Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/01/2023, 20:55 PM

Những điểm du lịch tâm linh đầu năm không thể bỏ lỡ ở Lào Cai

Sở hữu nhiều ngôi đền linh thiêng lâu đời như Đền Thượng, Đền Bảo Hà và quần thể tâm linh kỳ vĩ nơi đỉnh thiêng Fansipan, Lào Cai là điểm hành hương, du xuân trẩy hội hút khách bậc nhất Tây Bắc dịp đầu năm.

Đi lễ đền chùa, chiêm bái đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng người Việt. Đặc biệt đây cũng là dịp để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh mùa xuân rực rỡ, trải nghiệm các lễ hội tâm linh đậm sắc màu văn hóa dọc miền đất nước. Tất cả những mong cầu cho chuyến du xuân đầu năm tròn vẹn có thể tìm thấy ở Lào Cai, nơi được mệnh danh là Thiên đường du lịch vùng cao, cùng hàng loạt điểm đến tâm linh linh thiêng.

Đền Thượng Lào Cai – Di tích lịch sử thời Lê

Đền Thượng hay còn có tên Thánh Trần Từ tọa lạc trên đồi Hiệu Hóa phường Lào Cai, cách cửa khẩu chỉ khoảng 500 m. Đây là ngôi đền cổ được xây dựng vào thời Lê, thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn, trong sử sách là vị tướng tài ba, lãnh đạo đội quân đánh tan giặc ngoại xâm phương Bắc, bảo vệ bờ cõi, có công lớn trong 3 cuộc chiến chống quân Nguyên Mông. Người dân sau này lập đền thờ Đức Thánh Trần tại đồi Thượng, để ghi nhớ chiến công hiển hách và cầu người giúp sức đánh đuổi giặc Thanh.

Hơn 300 năm, trải qua bao thăng trầm lịch sử, với nhiều lần trùng tu, Đền Thượng uy nghi, sừng sững nơi biên ải đã trở thành một cột mốc lịch sử và văn hóa người Việt. Hàng năm, hàng vạn người về đây dịp tháng Giêng tham dự Lễ hội Đền Thượng, tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Trần, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và đặc biệt là cầu mong công danh, tài lộc năm mới.

Đền Bảo Hà – Ngôi đền thiêng thờ “Thần vệ quốc”

Đền Bảo Hà nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy”, tọa lạc trên địa bàn xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km. Đền được xây dựng ở phía chân con đồi Cấm, nằm bên cạnh là nơi sông Hồng chảy vào đất Việt, vì vậy khung cảnh nơi đây càng trở nên hữu tình.

Đền Bảo Hà là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Tây Bắc.

Đền Bảo Hà là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Tây Bắc.

Ngôi đền thờ danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy, trong tín ngưỡng dân gian là Ông Hoàng Bảy một vị nhân Thần, vị tướng hi sinh anh dũng khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, sau này được người dân tưởng nhớ lập đền thờ. Theo quan niệm với vị thế “tựa sơn hướng thủy”, ngôi đền giúp cho vùng đất này được bình yên, thịnh vượng.

Ngôi đền không chỉ có giá trị về ý nghĩa lịch sử, tâm linh mà còn lưu giữ hầu hết các kiến trúc nguyên thủy, với vẻ uy nghi và trang nghiêm. Hàng năm, đây là nơi tổ chức các Lễ hội lớn như Lễ Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Lễ hội Giỗ ông Hoàng Bảy… thể hiện nét sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc của địa phương.

Anh Gia Huy, du khách Hà Nội cho biết là một người làm kinh doanh, năm nào anh cũng đi lễ Đền Bảo Hà đầu năm và tạ lễ vào cuối năm. “Đầu năm về với Đền Ông Hoàng Bảy, mình cầu mong cho gia đạo được an yên, đặc biệt là công việc thuận buồm xuôi gió. Và chính đức tin ấy đã tạo nên sức mạnh tinh thần cho mình để tới gần tới thành công”.

Đền Mẫu Thượng Sa Pa 

Hành trình du lịch Lào Cai và Sa Pa, người ta truyền nhau phải tới Đền Mẫu Thượng hay còn gọi là Đền Mẫu, một trong 3 ngôi đền nổi tiếng ở thị xã. Ngôi đền cổ kính thế lưng tựa núi đã có niên đại hơn 200 năm, ẩn mình trong rừng cây xanh um. Đến đây, mỗi du khách đều cảm nhận được bầu không khí trong lành, yên bình với hương trầm tỏa trong không khí và đứng trước tượng Mẫu từ bi.

Đền cổ là nơi thờ Công chúa Liễu Hạnh, bà chúa Thượng Ngàn, mà trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đây là một trong 3 vị Tam Tòa Thánh Mẫu cao nhất. Bà chúa Thượng Ngàn cai quản vùng núi non, giúp người dân mùa màng bội thu, đi săn bắt được thú lớn. Cũng vì thế hàng năm, hàng vạn người dân, du khách về đây chiêm bái, với mong cầu cuộc sống ấm no, sung túc. 

Lễ hội đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2022 được tổ chức trang trọng, đặc sắc.

Lễ hội đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2022 được tổ chức trang trọng, đặc sắc.

Quần thể tâm linh đỉnh Fansipan – Kiệt tác giữa mây ngàn

Trong một bài phỏng vấn, Giáo sư Lê Văn Lan từng phân tích đỉnh Fansipan cao nhất Tổ quốc và là cao điểm linh thiêng nằm giữa trục thần đạo chạy từ cao điểm lớn nhất của thế giới (Hy Mã Lạp Sơn) xuống cao điểm thiêng nhất của Việt Nam (Ba Vì). 

Còn Thượng tọa Thích Đức Thiện – Tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam cũng từng nhận định, Fansipan là ngọn núi cao nhất trong ngàn vạn ngọn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ, đại huyết mạch của quốc gia, suối nguồn linh khí. Tọa lạc tại đại huyết mạch ấy là quần thể văn hóa tâm linh tựa kiệt tác giữa mây ngàn, làm tôn thêm cõi tâm linh màu nhiệm của Fansipan. 

Đại Tượng Phật A Di Đà trên đỉnh Fansipan là Tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa lạc ở độ cao cao nhất châu Á.

Đại Tượng Phật A Di Đà trên đỉnh Fansipan là Tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa lạc ở độ cao cao nhất châu Á.

Quần thể tâm linh đỉnh Fansipan thuộc Sun World Fansipan Legend bao gồm các công trình kiến trúc tâm linh mang nét đặc trưng của những nếp chùa Việt cổ, như được tạc vào non cao từ cả thế kỷ trước. Các công trình Phật giáo tiêu biểu như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Kim Sơn Bảo Thắng Tự và Đại Tượng phật A Di Đà hiện lên thâm nghiêm, kỳ vĩ tựa kiệt tác giữa mây ngàn gió núi, thu hút hàng vạn Phật tử, du khách hành hương, thưởng ngoạn.

Trong đức tin của nhiều người, đầu năm đến với đỉnh thiêng Fansipan nơi hội tụ linh khí đất trời, báo hiệu một năm phát quang. Người trẻ mang mong cầu thăng tiến trong công việc, trẻ nhỏ mong sức khỏe và trí tuệ, còn người lớn tuổi thỏa lòng khi suốt nhiều năm cuộc đời, lần đầu được đứng giữa đất trời, chiêm ngưỡng khung cảnh non sông gấm vóc của Tổ quốc.

Anh Vương Tú, du khách Hà Nội, chia sẻ: "Đầu năm đến với đỉnh thiêng cao nhất cả nước, chúng tôi có niềm tin về một năm mới vạn sự hanh thông, sự nghiệp có bước tiến mới".

Đến với Fansipan, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng bừng sức sống mùa xuân, mà còn được tham dự Lễ hội Khèn hoa và Hội xuân mở cổng trời. Đây là lễ hội lớn của khu du lịch, được tổ chức thường niên, tái hiện ngày Tết độc đáo, giàu bản sắc của đồng bào dân tộc Tây Bắc với phiên chợ vùng cao, trò chơi dân gian, cuộc thi múa khèn. Đặc biệt du khách sẽ được tham dự phần Lễ rước, Lễ cầu quốc thái dân an trang nghiêm, với niềm tin về một năm bình an, sung túc. 

Du khách hào hứng tham gia trò chơi dân gian tại Lễ hội Khèn hoa 2023.

Du khách hào hứng tham gia trò chơi dân gian tại Lễ hội Khèn hoa 2023.

Thiên nhiên mùa xuân say đắm lòng người, sở hữu những điểm đến tâm linh linh thiêng và đa dạng lễ hội tưng bừng, đậm bản sắc, Lào Cai hứa hẹn là điểm đến hàng đầu để du khách, Phật tử mỗi mùa xuân về.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm