Tại sao khi cúng vong lại tụng chú biến thực biến thủy?
Hỏi: Tại sao khi cúng vong hoặc tiến linh cho các bậc Tôn Sư, lại đọc 2 bài chú: Biến Thực và Biến Thủy. Xin hỏi, điều này có ý nghĩa gì?
Đáp: Biến thực chân ngôn hay biến thực chú, hoặc biến thực đà la ni, đây là thần chú biến hóa thức ăn để cúng thí cho chư thiên và ngạ quỷ. Về nguyên nhân có ra thần chú nầy, theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang quyển 1 trang 752 có ghi như sau: “Kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni có nói: Phật thuyết pháp ở Tăng già lam ni câu luật na thành Ca tỳ la.
Lúc bấy giờ, Tôn giả A Nan ngồi một mình nơi thanh vắng tu tập thiền định. Sau canh ba, chính Tôn giả A Nan thấy một ngạ quỷ Diệm Khẩu, thân hình xấu xí khô gầy, trong miệng lửa cháy, yết hầu nhỏ như đầu kim, tóc rối, răng móng dài nhọn rất đáng kinh sợ.
Ngạ quỷ ấy bảo A Nan rằng: Sau 3 ngày nữa A Nan sẽ chết và cũng đọa vào trong loài ngạ quỷ. A Nan sợ hãi liền hỏi phải làm cách nào để được thoát khổ? Ngạ quỷ Diệm Khẩu bèn chỉ rõ cho A Nan: Nếu cúng thí vật thực cho vô lượng ngạ quỷ cùng trăm ngàn Bà La Môn Tiên (là một loại tiên trong loài quỷ) và cúng dường Tam Bảo rồi hồi hướng công đức cho chúng để chúng được sanh lên cõi trời và người ấy được tăng thêm tuổi thọ.
Tôn giả A Nan liền đến chỗ Phật, đem việc ấy bạch lên và cầu xin Phật chỉ dạy. Đức Phật vì ngạ quỷ Diệm Khẩu tuyên nói Đà la ni biến thực chân ngôn có vô lượng oai đức tự tại quang minh thù thắng diệu lực.
Theo Tiêu Thích Kim Cang Khoa Nghi Hội Yếu Chú Giải 2 thì hành giả niệm chân ngôn nầy được 3 biến, 7 biến hoặc 21 biến thì nhờ thần lực của chân ngôn, các vật cúng tự nhiên biến thành các món ăn ngon của chư thiên, món nào cũng đều rất nhiều như cả núi Tu Di. Thực hành phép biến thực này, trước dùng Tịnh pháp giới chân ngôn chữ “Lam” và bắt ấn kiết tường gia trì 21 biến để làm cho thức ăn được thanh tịnh, kế đó niệm Biến thực chân ngôn rồi sau niệm Phổ cúng dường chân ngôn (Đại 92, 137 hạ) Án, nga nga nẳng, tam bà phạ, phiệt nhật ra hồng".
Ngoài ra, theo bộ Oánh Sơn Hòa thượng Thanh Qui hạ của Nhật Bản thì có thêm chân ngôn rảy nước trì tụng trong hội cúng thí cho ngạ quỷ (Đại 82, 446 trung) là: Nam mô tát phạ đát tha nga đa, phạ lồ chỉ đế, án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm