Cụ bà mù chữ thật thà niệm Phật 3 năm tự tại quy Tây
Tại thành phố Nghi Lan, Trung Quốc có một vị bồ tát lão niên mỗi ngày đều niệm Phật 10.000 câu. Cụ rất đơn giản, chỉ niệm Phật, bởi vì cụ không biết chữ. Tụng kinh hay những việc khác đều không biết.
Lão bồ tát vốn theo tín ngưỡng dân gian, mỗi năm theo mọi người ngồi xe du lịch, đến đảo Đài Loan đánh một vòng đi lễ lạy, gọi là “Tiến Hương Đoàn”. Điều này thông thường gọi là thiện nhân của thế gian.
Lão thái thái bình thường làm nghề giặt quần áo cho người ta. Do vì trong nhà không cần thiết dùng tiền, cho nên một ít tiền giặt quần áo kiếm được cụ bèn để dành. Mỗi năm khi đi dâng hương các chùa thì cụ đi cúng dường, hết tiền thì trở về. Sau đó lại tiếp tục công việc giặt quần áo thường nhật.
Khi con trai cụ lập gia đình, cô con dâu của cụ biết Phật Quang Sơn. Cô con dâu thấy mẹ chồng như vậy, liền bảo cụ niệm Phật. Sau đó cô dẫn cụ đến chùa Lôi Âm ở Nghi Lan của Phật Quang Sơn, sư phụ trong chùa tặng cho cụ một xâu tràng hạt, dạy cụ niệm Phật. Cụ bèn nắm tràng hạt trên tay, chỉ vậy mà thôi.
Sau đó, con dâu cụ bài trí một Phật đường tại nhà. Sau khi hưởng tuần trăng mật trở về và sắp bắt đầu đi làm, cô lấy băng ghế, nói với mẹ chồng: “Mẹ cứ ngồi ở đây niệm Phật.” Cụ bèn mỗi ngày ngồi lên ghế liên tục niệm Phật.
Khi cô con dâu đi làm bảo cụ ngồi trên ghế niệm Phật, lúc cô trở về thấy cụ vẫn ngồi trên ghế niệm Phật. Con dâu thấy cụ tinh tấn niệm như vậy thì tự mình đi làm cơm tối. Cơm tối làm xong rồi, gọi cụ nói:
“Mẹ ơi, ăn cơm thôi.”
“Ừ, có thể xuống hả?”
“Đương nhiên có thể mà.”
“Ờ!”
Cụ xuống, vào nhà vệ sinh trước. Bởi vì nguyên ngày cụ không vào nhà vệ sinh, cụ ngồi mãi trên ghế niệm Phật. Con dâu cụ cũng không biết, cụ vẫn mỗi ngày đều như thế. Con dâu đi làm có lúc quên nói với cụ, cụ vẫn thứ hai đến thứ bảy đều niệm như vậy. Chủ nhật cụ không niệm Phật, vì con dâu không đi làm cho nên không bảo cụ ngồi trên ghế. Một tuần cụ niệm sáu ngày, chủ nhật nghỉ.
Cụ cứ niệm Phật như vậy, niệm được một năm. Lúc ăn tết cụ đến chùa, đúng lúc tự viện đang lạy thiên Phật, cụ bèn tham gia cùng. Bởi vì cụ không biết lạy nên chỉ chắp tay suốt. Cụ không biết chữ, kinh văn xem cũng không hiểu.
Thế nhưng sư phụ trụ trì ở phía sau phát hiện một hiện tượng kỳ lạ: Kinh sách tự biết lật qua trang! Lão bồ tát không biết lật trang, vì chữ cụ xem không hiểu. Mọi người đang xướng cái gì cụ cũng không biết, thế nhưng kinh sách lúc cần lật thì tự lật qua. Sư phụ bèn cảm thấy kỳ lạ. Mọi người mãi lạy, cụ thì mãi ngồi đó chắp tay niệm Phật, bởi vì cụ bình thường đã quen ngồi trên ghế niệm Phật. Lần đó sư phụ không hỏi cụ, chỉ là cảm thấy rất kỳ lạ.
Năm sau, lão bồ tát lại đến tham gia sám thiên Phật dịp tết, kết quả vẫn là như vậy. Sư phụ bèn cảm thấy không bình thường, liền mời lão Bồ tát nói một chút tâm đắc học Phật. Cụ điều gì cũng không biết, bèn nói: “Học Phật là cái gì, tôi không biết. Chỉ có điều tôi biết đời người giống như đậu hủ vậy. Sinh mạng con người giống như đậu hủ, hễ rơi xuống thì “loạn quốc quốc” (âm tiếng Đài Loan nghĩa là nát nhừ). Cho nên chúng ta phải trân quý sanh mạng, chăm chỉ tu hành.”
Cụ lại nói: “Đời người giống như thác nước chảy. Thác nước ở trong sông ngòi có phải là tùy duyên luân chuyển hay không? Đời người chính là như vậy, tôi cũng là như vậy. Hôm nay có phước báu, con dâu dẫn tôi đến học Phật, thì giống như ở trong thác nước được vớt lên bờ.”
Cụ tuy không đi học, không có văn hóa, thế nhưng giải thích hay biết bao, sinh động biết bao! Cụ nói đời người “loạn quốc quốc”, tùy duyên phiêu bạt. Bây giờ học Phật mới được vớt lên bờ.
Niệm Phật đến năm thứ ba, cụ liền nói với con dâu rằng: “Mẹ sắp đi rồi, sắp về nhà rồi.”
Con dâu nói: “Mẹ sắp về nhà mẹ đẻ đúng không?”
Lão bồ tát nói: “Ngày đó tháng đó mẹ phải đi.”
Con dâu cụ cho rằng cụ ngày đó phải về nhà mẹ đẻ. Lão bồ tát nói: “Lúc đi con dẫn huynh đệ tỷ muội của mẹ đến. Mẹ muốn nấu chè trôi nước, đậu đỏ thêm trôi nước, mời mọi người ăn.”
Con dâu hỏi: “Huynh đệ tỷ muội của mẹ ở đâu?”
Lão bồ tát nói: “Thái đường đấy!” Thái (rau cải) đường, chính là niệm Phật đường, bởi vì người học Phật đều ăn chay, mà sư huynh tỷ trong Phật đường chính là huynh đệ tỷ muội rồi.
Đúng vào ngày đó, cô con dâu mời huynh đệ tỷ muội của niệm Phật đường đến, sau khi ăn xong chè trôi nước, cụ mời mọi người cùng niệm Phật. Sau đó, cụ bèn ngồi an lành vãng sanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm