Ni trưởng Liễu Tánh: Bậc long tượng của Ni giới Tiền Giang
Xuất thân từ miệt vườn Cai Lậy – Tiền Giang, Cố Ni trưởng Liễu Tánh (1916 – 1982), (thế danh Lâm Trường Nguyên, pháp danh Diệu Tánh, hiệu Nhựt Trinh – Phổ Tiết) được biết đến là bậc Trưởng lão Ni, một tấm gương tiêu biểu của Ni giới tỉnh nhà, của dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41.
Nhờ cơ duyên trưởng dưỡng đạo tâm và lãnh hội tinh hoa giáo pháp với các bậc cao Tăng thạc đức đương thời như Tổ Như Hiển – Chí Thiền, Tổ Thanh Kế – Huệ Đăng, HT. Pháp Tạng và nhiều chư Ni trưởng lão tiền bối; Ni trưởng đã sớm trở thành một danh Ni xuất chúng, thăng tòa thuyết pháp tiếp độ Ni lưu và tín chúng Phật tử. Công tác hóa đạo của Ni trưởng vì thế, không chỉ gắn liền với sự nghiệp xây chùa, đúc tượng, từ thiện xã hội, hộ quốc an dân (1963) mà còn chú trọng đến sự nghiệp giáo dục qua các lớp Sơ đẳng Phật học, mở các Trung-Tiểu Giới đàn,… và đặc biệt là đảm nhiệm vai trò Nguyên Vụ trưởng Ni bộ Nam Việt nhiệm kỳ II (1968 – 1972). Điều đó cho thấy rằng, Người không chỉ xứng đáng là “pháp khí thiền gia” mà còn làm rạng rỡ, vững chắc cho nền móng Ni giới Tiền Giang hôm nay và mai hậu.
Giá trị đạo đức Ni giới qua lăng kính xã hội Việt Nam hiện nay
Cơ sở chính lưu dấu bước chân hóa đạo của Ni trưởng trong gần 70 năm là hai ngôi cổ tự do Ni trưởng khai sơn, được tôn trí với lối kiến trúc, mỹ thuật tinh tế, độc đáo: Phật Bửu Ni tự (1947) – Ngôi chùa Ni đầu tiên của Phật giáo Tiền Giang (tọa lạc lại số 11, đường Võ Thanh Tâm, khu phố 2, phường 1, thị xã Cai Lậy. Còn được gọi là chùa Sư Nữ) và Pháp Hoa Ni Viện (1968), (tọa lạc tại 183, đường Cô Bắc, phường Cô Giang, quận 1, TP. HCM). Tuy nhiên, để tìm về những dấu ấn của Ni trưởng thì Phật Bửu Ni Tự được xem là cơ sở bảo tồn nhiều giá trị văn hóa, lịch sử bao gồm cả các truyền thống tu học và hiện vật, di sản của bậc Tôn sư. Tất nhiên, để kế thừa công lao khai sơn của Tổ Thầy, Phật Bửu Ni Tự vẫn không ngừng tiếp nối, duy trì mạng mạch và góp phần cho Tông phong vĩnh chấn dưới sự tiếp quản của NT. TN. Minh Hạnh, NT. TN. Minh Viên và NS. TN. Như Trang (Trụ trì đương nhiệm) cùng chư Ni tại bổn tự.
Riêng đề cập đến mảng di sản, trước hết phải kể đến “xá lợi Thánh Tăng” do Ngài Narada Maha Thera từ Tích Lan đến tặng HT. Pháp Tạng và Ni trưởng vào năm 1960. Hiện nay, di vật được tôn thờ tại chánh điện bổn tự.
Thứ hai, các hình ảnh hoạt động của Ni trưởng và các bậc tiền bối được bảo trì trong một không gian tư liệu hình ảnh riêng nằm ở phía Tây lang bảo tự.
Thứ ba, các hoành phi, liễn đối do Ni trưởng thêu tay. Trong đó, bức “Tổ ấn trùng quang” được trưng thờ tại Tổ đường; riêng 2 bài kệ của Ngài Thần Tú, Lục Tổ Huệ Năng và cặp câu đối:“Nhất hoa hiện thoại châu sa giới.Ngũ diệp lưu phương biến đại thiên”. Đều được tôn thờ phía hậu điện, tại phương trượng xưa của Ni trưởng.
