Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 10:58 AM

Những ký ức về Tết Trung thu

Trung thu gần tới, các chùa đang chuẩn bị tổ chức Trung thu cho các em nhỏ, điều này khiến tôi bồi hồi nhớ trung thu năm trước, thời gian trôi qua đã kịp dệt thành ký ức.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Lời Phật dạy 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để có trải nghiệm thực tế, tôi đạp con xe thể thao từ khoảng giữa Bạc Liêu đi về Cà Mau, cắt ngang xứ đạo công giáo Tắc Sậy nổi tiếng, đến vị trí ngay quốc lộ có cây cầu Sư Son cũ mới cạnh nhau cùng một con rạch, hết dốc đã đến chùa Từ Quang bên phải. Ở đây các em thiếu nhi tề tự ở chùa như kiểu chơi "xắt nhỏ" bày biện chờ tối...ăn Trung thu! Ngồi với mấy nhóc một chút, nghe chuyện, hỏi thăm: em gần chùa, đứa nhỏ khá xa, đều tin Phật pháp và sinh hoạt thường xuyên ở chùa này. "Chút tối chú quay về ghé ăn trung thu với tụi con!"- mấy nhóc rủ rê, tôi "ừ" rồi đạp xe tiếp đến chùa Liên Hoa.

Chùa Liên Hoa phải qua cây cầu Công Lý vắt ngang kênh đào chảy xiết, trước phải đi phà gỗ. Không gian rộng lớn, chính điện cũ mới nối tiếp lại có các hạng mục trải trên diện tích đất mênh mang cắt ngang thôn làng. Giờ nghỉ, ở hành lang cánh nhóc nông thôn hiền lành im ru ngồi tám chuyện nho nhỏ, kể cho tôi nghe về chuyện thầy trú trì tặng xe đạp cho quà bánh hoài và "họ" đang chờ. Khi được Thượng tọa Huệ Thành tiếp, tôi kể lại cho thầy nghe và vị sư không thể không mỉm cười trong ánh nhìn hướng về hành lang có đám nhóc dân quê đáng yêu.

Hình ảnh tác giả vui tết trung thu cùng các em nhỏ

Hình ảnh tác giả vui tết trung thu cùng các em nhỏ

Tôi về, chiều buông, cánh học trò đã bày trận ở sân chùa Từ Quang lủ khủ mâm bàn giăng văng treo lủng lẳng các bịt bánh Snack Bar chế biến sẵn như trong tiệm hàng, thì ra cỗ trung thu của "họ" là vậy. Không thấy bánh Trung thu. Nghe nói sư cô trú trì cho tiền mua tùy ý và "họ" mua như vậy cho vừa túi tiền. Thôi, cũng trung thu. Nhìn các em nô đùa hí hửng quanh máy túi bánh đã cúng xong, đứa áo dài áo ngắn hở bụng thấy thương, tôi trệu trạo nhai máy trái ấu mua ngoài đường rồi bịn rịn bái bai các em về tránh đêm.

Vùng quê nghèo, cỗ Trung thu của các em là vậy, mà chính tôi thú thiệt cũng chưa từng thấy cỗ trung thu tươm tất đầy đủ đúng lễ bộ là như thế nào? Tần ngần ngắm mấy bức hình đúng năm tuổi, tự cười một mình nhớ lại mấy nhóc dưới kia. Rồi quan sát các hàng bánh lèo tèo chờ trung thu ở chợ nhỏ, khu xóm ổ chuột bầy hầy nheo nhóc, chạnh lòng: các em cũng như tôi, chưa từng thấy cỗ Trung thu ra răng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Xem thêm