nam Phi. Người ta từng tìm thấy tới 200 di hài trong tình trạng tốt khi khai quật ở quảng trường Manezh ở Maxcơva. Một nghĩa địa cổ từng được đặt ở đó từ nhiều năm trước.

Bài liên quan

Ngoài quá trình ướp xác, các thi hài còn được giữ nguyên trạng là do được xử lý bằng sáp mỡ và than bùn, khiến cho cơ thể giống như một loại xà phòng. Xác chết của vị bác sĩ riêng của gia đình sa hoàng Botkin được tìm thấy trong tình trạng đúng như vậy. Viktor Zvyagin cho biết chưa có phân tích kỹ lưỡng nào về thi thể vị bác sĩ này, các chuyên gia chỉ chụp X quang một lần để tìm kiếm những viên đạn trong cơ thể, nếu có.

Tuy nhiên, không một phương pháp nào trong số kể trên được dùng để ướp di hài vị lạt ma. Các Phật tử nói rằng chỉ có những thiền sư chứng đạo mới có thể rơi vào một vài trạng thái đặc biệt trước khi chết, và tự gột sạch mình đến mức cơ thể không thể phân hủy. Ngoài xác của Dasha-Dorjo Itigelov, chỉ có 3 thi hài của các Phật tử còn nguyên vẹn, đang được lưu giữ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi viên tịch? 3

Nhục thể Thiền Sư Vũ Khắc Minh tồn tại từ thế kỷ 18 đến nay vẫn còn nguyên vẹn

Hiện tượng bất hoại có thể không chỉ là đặc quyền của các tín đồ tôn giáo. Viktor Zvyagin nói rằng trong một cuộc khai quật ở Italy 15 năm trước, người ta đã tìm thấy xác chết của một bé gái trong tình trạng như vậy. Không may, không có phân tích nào về khám phá này được thực hiện. Và đến tận giờ, nghiên cứu về các xác ướp tự nhiên vẫn còn trong giai đoạn khai phá.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật - Vị lương y vô song

Tư liệu 08:07 27/02/2025

Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Tư liệu 10:16 13/02/2025

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ

Tư liệu 19:59 30/01/2025

Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Truyện cổ Phật giáo: Trang nghiêm tháp Phật

Tư liệu 07:15 12/01/2025

Lúc ấy, đức Phật đang ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, chọn một người vợ thuộc dòng quý tộc, chung sống với nhau vô cùng hòa hợp.

Xem thêm