Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những kỷ niệm về Thầy Kiệm ở Hà Tĩnh

Tháng tư mùa hạ tới hoa sen đua nở ngát hương thơm, mùa Phật Đản lại về trong niềm hoan hỷ của những người con Phật. Thầy nhẹ nhàng ra đi về cõi cực lạc trong tiết trời của tháng tư thiêng liêng. Nhìn dòng người đưa tiễn Thầy về đài hỏa táng để làm lễ trà tỳ trong niềm tiếc thương vô hạn, ai cũng xúc động thành kính niệm câu A Di Đà Phật. 

                        Ảnh: Thầy Kiệm cùng phật tử đi thả cá phóng sinh
Lúc này, tôi lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ, khi cùng chúng bạn chăn bò ở đồng làng, nhìn sang bên kia sông thấy đoàn người đi bộ gánh những chậu cá, tôm, tép, ốc để thả xuống bờ sông… Dẫn đầu đoàn là một người đàn ông, mặc bộ áo nâu sòng, che sau lưng người ấy là tấm áo tơi đã cũ mục, đầu đội chiếc nón phai màu đã thấm nhiều nắng mưa, người đó cụt tay trái, tay phải cầm chiếc gậy với từng bước chân đi bộ rất nhanh. Hồi đó còn nhỏ, tôi chưa hề biết người ấy là ai, về tới nhà hỏi mẹ thì mẹ bảo đó là Thầy Sư Kiệm chuyên đi thả cá, phóng sinh.

Thầy đã xuất gia tu hành từ sớm

Mẹ tôi kể, Thầy Sư Kiệm ở xã bên, tên thật là Phan Trọng Kiệm. Do duyên tu học từ nhiều đời, lên 3 tuổi, Thầy đã dùng riêng bát đũa, 7 tuổi đã ý thức thả cá chim phóng sinh. Thầy sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em, cuộc sống gia đình thầy vất vả cơ cực nhưng ai cũng có ý chí vươn lên trong cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội. Thầy Kiệm sinh vào giờ Dần ngày 16 tháng 9 năm Tân Tị (1941) tại thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Thầy chỉ học tới lớp 6 nhưng rất chăm chỉ, tinh thông sử sách, uyên thâm về lĩnh vực Hán học. Ban ngày Thầy đi làm đồng giúp bố mẹ, tối về Thầy dành thời gian học chữ và trì Kinh, niệm Phật. 
          Ảnh: Thầy Kiệm lúc còn khỏe mạnh 
Những người dân sinh ra và lớn lên trên quê hương Hà Tĩnh, nếu ai một lòng thành kính và sâu sắc thâm ân Tam Bảo thì không thể không biết tới Thầy. Ngày tháng tu học Phật pháp của Thầy Kiệm gắn liền với thời cuộc khó khăn những năm 60 của thế kỷ trước. Khi Phật giáo rơi vào giai đoạn bế tắc, thời đó có chính sách phá bỏ chùa chiền, các ngôi chùa, đền miếu bị đập phá, dỡ bỏ và các sư sãi phải hoàn tục, giờ chỉ còn lại những phế tích, dấu tích trên các địa danh đổ nát tan hoang của đa số những ngôi chùa tại địa phương.

Năm 16 tuổi, Phan Trọng Kiệm một mình tìm đường lên chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh xin ở lại tu hành. Ngôi chùa lúc đó hoang sơ, có một sư bà trụ trì ở đó và ban cho Phan Trọng Kiệm pháp danh là Thích Thiện Tuệ. Sau đó sư bà tuổi cao viên tịch thì Thầy Kiệm tu bổ, cải tạo lại ngôi chùa và hoằng dương Phật Pháp cho nhiều phật tử trong vùng. Tháng 2/1989, Thầy lại chuyển về tu tập tại am dựng ở trên đất nhà anh trai cả kể từ đó tới nay.

Để lại một phần nhục thân khi còn tại thế
Ảnh: Cánh tay của Thầy được đặt trong tháp lưu ly nơi Tam bảo 
Ngày 18/06/1979, với những tình cảnh riêng, để tỏ lòng trung trinh trước triền phược của cuộc đời, Thầy Kiệm thí phát nhục thân để minh chứng lòng ngay tâm thật trước Tam Bảo.

Câu chuyện về cánh tay trái của Thầy Kiệm khiến người người thấy kỳ lạ. Ai cũng tò mò bởi cánh tay ấy sau gần 40 năm đặt vào tháp lưu li, thờ phụng nơi điện Tam Bảo vẫn còn nguyên vẹn.
                                   Ảnh: Cánh tay trái của Thầy 
Cánh tay với năm ngón tay bắt “ ấn quyết Tam Muội”, da, xương chỉ khô và cứng lại như gỗ chứ không bị phân hủy gì. Dần dần, phật tử khắp nơi cùng ghé về tịnh thất của Thầy để nghe thuyết giảng kinh Phật và chiêm ngưỡng cánh tay trái thần kỳ. Mọi người gọi thầy Kiệm bằng cái tên trìu mến kính trọng “Ngài”. 
 
Năm 2009, Thầy Kiệm bị xuất huyết não, dù chỉ nằm một chỗ ở giường bệnh, không đi lại được nhưng thần thái của thầy vẫn minh mẫn, da dẻ hồng hào, đầy khí chất năng lượng tinh anh trong gần 10 năm trời. Cho đến 11h30 trưa ngày 03/04/Mậu Tuất (17/05/2018), tại tịnh thất Bành Phong Giang, Thầy đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch.
 
Dù Thầy đã ra đi nhưng chánh pháp của Thầy mãi mãi còn trong những người con phật tử. Cuộc đời tu hành của Thầy đã chánh ngộ chánh giác, Thầy chỉ tạm rời cõi trần để về thế giới bên kia tiếp tục sứ mệnh hoằng truyền Phật pháp đến với chúng sinh ở cõi Ta Bà. 

Những người phật tử chúng con sẽ tiếp nối bước chân của thầy để cố gắng tu tâm tích đức, sống tốt hoàn thiện chính bản thân mình. Nguyện hạnh lành, tinh tấn để góp sức làm cho cuộc đời tươi đẹp trong niềm hân hoan của chánh pháp từ bi hỷ lạc.

Nguyễn Hồng Liên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Phật giáo thường thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm