Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/03/2016, 22:14 PM

Những suy ngẫm về việc đeo trang sức và xăm hình Phật

Ngày nay, việc đeo trang sức có có khắc hình đức Phật hay gắn tượng Phật bằng vàng, ngọc đá quý đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Bên cạnh đó, có một số người còn xăm hình chư Phật lên nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. 

Vậy những hành động này có nên hay không? 

Về việc đeo trang sức có gắn hình tượng Phật thì tôi xin được chia làm hai nhóm. Một nhóm là những người phật tử, nhóm còn lại là những người ngoại đạo.

Nhóm những người là phật tử có nghĩa là họ đã quy y Tam Bảo, đã được học về những giáo lý mà đức Phật truyền trao. Tuy nhiên, họ vẫn thường hay đeo những trang sức quý có gắn hình tượng Phật để đi chùa. Vậy làm điều này nên hay không nên?
 Ảnh minh họa
Một số người có lẽ đang mang trong mình một cách nghĩ sai lầm. Họ đeo những trang sức ấy vì muốn chứng tỏ mình là một phật tử thuận thành, nhắc khéo người khác mình hiểu về Phật pháp và đi chùa lâu năm. 

Xin thưa, phật tử là một danh xưng cao quý, chứng tỏ ta đã quy y nơi cửa Phật chứ nó đâu phải là một danh hiệu để chúng ta đem khoe khoang, đem thể hiện với người đời. Việc đeo những món trang sức có tính Phật giáo để khoe khoang việc tu tập của mình chính là sự biến tướng của cái tôi ngã mạn. Đây là điều mà phật tử cần tránh. 

Không những thế, việc đeo trang sức khi đi chùa còn là việc làm trái với lời của chư Phật đã chỉ dạy. Đeo trang sức cốt là để làm đẹp cho bản thân. Mà làm đẹp cho bản thân cũng chính là khơi gợi tâm sắc dục cho người khác.Vô tình khiến họ khởi niệm bất thiện. Thiệt chẳng mang lại lợi ích gì.

Còn đối với những người ngoại đạo, họ đeo trang sức có hình đức Phật hay Quán Thế Âm Bồ Tất như một vật để cầu may mắn, cầu che chở cho bản thân họ. Họ mong Phật phù hộ cho họ đánh con lô, con đề hôm nay về to, mong Trời Phật phù hộ “che tai che mắt” công an để lô hàng buôn lậu của họ cập bến thành công. Hay phù hộ cho họ hôm nay đi ngoại tình trót lọt, không bị vợ hay chồng phát hiện… Còn ti tỉ thứ vô lý và oái oăm khác mà ngày ngày họ vẫn thầm cầu nguyện “bắt” Phật “phù hộ”.

Làm gì có vị Phật hay Thần Thánh nào phù hộ nổi cho bạn những điều đó đâu? Nếu có ai còn đeo trang sức có hình Chư Phật mà mang những suy nghĩ đó thì hãy mau mau tỉnh táo lại đi thôi.

Chưa kể đến việc họ đeo trang sức hình Phật mà lại mặc áo trễ cổ, khoét đủ chỗ tùm lum. Dây đeo có khi còn dài đến ngực. Những người xung quanh thấy phản cảm vô cùng!

Trong xã hội hiện nay còn tồn tại tình trạng một số người xăm hình Chư Phật kín lưng hoặc xăm trên tay, trên cả…bắp đùi. Phật nào ngự ở nơi bắp tay, bắp đùi hay trên lưng vậy? 

Có người thanh minh xăm hình như thế giúp tĩnh tâm hơn những lúc sân hận. Tôi tự hỏi là lúc cơn sân nổi lên thì liệu có ai đủ bình tĩnh để vén quần, vén áo lên để nhìn Phật cho “hạ hỏa” không? Muốn thế có khi lúc nào cũng phải cởi trần, mặc quần đùi để nhìn thấy Phật suốt. Nếu vậy, cớ sao họ không xăm luôn hình Phật ngự ngay giữa mặt để mỗi khi soi gương lại một lần nhắc nhở bản thân và “khuyến tấn” người khác tu tập nhỉ?

Tất cả chỉ là những lời ngụy biện do trí tuệ của chúng ta bị vô minh che lấp mà thôi.

Sợi dây chuyền có hình Phật đó có thực sự là đức Phật không? Có giúp chúng ta kiềm chế được cơn nóng giận hay giúp chúng ta không gây tạo nghiệp xấu hay không?

Đức Phật đã dạy rằng: “Hãy tự nương tựa vào bản thân mình, không dựa vào ai khác. Hãy thắp lên mà đi với ngọn đuốc chánh pháp, không phải phi pháp!”

Vậy, chuyển hóa tâm là do tự lực của mình, không phải dựa vào người khác, dù đó là đức Phật hay hình ảnh của Người đi chăng nữa. Chúng ta cần siêng năng nỗ lực tu tập để dẹp trừ dần bản ngã, hoàn thiện bản thân để đến được với con đường giác ngộ và giải thoát.

Chứ chúng ta lại dựa vào sợi dây chuyền mang hình Phật mà muốn được thành tựu thì chẳng khác gì “nấu cát thành cơm”. Nếu thực sự mấy sợi dây chuyền mang mặt Phật có tác dụng như vậy thì chúng ta chẳng cần tu tập làm gì, chỉ cần đeo hình Phật là đủ.

Bản thân chúng ta đầy sân hận mà không chịu quán chiếu tác hại của nó, không chịu quy y cửa Phật để nương nhờ thiện tri thức chỉ bày cách tu sửa. Mà lại dễ tin vào mấy hình xăm hay những sợi dây chuyền ấy sẽ giúp bản thân tự diệt được sân si. Điều này có khác gì lau bên ngoài cái chậu lại muốn làm sạch bên trong?

Khi thỉnh bất kỳ một món đồ mang tính Phật giáo nào, thì mục đích và ý nghĩa quan trọng nhất là dùng để nhắc nhở, phản tỉnh bản thân cần tinh tấn tu tập hơn nữa để sửa chữa những sai lầm của bản thân. Khi đeo trang sức có gắn hình Đức Phật, chúng ta sẽ tự nhắc mình phải có những cử chỉ, lời nói đúng mực, răn dạy chúng ta học hạnh kiên nhẫn, từ bi và luôn thận trọng trong từng ý nghĩ cũng như lời nói. 

Khi chúng ta giữ được suy nghĩ (ý), lời nói (khẩu) và hành động (thân) đều lương thiện, cao đẹp thì tự khắc sẽ gieo những thiện duyên, cuộc sống sẽ an lành. Với ý nghĩa này, chúng ta có thể thỉnh những món đồ này về cho bản thân hoặc để tặng người thân, bạn đồng tu… như một món quà vô giá về tinh thần.

Cuối cùng tôi chỉ muốn nhắn nhủ tới các bạn một điều rằng: Chẳng có thứ trang sức nào có thể giúp được ta thành tựu bằng việc chính ta tự đúc một tượng Phật trong tâm mình, luôn ghi nhớ những lời Phật dạy mà y giáo phụng hành. Bấy giờ dù bạn có mang theo mình hình ảnh Phật hay không cũng không quan trọng nữa. Bởi chúng ta luôn có Phật bên người, chính tại nơi đây, ngay trong trái tim mình.

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm