Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/01/2024, 08:15 AM

Những đặc tính của người nội tâm có tu dưỡng

Tu dưỡng là sự tích lũy nội tâm của một người qua nhiều năm tháng và nó được phản ánh trong mọi khía cạnh lời nói và hành động của một người.

1. Sống khiêm cung đạo đức

Điều chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất ở người có sự tu dưỡng là đức hạnh và phẩm giá đáng kính trọng. Người càng có sự hàm dưỡng sâu sắc về tâm hồn, sẽ càng hiểu rõ cách đối nhân xử thế.

Họ luôn giữ vững đức tính khiêm nhường, kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mà mình nhận được. Vì vậy mà cổ nhân mới nói rằng: “Đất hạ thấp thì thành biển, người biết hạ mình mới là bậc trí nhân”.

2. Sống với lòng biết ơn

Người tu dưỡng luôn thể hiện lòng biết ơn vì họ hiểu được giá trị của những điều mà mình có được. Từ đó trân quý mọi thứ đến và đi trong cuộc sống này. Con người chúng ta, sống trên đời luôn bị dẫn dắt bởi 3 độc tố là Tham - Sân - Si.

Vì vậy, nên mới thường dễ dàng bị cuốn theo những điều mà bản thân không có được và hâm mộ những thứ mà người khác có. Chúng ta ao ước, ghen tị với thành tích, tài năng, phú quý của người khác. Cho nên, người tu dưỡng họ hiểu rằng đó chỉ là những thứ phù phiếm, có được rồi cũng sẽ mất đi. Điều quan trọng là cần phải biết trân quý hết thảy những mối lương duyên trong cuộc đời.

Sống biết ơn còn là để chúng ta luôn ý thức tự nhắc nhở mình, trở về trong hiện tại. Và từ đó, với lòng biết ơn rộng mở chúng ta hoàn thiện mình qua từng ngày.

Sự cần thiết của sự tu dưỡng trong xã hội hiện đại

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Sống với niềm thấu hiểu tha nhân

Cổ nhân dạy rằng khi: “Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, cũng là chừa cho mình chút khẩu đức.” Mỗi người có một góc nhìn khác nhau, chúng ta xung đột và tranh cãi chỉ là vì mình đang không nhìn thấy được góc nhìn của đối phương.

Vậy nên, thấu hiểu cho người khác là đặt bản thân của chúng ta dưới góc nhìn của họ. Để hiểu và suy nghĩ về lý do tại sao một người lại có những lời nói, hành động như thế. Từ đó, hiểu và lựa chọn phương án phù hợp để có thể giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lý.

4. Sống biết cho đi

Người xưa có câu: “Hành thiện tối lạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Một số quan điểm cho rằng, phải có điều kiện, tiền bạc thì mới có thể giúp đỡ người khác. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta chẳng có những thứ vật chất ấy, thì vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.

Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp thôi cũng đã có thể chuyển hóa một nỗi khổ niềm đau của ai đó. Vì những điều xuất phát từ trái tim, rồi sẽ đến được với trái tim!

5. Sống trong sự soi sáng của Trí tuệ

Sự khiêm hạ của một người tu dưỡng, còn đến từ việc am hiểu sâu sắc và tường tận tri thức. Như một bông lúa chín cúi đầu, người càng hiểu biết sâu rộng, thì sẽ càng biết cúi mình.

Albert Einstein từng nói: “Hiểu càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu càng ít, cái tôi càng lớn”. Chính vì lẽ đó, mà đối họ tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, cũng là giữ sự sâu sắc cho mình.

Trí tuệ tinh anh của người có tu tập, còn được rèn luyện thông qua Chánh kiến. Chánh kiến chính là cái thấy biết sáng suốt, thấy mọi vật đúng như bản chất của chính nó. Người tu tập khi nhìn một điều xảy đến, thì sẽ thấy đúng những điều mà nó đang thể hiện ra.

Không suy diễn thêm, không đơm đặt vào và cũng không đồng nhất mình trong những trạng thái ấy. Để giữ vững trí tuệ tỉnh thức, cùng một tâm thái quân bình, chế tác nên hạnh phúc bình an nơi tâm hồn.

6. Sống thân cận thiện tri thức.

Khi tiếp xúc với những người có tu dưỡng, những người có đạo đức cao thượng và học vấn uyên bác, bạn sẽ cảm thấy lòng tươi mát như làn gió xuân. Sự tu dưỡng là điều không thể ngụy tạo, mà nó có sức hút xuất phát từ nội tâm.

Vì vậy, người có sự tu tập và rèn luyện, dù đi đến đâu họ cũng đều được kính trọng và nể phục. Không chỉ bởi phẩm chất đáng quý, mà còn vì trí tuệ sáng suốt, học vấn uyên bác nhưng lại vô cùng khiêm nhường của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm