Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/03/2024, 11:28 AM

Niệm Phật niệm tâm, tâm niệm Phật

Một lòng niệm Phật Di Đà/ Tây phương Cực lạc nở hoa sen vàng/ Công danh phú quý không màng/ Liên Trì Hải Hội tìm đàng quy y.

Người tu theo Tịnh độ có thể căn cứ 4 câu này làm nền tảng để tiến tu. Nếu chúng ta không háo công danh, chẳng màng phú quý trở về quy y với Đức Phật Di Đà, nhất tâm trì niệm danh hiệu Ngài thì vườn Cực lạc chờ ta trước mắt, Hội Liên Trì sen nở nâng chân. Thân Loan Thượng nhân, một vị Tổ của Tịnh Độ tông ở Nhật Bản, có đưa ra 3 điều căn bản là Tín, Hạnh, Nguyện, tức: Thứ nhất phải có niềm tin, thứ hai phải có thực hành và thứ ba là nguyện sinh về thế giới Tây phương Cực lạc.

Cái chính của pháp môn niệm Phật là ở chỗ nhất tâm. Phần nhiều người ta thường trì danh niệm Phật, ít chú trọng đến nhất tâm niệm Phật. Trì danh niệm Phật là niệm danh hiệu Phật bằng lời ra tiếng, trong khi nhất  tâm niệm Phật là niệm bằng tất cả sự thành tâm khẩn ý. Có thể trì danh niệm Phật liên tục không gián đoạn nhưng chưa chắc đã nhất tâm. Mà cái cốt tủy của niệm Phật là làm cho nhất tâm. Tức là đem tâm cột vào một chỗ ngay trong hiện tại, nên nói "Nhất niệm hiện tiền". "Nhất niệm hiện tiền" là tâm an trụ ngay bây giờ và tại đây, không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai. Chỉ có hiện tại là tối thượng. Chính lúc này tâm không tán loạn, không có tạp nhiễm, nhờ vậy định lực phát sinh, trí tuệ hiển bày.

Phương pháp niệm Phật, chúng ta đi xa hơn một chút nữa là không xưng danh Ngài nữa mà chúng ta chỉ nghĩ về Ngài. Cho dù miệng không niệm danh hiệu Ngài nhưng tâm lúc nào cũng hướng về Ngài. Niệm Phật bằng miệng trong 1 phút, có thể niệm được 10, 20 hoặc 30 lần, nhưng niệm bằng tâm thì Phật luôn có ở trong ta không gián đoạn. Lúc này từ trì danh niệm Phật, nhất tâm niệm Phật, ta nâng cao thêm một bước nữa là quán tưởng niệm Phật. Phương pháp này rất cao, hành giả phải vận dụng trí năng quán để quán tưởng kim tướng và hạnh nguyện của Đức A Di Đà để được thể nhập Phật thân, Phật trí. Các bậc cao tăng ngày xưa khi tu đến đỉnh cao, các Ngài không còn niệm Nam mô A Di Đà Phật mà niệm "Ai niệm Nam mô A Di Đà Phật". Ở đây ta thấy "Niệm Phật niệm tâm tâm niệm Phật. Tham thiền tham Thánh Thánh tham thiền". Đó là những bước tu, trước hết bằng thân, bằng miệng, bằng ý và sau cùng là bằng tâm. Lúc đó tâm là Phật, Phật là tâm.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Có người chuyên tâm niệm Phật nhưng không hiểu về Đức Phật. Hiểu Đức Phật là hiểu về Nhân - Hạnh - Quả - Đức. Khi hiểu Đức Phật rồi thì ta không cần niệm danh hiệu Ngài nữa mà chỉ niệm hạnh nguyện của Ngài, như vậy cũng chính là niệm Phật rồi. Cũng như quý vị chưa biết gì về tôi thì: "Kính thưa Hòa thượng Trí Quảng", nhưng khi đã hiểu tôi, biết được công hạnh tôi, thì quý vị chỉ nghĩ đến công hạnh của tôi như vậy là đã niệm tôi rồi. Điều này ta không niệm bằng lời mà bằng độ cảm tâm giữa ta với Phật nên nói "đồng hạnh đồng nguyện" là vậy. Có người không kêu tên tôi, không nghĩ đến tôi nhưng họ làm Phật sự giống tôi thì mối quan hệ này là gì. Thầy trụ trì ở đây chuyên tu về Tịnh độ, mở đạo tràng Phật thất cho Phật tử tu tập, còn tôi, chuyên hành hạnh Pháp Hoa, lo đi hoằng pháp nơi này chốn nọ. Hai người không có liên hệ nhau nhưng tâm thì hướng về một điểm, sức cùng lo về một việc nên có sự cảm thông nhau và gặp nhau chính là ở chỗ này.

