Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/03/2024, 10:45 AM

Niệm A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?

Hỏi: Niệm A-di-đà Phật và niệm A-mi-đà Phật cách nào đúng? Và “Niệm Nam-mô A-di-đà Phật” (sáu chữ) và niệm “A-di-đà Phật” (bốn chữ) cách nào tốt hơn?

Hỏi:

Niệm A-di-đà Phật và niệm A-mi-đà Phật cách nào đúng?

Đáp: Hai cách đều được cả.

“Nam-mô A-di-đà Phật” vốn là từ tiếng Phạn, đọc là “Namo Amitabha Buddha” được phiên âm, khác nhau như sau:

- Người Việt Nam niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”. Cách niệm này đã có từ xưa.

- Người Trung Hoa niệm “Namo Amituofo”.

- Người Nhật niệm “Namu Amida Butsu”.

- Các dân tộc khác dĩ nhiên niệm khác nữa.

- Hòa thượng Trí Tịnh cho rằng niệm chữ Di không được êm tai và bị trệ tiếng. Vì thế, Ngài sửa lại là “Mi” nên thành ra “Nam-mô A-mi-đà Phật”.

Nếu nói rằng niệm đúng nguyên âm tiếng Phạn “Namo Amitabha Buddha” mới được Đức Phật tiếp dẫn, thì người Nhật, người Hoa và nhiều dân tộc khác niệm không đúng âm ấy, chẳng lẽ Ngài không tiếp dẫn sao? Ngài có tha tâm thông, dù niệm cách nào Ngài đều biết cả, đâu phải Ngài chỉ nghe bằng thiên nhĩ thông không thôi!

Kinh dạy: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”, nghĩa là linh thiêng, hiệu nghiệm hay không là do ở mình. Do ở mình có tin, có chí thành, có nhất tâm niệm hay không. Bằng chứng là từ xưa đến nay vô số người Việt, Trung Hoa, Nhật….đều được Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, chẳng sai.

Vì những lý lẽ trên, tôi nghĩ niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” hay “Nam-mô A-mi-đà Phật” đều được cả, tùy theo đức tin và ý thích của mỗi người.

Nam-mô A-di-đà Phật.

Oai đức câu niệm Phật

791e90cf5be2f7bcaef3

Hỏi:

“Niệm Nam-mô A-di-đà Phật” (sáu chữ) và niệm “A-di-đà Phật” (bốn chữ) cách nào tốt hơn?

Đáp:

1. Xét nghĩa:

- Danh hiệu là A-di-đà Phật.

- “Nam mô” là qui mạng, là quay về nương tựa.

2. Thực hành:

- Niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” (sáu chữ) là nói quay về nương tựa Phật A-di-đà, tỏ lòng thành kính. Niệm sáu chữ như vậy dễ cảm ứng hơn.

- Niệm “A-di-đà Phật” (bốn chữ), ngắn gọn dễ nhập tâm hơn. Còn việc thành kính là do ở tâm mình.

Liên Trì đại sư dạy đại chúng niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, còn Ngài thì niệm “A-di-đà Phật”.

Trích "Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp", Thích Minh Tuệ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ

Hỏi - Đáp 17:00 09/11/2024

Lúc còn nhỏ, vì dại dột không hiểu biết nên tôi đã lên chùa tạo các lỗi sau: Vì rất mê hoa sen nên tôi đã lấy cắp hoa sen dâng cúng trên bàn Phật. Lúc khác, nhân thấy hạt sen trong hồ sen của chùa đã khô, tôi liền khởi tâm lấy cắp mấy hạt sen này mang về nhà trồng...

Xem thêm