Thứ tư, một bình bát bằng gỗ được HT. Pháp Tạng truyền lại cho Ni trưởng, một chiếc y nâu lộ diện nhiều nếp cũ sờn mà Người thường đắp mỗi khi trì lạy kinh Pháp Hoa, một bức chân dung Ni trưởng được ép bằng chất liệu Mica hình bầu dục và một cây bút khắc tên “Như Tánh” thay vì “Diệu Tánh”. Qua lời của NS. TN. Như Trang cho biết, cây bút là kỷ vật mà thời sinh tiền Ni trưởng thường dùng để biên soạn giáo án và viết hồi ký “Bóng từ Sư nữ”. Tiếc rằng tác phẩm đã thất lạc, chỉ còn một ấn phẩm nhỏ với tựa đề “Quy y rất có ích” được Ni trưởng viết vào năm Phật lịch 2515, lưu hành nội bộ. Nội dung ấn phẩm đề cập đến công đức, lợi ích của việc quy y Tam Bảo, diễn nghĩa “pháp sám hối, ngũ giới, trì thập trai”, kể cả “thập thệ tu”, “nhị ân thối đại”, và “bài văn ngộ đạo Chỉ-diệu”. Những kỷ vật này đều được trưng thờ tại phương trượng Ni trưởng.
Lướt qua những di sản hiện còn thì Phật Bửu Ni Tự cũng là nơi lưu dấu linh cốt và di ảnh của Cố Ni trưởng. Từ mặt tiền đường nhìn vào, “Tam Bảo tháp” an tọa trước khuôn viên bên phải sân chùa với lối kiến trúc 3 tầng, hình lục giác. Xen kẽ những tiết tấu hoa văn đơn giản, bảo tháp được thiết trí tôn nghiêm, thanh thoát như một tịnh thất và nổi bật trong các nội dung được chuyển tải từ Hán tự. Cửa vào bảo tháp lại được chạm trỗ cặp câu đối có nội dung:
“Phật đạo tuyên dương ưu bát hoa khai giáo lý chân như kinh luật giảng,
Bửu Ni tự triển đại thiên hương mãn hoằng thâm pháp tánh thố Tôn Sư”.
Trong ba tầng của bảo tháp, tầng thứ nhất tôn thờ linh cốt cố Ni trưởng cùng linh cốt chư đệ tử. Tầng thứ hai với không gian trống, 6 mặt ngoài tường được phủ với lục tự chân ngôn: “Án ma ni bát di hồng”. Tầng thứ 3 được phủ bằng danh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Phần đỉnh tháp được đính kết bằng biểu tượng hồ lô mang ý nghĩa của sự bình an, cát khí.
Ôn lại hành trạng và đạo nghiệp của Ni trưởng chắc chắn không thể gói gọn qua vài trang giấy, dẫu vậy hành động này vẫn rất cần thiết trong việc bảo tồn hình ảnh, lịch sử hóa đạo của các bậc thạch trụ, tiền bối khai sơn. Âu cũng là cơ hội tìm về nguồn cội và làm sống lại tinh thần học đạo của các bậc Ni lưu Trưởng thượng. Có thể, âm hưởng đó đang trầm hùng trong sắc chỉ, trong giáo ngôn mà Ni trưởng hết lòng răn dạy:
“Nhất kiếp bất tu vạn kiếp khổ
Nhất thời thố ngộ vạn thời trầm”.
(Giáo ngôn của Ni trưởng – Trích trong tác phẩm “Phật Bửu Ni Tự – Ngôi chùa Ni đầu tiên của tỉnh Tiền Giang” của NS. TN. Như Trang và Dương Hoàng Lộc đồng chủ biên).
Sự cần thiết phải phát huy giá trị đạo đức Ni giới trong xã hội Việt nam hiện nay
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Tăng sĩ 23:58 20/09/2024Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).
Xem thêm