Niệm Nhân - Hạnh - Quả - Đức là niệm công hạnh của Đức A Di Đà. Thường người Phật tử nên niệm quả trước nhân sau. Cái quả của Đức Phật A Di Đà có được là thế giới Tây phương Cực lạc. Nghĩ tới Đức A Di Đà là nghĩ tới thế giới an lành này. Cũng như Phật tử nghĩ đến thầy Chân Tính là nghĩ ngay đến khóa tu Phật thất, nghĩ đến tôi là nghĩ ngay đến Đạo tràng Pháp Hoa. Vì ở nơi đó ta tìm được sự an lạc cho chính mình.

Trì niệm danh hiệu của Đức A Di Đà, ta nhớ đến hạnh nguyện của Ngài, nhớ tới 48 lời nguyện bao la. Ngài nguyện tất cả những ai nhất tâm niệm danh hiệu Ngài dù chỉ một lần, Ngài đều tiếp họ về thế giới Tây phương Cực lạc. Thế giới này cũng được gọi là An dưỡng quốc, là quốc độ không có phiền não, khổ đau, chỉ có sự an lạc, thảnh thơi và hạnh phúc. Trên bước đường tu của ta cũng vậy, nếu buông lung phóng túng là có tội, nhưng tu hành khắc khổ, ép xác hoặc cố làm việc quá mức để thân tâm phiền muộn thì cũng không tốt. Tu hành có hiệu quả là phải tạo được sự thảnh thơi, cần có chỗ an dưỡng để thân khỏe, tâm an, được vậy nội tâm mới yên tĩnh. Cái "An dưỡng quốc" này đương nhiên không phải do tạo mãi hay đổ công xây dựng mà chính nhờ công đức tu hành nên cảnh giới hiện ra. Như thế giới Hương Tích của chư Phật khi tu hành đắc đạo thì nó tự hiển bày. Nên Đức Thích Ca nói: thế giới của Đức Phật A Di Đà là thế giới "thành tựu như thị công đức trang nghiêm" là vậy. Nói khác, thân (chánh báo) và hoàn cảnh (y báo) có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Chánh báo tốt sẽ được hưởng y báo tốt. Đức A Di Đà nhờ có vô lượng công đức. Thành tựu được công đức này là nhờ Đức A Di Đà vô lượng kiếp tu hành Bồ tát đạo. Chúng ta chỉ là phàm trần, chỉ tu hành vài năm, vài chục năm nên công đức chẳng là bao.

Trong kinh Đại Bửu Tích, Đức Thích Ca nói: Trước khi đi tu, Đức A Di Đà là một bậc Chuyển luân Thánh vương có tên là Vô Tránh Niệm, không phải là người nghèo khó đi tu. Nghèo khó đi tu là chuyện thường. Chuyển luân Thánh vương thống nhiếp thiên hạ mà đi tu mới là cực khó. Niệm là nhớ nghĩ. Vô Tránh là không hơn thua. Vị vua này không hơn thua với ai ở đời. Nơi nào có hơn thua thì tránh đi. Muốn được cái tâm không hơn thua phải tu hạnh nhẫn nhục. Còn tranh chấp hơn thua thì khó mà vãng sinh. Thế giới Tây phương Cực lạc không có dấu chân người hơn thua.

Đức vua Vô Tránh Niệm được đi tu là nhờ Bảo Tạng Như Lai khai ngộ. Đến đây tôi nhớ Thái Tổ nhà Thanh là vua Thuận Trị sau khi được Ngọc Lâm khai đạo, vua chợt tỉnh ngộ lý đạo huyền bèn phong Ngọc Lâm làm Quốc sư rồi lìa ngôi đi tu, tìm đến Ngũ Đài Sơn để hội kiến Văn Thù Bồ tát. Nhờ duyên của Thuận Trị biết được Phật pháp nên các vua sau như Khang Hy, Càn Long... đều là những Phật tử tín tâm. Vua Vô Tránh Niệm được Phật Bảo Tạng khai đạo, và chứng đạo hiệu là A Di Đà, Ngài bèn xây dựng một thế giới có tên Cực lạc để tiếp độ người thiện tâm chuyên niệm hồng danh Ngài. Khi niệm đến nhất tâm bất loạn thì trí tánh hiển bày, thấy tất cả pháp đều bình đẳng vô phân biệt. Nên Hòa thượng Thiện Bửu có làm bài kệ:

Tây phương bất trạch phú hòa bần

Bất tuyển hiền ngu quý tiện nhân

Bất vấn nữ nam tinh lão ấu

Bất phân tăng tục cập oán thân.  

Trong tiến trình giải thoát, hành giả chứng ngộ phải trải qua nhiều thứ bậc tùy công năng tu hành của mình, những thứ bậc đó gọi là "Cửu phẩm", cao nhất gọi là "Vô sinh pháp nhẫn". Mỗi đóa sen vàng nơi Liên Trì hải hội là để hành giả chứng đạo ngự lên. Tất cả những ai nỗ lực tu hành đều có thể vãng sanh về thế giới này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm