Thứ, 06/07/2020, 15:51 PM

Những khác biệt giữa Thiền và Yoga

Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe).

Những hiểu nhầm về Thiền định 

Nhiều người chưa biết rõ những khác biệt giữa Thiền và Yoga, đôi lúc họ nói, tôi đang Thiền, người khác cho biết tôi đang tập Yoga. Có người nghĩ Thiền và Yoga giống nhau. Người khác nói hai thứ rất khác biệt.

Trước hết, chúng ta nên biết nghĩa hai từ Thiền và Yoga. Tiếp theo là biết căn nguyên hai từ nầy phát xuất từ đâu.

Yoga bắt nguồn từ cổ ngữ Sankrist, có nghĩa là hợp nhất (union). Tức là kết nối giữa linh hồn (soul) và Thần linh (Spirit) hay giữa cá thể (individual) và vũ trụ ( universe). Mặt khác, Yoga không những chỉ có nghĩa là diễn tả trạng thái kết hợp mà còn có nghĩa là đạt được trạng thái kết hợp ấy.

Tập Yoga

Tập yoga

Tập yoga

Tám nhánh của Yoga (Eight Limbs) dần dà bị biến thái, nhiều tác giả diễn nghĩa 8 nhánh ít có sự tương hợp với nhau. Tìm trên internet tiếng Anh cũng như tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy nhận định trên. Chú thích cuối trang là một thí dụ.

Ở thời kỳ đầu, yoga chưa thật sự được quan tâm và phát huy hết giá trị của mình. Bởi những người thực hành thiền đặt trọng tâm nhiều hơn vào nghi lễ. Mục đích là để đạt được những mong ước tối cao theo quan niệm tôn giáo. 

Giai đoạn sau, người hành thiền mới nhận ra, việc thiền định không chỉ là hình thức nghi lễ. Mà nó còn phải là những khám phá, trải nghiệm tâm linh. Thế nên, hình thức thực hành yoga ra đời, tồn tại song song với việc thiền định. 

Yoga đã có thời kỳ phát triển vô cùng rực rỡ tại Ấn Độ. Thậm chí, nó còn được bậc hiền triết Patanjali biên soạn thành sách có tên là Patanjali Yoga. Quyển sách này đã ghi lại chi tiết cách thức tiến hành 8 nhanh yoga phổ biến trong thời kỳ ấy. Gồm có:

1. Yama (Do’s) [Bước]

2. Niyama (Don’ts) [Lùi]

3. Asanas (Positions) [Đứng]

4. Pranayama (Control of breath or Life Force) [Nín thở]

5. Pratyahara (Sense Withdrawal) [Hủy cảm]

6. Dharana (Concentration) [Tập trung]

7. Dhyana (Meditation) [Trầm tư] and 8. Samadhi (Spiritual Ecstasy) [Xuất thần].

Thời kỳ cận hiện đại, việc thực hành yoga ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Vì vậy, nhiều nhánh yoga khác đã ra đời. Điều này làm cho yoga hình thành nhiều trường phái khác nhau.

Điển hình là hình thức Hatha Yoga. Đây là bộ môn thực hành yoga kết hợp với kỹ thuật hơi thở để thanh lọc cơ thể. Hiện nay, các thực hành yoga đều dựa trên hình thức trường phái yoga này. 

Trên hệ thống điện tử toàn cầu, có liệt kê sơ lược một số lợi ích của Yoga như: giảm căng thẳng, giảm cân, tăng gia năng lực và hệ miễn nhiễm, thể hình tươi đẹp. Đúng ra là có nhiều hơn nữa.

Lợi ích tu tập thiền định trong kinh doanh

Thiền (Sanskrit: Dhyana) là tỉnh lặng, là sự tập trung tâm chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ một điều gì khác (Thiền Chỉ), hoặc Tâm dõi theo hơi thở vào, hơi thở ra (Thiền Quán).

Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment) thường dành cho những người có trình độ Phật học cao, thường là các nhà Sư. Mục đích của Thiền Giác Ngộ là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment) thường dành cho những người có trình độ Phật học cao, thường là các nhà Sư. Mục đích của Thiền Giác Ngộ là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Thiền phát xuất từ Phật Thích Ca. Thái tử Tất Đạt Đa (Gô Ta Ma) sáu năm liên tục tu khổ hạnh với các đạo sĩ danh tiếng của Ấn Giáo và Bà La Môn. Thái tử nhận thấy lối tu khổ hạnh và trầm tư để thể nhập với Thần linh, của hai tôn giáo nầy, không thể đưa con người ra khỏi bệnh tật và khổ đau. Do vậy, Ngài rời bỏ các bạn đồng tu, đến một gốc cây đại thụ, tĩnh tọa tham Thiền liên tục 49 ngày đêm và Thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm. Thiền Phật Giáo bắt nguồn từ đó.

Thiền mà Phật dạy cho các đệ tử, có hai giai đoạn chính, tôi tạm gọi là hai loại Thiền; Giai đoạn đầu là Thiền thể nhập với thế gian (Phật pháp bất ly thế gian pháp) để người thực hành đạt được sự an lạc của tâm và mạnh khỏe của thân. Tôi gọi là Thiền Sức Khỏe (Meditation for health), và Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment).

Cách thực hành và ích lợi của Thiền Sức Khỏe được mô tả trong nhiều bộ kinh của đạo Phật như, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh An Ban Thủ Ý... Thực tế, Tất cả kinh điển của nhà Phật đều quy về một đích điểm là Định trong pháp môn Thiền Định.

Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment) thường dành cho những người có trình độ Phật học cao, thường là các nhà Sư. Mục đích của Thiền Giác Ngộ là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Thiền định là dược phẩm chữa lành nguyên nhân của bệnh tật

Ngày nay khoa học sử dụng các loại máy tân tiến và tìm thấy Thiền trong kinh điển Phật Giáo có vô số diệu dụng. Từ việc giúp chữa trị các bệnh thuộc hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ung thư, sida, hệ thần kinh, mất ngủ, chấn thương sau thời hậu chiến...cho đến những lợi ích làm tăng năng lực, trí nhớ, sắc đẹp, chữa bệnh hiếm muộn, bệnh chợ chưa đi mà tiền đã hết. Hơn thế nữa, Thiền giúp phát triển kinh tế, xí nghiệp, cải tiến nhân sinh, sống đời có hạnh phúc và an lạc hơn. Có sáu loại Thiền khác nhau tùy theo mục đích:

- Thiền Chính niệm (Mindful meditation)

- Thiền Quán tưởng (Reflective meditation)

- Thiền Niệm chú (Mantra mediation)

- Thiền Chú ý Tập trung (Focused meditation)

- Thiền quán tưởng hình ảnh (Visualisation meditation)

- Thiền thở (Breath meditation)

Hành giả chọn một trong sáu loại nói trên.

Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe). Tương lai, hành giả hy vọng vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).

Tất cả các loại thiền tập đều không tốn tiền, không tranh giành với ai, không sợ cạn kiệt nguồn thiền. Mỗi ngày chỉ cần Thiền vài chục phút là có kết quả chữa trị vô số bệnh tật, như khoa học đã chứng minh mà tôi trích dẫn rất nhiều chứng cớ trong tác phẩm nầy. Ngoài ra, đi đứng nằm ngồi, suy nghĩ và hành động luôn luôn chính niệm (mindfulness) trong tinh thần Tứ vô lượng tâm và Bát chính đạo như đã trình bày bên trên. Đó là Thiền Chính Niệm.

Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm