Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/07/2024, 07:59 AM

Những chiêm nghiệm Phật giáo sâu sắc từ trước tác của GS Cao Huy Thuần

Giáo sư Cao Huy Thuần là tác giả của nhiều công trình khoa học, và nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, trong đó ấn tượng như: “Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta” (Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo); “Từ Đông sang Tây, Tôn giáo và xã hội hiện đại”…

Những ngày này, cộng đồng người Việt thương tiếc sự ra đi của Giáo sư Cao Huy Thuần. Ông là người Việt Nam, sống tại Pháp và nổi tiếng khắp thế giới với những công trình nghiên cứu khoa học trứ danh. Ông trút hơi thở cuối cùng xả bỏ huyễn thân vào ngày 8/7 tại Pháp, hưởng thọ 87 tuổi. Giáo sư Cao Huy Thuần là tác giả của nhiều công trình khoa học, và nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, trong đó ấn tượng như: “Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta” (Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo); “Từ Đông sang Tây, Tôn giáo và xã hội hiện đại”…

Bìa cuốn sách 'Thượng đế, thiên nhiên, người, tôi và ta' của GS Cao Huy Thuần.

Bìa cuốn sách "Thượng đế, thiên nhiên, người, tôi và ta" của GS Cao Huy Thuần.

Từ khi tìm hiểu về Phật giáo, tôi thường xuyên đọc các bài viết của Giáo sư Cao Huy Thuần xuất bản bằng tiếng Việt, từ đó mà hiểu được về Phật giáo. Để rồi hiểu ra, Phật giáo không phải là thờ cúng các vị thần linh, mà Phật giáo là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Cùng với đó, tôi cũng đọc các bài viết của GS. Nguyễn Tường Bách - một nhà khoa học vật lý trứ danh, với các tác phẩm: Đạo của vật lý”; “Lưới trời ai dệt”, đã làm những so sánh lý thú giữa sự phát triển của nhận thức về vũ trụ trong khoa học vật lý và vũ trụ quan của Phật giáo.

Xin trích dẫn một số câu viết của Giáo sư Cao Huy Thuần mà tôi được đọc:

“Có nhà vật lý học vĩ đại nào không mang một câu hỏi triết lý ở trong đầu về vật chất, về vũ trụ? Khoa học vật lý dường như bao giờ cũng trường tương tư với triết lý và tính thiêng liêng”.

“Phật giáo không phải là tôn giáo theo như nghĩa mà Tây phương gán cho tôn giáo, nghĩa là có siêu việt, có tín điều, có Thượng đế, có sức nặng chủ lực của lòng tin. Phật giáo đặt nặng trên kinh nghiệm, trên chứng ngộ của bản thân, không có tín điều. Thái độ của Phật giáo không đi ngược với khoa học. Đó là một mặt. Mặt khác, khoa học thay đổi cách nhìn và đặt lại vấn đề phương pháp. Cách nhìn mới khiến khoa học tiếp cận với tính thiêng liêng một cách ích lợi hơn”.

“Luận lý của Phật giáo vừa là A vừa là phi-A. Luận lý của Phật giáo chống lại nhị nguyên, và cả rừng kinh điển của Phật giáo chung quy cũng chỉ nhắm vào một chuyện thôi là vượt lên trên có và không”.

“Luận lý Aristote, qua nguyên tắc loại trừ vế thứ ba, không diễn dịch được tính đồng thời giữa những khía cạnh sóng và những khía cạnh hạt của vật chất: chúng vừa là sóng vừa đồng thời là hạt. Cũng khó diễn dịch qua ngôn ngữ thông thường sự “ phản vật chất” của vật chất (la “déchosiphication” de la matière), khó mô tả cái khám phá kỳ lạ “nền tảng của vật chất không phải là vật chất” (“les fondements de la matière ne sont pas matériels”)”.

“Thuyết duy vật cơ giới, thuyết nhị nguyên bị đặt lại vấn đề từ cơ bản; từ đó sinh ra những khái niệm mới vượt lên trên những quan niệm cũ. Hầu hết những người khai phá ra cơ học lượng tử cũng vừa là triết gia, có khi là nhà siêu hình học”.

Cho đến bây giờ, điều đáng ngạc nhiên là không ít nhà “khoa học” tại Việt Nam lại chưa hiểu gì về Phật giáo, cho rằng Phật giáo siêu hình, là “sổ súy” mê tín, là thờ cúng thần linh. Thậm chí, có người mang danh là “nhà khoa học” tại Việt Nam nhưng lại thiếu hiểu biết đến mức còn cho rằng: Thần thức, luân hồi… là thứ không kiểm chứng được. Trong khi đó, các nhà vật lý học, thiên văn học lừng danh thế giới (trong đó có Albert Einstein) đã tiếp thu những kiến thức từ Phật giáo, để rồi nghiên cứu thế giới vật lý, để thành công với vô vàn công trình khoa học vật lý trứ danh. Và các kết quả nghiên cứu vật lý, thiên văn hiện đại ngày nay ngày càng xác thực, chứng minh cho tính đúng đắn của kiến thức Phật giáo đã hình thành từ cả mấy nghìn năm trước.

Từ cách đây 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng rằng trong vũ trụ mà Ngài nhìn thấy có “ba nghìn đại thiên thế giới”, mà trong một hạt cát cũng có “ba nghìn đại thiên thế giới”. Từ câu nói này của Đức Phật, đến thời nhà Lý tại Việt Nam, Thiền sư Khánh Hỷ viết câu kệ: “Càn khôn tận thị mao đầu thượngNhật nguyệt bao hàm giới tử chung”. Dịch nghĩa là: Cả vũ trụ (càn khôn) đều nằm trong đầu một sợi lông, trong một hạt cải cũng có cấu trúc giống như mặt trời, mặt trăng. Ngày nay, khoa học đã chứng thực điều này, khi thấy cấu trúc của hệ mặt trời, của vũ trụ cũng giống với cấu trúc của mỗi nguyên tử vật chất, đều có các hạt/tinh cầu quay quanh hạt nhân. Luận thuyết triết học của đạo Phật là luận thuyết duy tâm – duy vật biện chứng khách quan, với quan điểm rằng, thế gian (vũ trụ) được tạo ra bởi vật chất và phi vật chất; có phi vật chất nằm trong vật chất và ngược lại vật chất nằm trong phi vật chất. Vào cách đây khoảng 5 thế kỷ, khi các nhà vật lý học phương Tây với chủ trương rời bỏ tôn giáo, để “cởi trói” cho khoa học, họ đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu vật lý, nhưng cũng đã mắc phải sai lầm.

Đơn cử như khi lý thuyết về năng lượng hình thành, đã chứng minh rằng mọi sự vận động, chuyển động của vật chất đều là nhờ năng lượng và lực. Nhưng, từng có thời kỳ, các nhà khoa học cho rằng chỉ có vật chất là tồn tại, và năng lượng chỉ có năng lượng ở dạng vật chất. Và do đó, mọi lực tác động đều do vật chất mà thành. Khi cái búa đập vào hòn bi, sẽ khiến hòn bi chuyển động. Các nhà vật lý cho rằng, cái búa đã đập một lực vào hòn bi, truyền năng lượng vào hòn bi, và hòn bi chuyển động là nhờ năng lượng đó. Nhưng các nhà khoa học không thể chứng minh được có thứ vật chất nào di chuyển từ cái búa sang viên bi. Rõ ràng lý thuyết chỉ có năng lượng tồn tại ở dạng vật chất đã sụp đổ.

Trong khi Đạo Phật từ cách đây hơn 2.500 năm đã cho rằng năng lượng có thể ở dạng vật chất, có thể ở dạng phi vật chất. Trong đó, Thần thức chính là năng lượng ở dạng phi vật chất. Cho dù các nhà vật lý từ cách đây 5 thế kỷ đã chỉ ra tính chất “sóng” và “hạt” của ánh sáng mặt trời, của năng lượng. Nhưng suốt mấy thế kỷ, với lý thuyết sóng – hạt, người ta không thể lý giải được tại sao các hạt photon của ánh sáng mặt trời lại có thể xuyên qua các khối vật chất đặc kín như tường nhà, thép… để nó nóng lên. Làm thế nào để các hạt ánh sáng lại có thể xuyên qua được tấm kính đặc vật chất? Và phải đến khi các nhà Vật lý quay về với những kiến thức tôn giáo, chấp nhận tư tưởng vật chất và phi vật chất, chấp nhận A và phi A cùng tồn tại, cùng đan kết vào nhau, thì nhà vật lý Einstein mới xây dựng được công thức E=mc2 từ đó mới giải thích được về năng lượng. Cũng trên cơ sở đó đến nay, hành trình đi tìm và chứng minh cho sự tồn tại của hạt phi vật chất của các nhà vật lý học, và đã tìm ra hạt quắc (Quark), tuy hạt này mỗi khi tạo ra chỉ tồn tại được trong thời gian vô cùng ngắn ngủi, nhưng đây là hạt vừa vật chất, vừa phi vật chất, là minh chứng cho sự tồn tại của những hạt phi vật chất.

Thế giới xưa nay có vô vàn các luận thuyết triết học, nhưng nổi lên hai trường phát triết học dường như “bất phân thắng bại”, đó là: duy vật và duy tâm. Từ khi khoa học phát triển mạnh vào những thế kỷ 15-20, trường phái duy vật có vẻ “thắng thế”. Trường phái duy vật nêu ra quan điểm: vật chất quyết định ý thức. Tức là, mọi hoạt động ý thức, nhận thức đều là do vật chất tạo ra. Ý thức là tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và nhiệm vụ của bộ não người đó chính là phản ánh giới tự nhiên. Cũng vì vậy, mà duy vật bác bỏ các ý niệm về sự tồn tại về các cõi “phi vật chất” như: Thiên đường, cõi Phạm Thiên, cõi Trời, cõi Ngạ quỷ, cõi địa ngục…

Thế nhưng từ cuối thế kỷ 20 đến nay, trường phái triết học duy vật đã dần trở nên yếu thế, và các nhà khoa học vật lý thế giới ngày càng nhiều người tin vào “duy vật – duy tâm” của Đạo Phật. Theo quan điểm của đạo Phật, nhận thức – ý thức là sự tương tác giữa vật chất và phi vật chất mà thành. Cụ thể, trong 8 thức của hệ thần kinh của con người, có một thức là Thần thức (tâm thức) thuộc về hành phi vật chất. Thần thức có thể tồn tại khi thân xác con người đã tiêu tan và Thần thức cũng chính là thứ có thể đầu thai luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác. Trong hoạt động tư duy của não bộ con người, Thần thức tương tác với các thức vật chất (nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức…) để thực hiện các hoạt động nhận thức (nhìn, nghe, ngửi…), từ đó hình thành tư duy, trí tuệ.

Như vậy, với cách nhìn duy tâm – duy vật biện chứng, đạo Phật đã tổng hòa và vượt trên được các quan điểm của duy tâm chủ quan (ý thức tạo ra vật chất) và duy vật biện chứng (vật chất tạo ra ý thức), để giải thích được thế gian một cách khoa học nhất và thuyết phục nhất. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Xem thêm