Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/05/2022, 14:09 PM

Niệm Phật sẽ vãng sanh Phật nói trong các kinh nào?

Hỏi: Đã nói nguyện vãng sanh Tịnh Độ, thọ mạng vừa dứt liền được vãng sanh, điều ấy có kinh giáo nào làm bằng chứng?

Đáp: Xin dẫn 7 thứ Kinh Luận để xác minh điều đó. Kinh Đại A Di Đà Phật dạy: “Này A Nan! Nếu có chúng sanh muốn được hiện đời thấy được Phật Vô Lượng Thọ, nên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, tu hành các công đức, nguyện sinh về nước kia, liền được vãng sanh. Có bài tụng rằng:

“Nếu nghe đức hiệu A Di Đà

Hoan hỉ tán ngưỡng lòng nương về

Cho đến một niệm được lợi lớn

Là vì có được châu công đức.

Dù đầy đại thiên lửa cháy lớn

Cũng phải đi đến nghe Phật danh

Nghe A Di Đà chẳng lui sụt

Cho nên một lòng chí thành lễ”.

Quán Kinh dạy: “Trong chín phẩm, phẩm nào hành giả lâm chung chánh niệm, liền được vãng sanh.”

Cứ chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật và phát nguyện vãng sinh thì chắc chắn được vãng sinh.

Cứ chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật và phát nguyện vãng sinh thì chắc chắn được vãng sinh.

Luận Khởi Tín nói: “Dạy các chúng sanh khuyên quán chơn như thật tướng bình đẳng, cũng có Bồ Tát mới phát tâm, trong lòng mềm yếu, tự nói mình không thể thường gặp chư Phật trực tiếp cúng dường, trong lòng muốn lui sụt. Nên biết, đức Như Lai có phương tiện thù thắng nhiếp hộ lòng tin, dạy phải chuyên lòng niệm Phật, nhờ nhơn duyên đó, theo nguyện vãng sanh, vì thường gặp Phật, nên xa lìa đường ác.”

Kinh Cổ Âm Đà La Ni nói: “Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo rằng: Ta sẽ vì các ông mà diễn nói thế giới An Lạc ở phương Tây, hiện nay có Phật hiệu A Di Đà, nếu Tứ chúng có thể thọ trì danh hiệu Phật kia, giữ chắc trong lòng, nhớ tưởng không quên, trong 10 ngày 10 đêm trừ bỏ tán loạn, siêng năng tu tập niệm Phật tam muội. Nếu có thể làm cho mỗi niệm tiếp nối không dứt, trong 10 ngày chắc được thấy đức Phật A Di Đà liền được vãng sanh.”

Kinh Pháp Cổ nói: “Nếu người khi lâm chung, không thể niệm Phật, chỉ biết hướng kia có Phật ý muốn vãng sanh, cũng được vãng sanh.”

Kinh Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh nói: “Nếu có người đã lâm chung, hoặc chết đọa vào địa ngục. Quyến thuộc trong gia đình vì người mất mà niệm Phật, hoặc chuyển tụng cầu phước, người mất có thể ra khỏi địa ngục vãng sanh Tịnh độ. Huống chi người ấy hiện tại tự có thể tu niệm làm sao không được vãng sanh.

Kinh Đại Pháp Cổ nói: “Nếu thiện nam tử và thiện nữ nhơn nào thường hay buộc ý xưng niệm danh hiệu Chư Phật, thì mười phương chư Phật và tất cả Hiền Thánh thường thấy người này như luôn hiện trước mặt, nên biết người này tùy theo ý nguyện mà được vãng sanh Tịnh độ trong 10 phương.”

Kinh Đại Bi nói: “Vì sao gọi là đại bi? Nếu người chuyên niệm danh hiệu Phật không gián đoạn, người ấy mạng chung chắc sanh về cõi An Lạc. Nếu có thể lần lượt khuyên người cùng nhau niệm Phật, người ấy được gọi là người đại bi.”

Kinh Niết Bàn nói: “Phật bảo này Đại Vương! Giả sử nhà vua cứ mỗi nửa tháng, mở tất cả kho lớn đem bố thí cho tất cả chúng sanh, chỗ được công đức đó không bằng có người xưng danh hiệu Phật một lời, công đức người này hơn người kia không thể so lường.”

Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Này A Nan! Có người cúng dường y phục, ngọa cụ, y dược cho chúng sanh khắp cõi Diêm Phù Đề này, công đức người ấy có nhiều chăng? A Nan thưa: Bạch Thế Tôn rất nhiều không thể kể xiết. Phật bảo: Này A Nan! Nếu có chúng sanh tâm lành tiếp nối xưng danh hiệu Phật nhỏ bằng hạt sửa, công đức người ấy hơn kẻ bố thí kia không thể so lường.”

Kinh Đại Phẩm nói: “Nếu người tâm tán loạn niệm Phật cũng được dứt khổ, phước đức không thể kể hết. Nếu người dâng hoa cúng Phật niệm Phật, cũng dứt hết khổ, phước đức không thể kể hết. Nên biết niệm Phật lợi ích rất lớn, không thể nghĩ bàn.”

Trích An Lạc Tập của Thiền Sư Đạo Xước

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm