Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Niềm tin (Phần 3)

Nghi càng nhiều thì Tin càng mạnh, bộ óc phát triển nhanh, con Người trở nên thông minh nhanh nhẹn. Nghi càng ít thì Tin càng yếu, bộ óc phát triển chậm, con Người thành ra khờ khạo lừng khừng. Đây là những sự kiện rất dễ nhận thấy trong sinh hoạt thực tế hàng ngày.

3. Tín giải hành chứng

Trong số những mô hình diển tả tiến trình tu đạo Tín Giải Hành Chứng là mô hình chia làm bốn chặng dẫn giải rõ ràng vai trò của Tín lực.

Tín

Tín là nguồn sinh lực, là lẽ sống của con Người. Tín không hiện hữu đơn độc một mình, đã có Tín là có Nghi giống như đã có Sống là có Chết. Đây là lẽ tất yếu đương nhiên như thế, nếu không có Nghi thì không có Tín giống như là có Ngày là có Đêm, đã có Đêm là có Ngày, nếu không thì không tất cả. Đây là lý Sắc Không trong Vạn pháp, hai khí Âm Dương trong vũ trụ. Đây là sự dẫn giải lẽ trừu tượng uyên áo có phần khó nhận thức.

Con Người sinh ra, bắt đầu có tri giác, nẩy sinh ra tánh tò mò ham thích và quan sát và tìm hiểu từ lúc còn ấu thơ. Đó là hiện tượng Khởi Tín và Khởi Nghi trong tâm thức con Người. Nghi càng nhiều thì Tin càng mạnh, bộ óc phát triển nhanh, con Người trở nên thông minh nhanh nhẹn. Nghi càng ít thì Tin càng yếu, bộ óc phát triển chậm, con Người thành ra khờ khạo lừng khừng. Đây là những sự kiện rất dễ nhận thấy trong sinh hoạt thực tế hàng ngày.

Giải

Giải là cởi bỏ, gỡ hết những ràng buộc, thoát khỏi bế tắc, chấm hết trở ngại…Có Tín là có Nghi, đã có Nghỉ thì cần phải Giải cho hết Nghi. Giải Nghi tức là Giải Tín: Giải Nghi cho không còn trở ngại có thực thể như Giải Tín nghĩa là làm kiên định Niềm Tin, để xác quyết là Chánh Tín, không thể lầm lẫn với Tà Tín, Mê Tín.

Niềm tin (Phần 2)

a1.phatgiao.org.vn

Quán thật sâu và minh bạch hai chặng tâm thức Tín và Giải có những điểm đặc thù như sau:

Tín là chặng đầu tiên, kế đó mới đến Giải, bao giờ cũng Khởi Tín trước sau đó mới đến Lý Giải.

Khởi Tín là vận hành từ chỗ Không có gì chuyển sang có Tín đồng thời có Nghi. Lý Giải là vận hành từ chỗ có cả hai vừa Tín vừa Nghi, nghĩa là có điều Khả Tín nhưng cũng có điều Khả Nghi, hay nói cách khác là có điều Bán Tin Bán Nghi, nôm na là Nửa Tin Nửa Ngờ chuyển sang tâm thức Chánh Tín diệt trừ hết Nghi Tâm. Phật học gọi đây là Thuần tịnh hóa Tín tâm.

Khởi Tín là do Thiện Căn hay Thiện Nhân đã gieo từ những kiếp trước, đến kiếp này gặp được Thuận Duyên nên hóa thành tâm thức Khởi Tín. Lý Giải là do Thuận Duyên hội đủ ở kiếp này, thể hiện ở công phu hành trì, gặp được minh sư thiện hữu, tác động của Tuệ lực ở hành giả. Ví dụ dẫn giải: Có hạt giống từ nhiều kiếp trước do tu Nhân tích Đức mà có. Đến kiếp này hạt giống nhờ có đất, hơi ẩm, khí nóng mới nứt mầm nẩy rễ, nhờ công phu chăm bón bắt sâu, cây mới đâm cành ra lá, trổ hoa kết trái.

Hành

Hành là thực hiện, ứng dụng phần Lý Giải vào thực tế, nói đầy đủ là HÀNH TRÌ. Từ ngữ Trì có nghĩa là nắm giữ lấy thường xuyên, không buông bỏ. Hành trì là thực hiện liên tục, không sao nhãng.

Sau khi hoàn tất hai chặng Khởi Tín và Lý Giải bắt buộc phải chuyển sang chặng thứ ba là Hành Trì. Lý do: Tín Giải rồi không Hành Trì thì sự nhận biết tuy là biết đúng Chân lý, chỉ là Tri Thức, nghĩa là hiểu biết suông do sự suy ngẫm mà có, không có kinh nghiệm thực hành, đến khi bắt tay vào việc vẫn thường dẫn đến kết quả sai lệch không như mong cầu. Ngôn từ Phật học gọi đây là tri thức, chưa phải giác trí hay tuệ giác diễn nghĩa sự hiểu biết tròn đầy có cả lý giải và kinh nghiệm thực hành, tục ngữ có câu Có làm thì mới biết. Chủ thuyết thực nghiệm (pragmatism) nói lên tầm quan trọng của vai trò Hành trong cuộc tiến hóa của nhân loại. Những từ ghép đôi trong tiếng Việt như học hành, tu hành diễn tả ý nghĩa đã học thì phải hành, đã tu thì phải hành cũng nói lên tầm quan trọng của vai trò Hành trong sinh hoạt hàng ngày. Dân gian còn châm biếm khi nói Học mà không lành là Học vẹt, Tu mà không Hành là Tu hú.

Chứng

Chứng có nghĩa nhìn nhận là Chân lý, thường dùng trong những từ ghép đôi như chứng ngộ, chứng nhận, chứng đạo, chứng quả... Theo khoa học kỹ thuật thuộc thế giới vật chất, hiện tượng hay sự kiện gì có kiểm chứng được mới được thừa nhận là sự thật là Chân lý. Căn cứ theo tiêu chuẩn thực chứng này, khoa học kỹ thuật đã đem lại những thành quả tốt đẹp, những khám phá và phát minh xây dựng sự tiến hóa của nhân loại ngày nay. Phật học thuộc khoa học nhân văn thuộc cuộc sống tâm linh con Người cũng chủ trương Chánh đạo phải được chứng ngộ mới hội nhập lý Chân Như, giáo pháp nào không thực chứng, được là thuộc loại ma giáo tà đạo, Niềm Tin nào không dẫn đến chứng ngộ là thuộc loại Mê Tín, Tà Tín không phải Chánh Tín.

Trong mô hình tu đạo Tín Giải Hành Chứng, chặng thứ tư chót cùng đóng vai trò kết thúc diễn tả cứu cánh việc hành trì Đạo pháp: Chứng ngộ là Viên thành Đạo quả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Nghiên cứu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Nghiên cứu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Hành trang về cõi Phật

Nghiên cứu 09:26 21/03/2024

Cách nay hơn hai nghìn sáu trăm năm lịch sử, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ thể nhập chân lý tuyệt đối, chấm dứt vòng sanh diệt, tham ái, vô minh, thành tựu viên mãn con đường an vui giải thoát, đã xuất hiện nơi thế gian.

Đường về cõi Tịnh

Nghiên cứu 23:02 20/03/2024

Trên thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo, nhưng phải thừa nhận một điều, không có bất kì một tôn giáo nào có hệ thống học thuyết đa dạng, hoàn bị như Phật giáo.

Xem thêm