Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/06/2020, 16:08 PM

Niềm tin và lòng thành hướng về Phật Dược Sư

Tu theo Phật Dược Sư, xóa nghiệp ác, người ghét giảm bớt và phước sanh, có người thương nhiều hơn. Nhìn thành quả này để biết mình tu đúng hay tu sai. Tu đúng có bạn bè tốt nhiều hơn. Tu sai, có nhiều bạn bè lường gạt.

Đức Phật Dược Sư và nghiệp chữa bệnh

Đàn Dược Sư năm nay mở đầu tại Việt Nam Quốc Tự, từ ngày khai đàn đến nay, Phật tử về tụng kinh và nghe pháp đầy đủ là điều đáng mừng. Nhưng phần còn lại, làm sao chúng ta tu đúng pháp để đạt dược kết quả tốt là điều quan trọng hơn.

Đàn Dược Sư về hình thức giống nhau, nhưng kết quả thì khác nhau ở chỗ chúng ta làm đúng hoàn toàn, hay đúng phân nửa, hoặc chỉ đúng một phần, hay là sai. Vì vậy, việc cầu nguyện có kết quả hay không tùy ở người dự đàn, tùy ở cách tổ chức đàn. Điều quan trọng này tôi muốn lưu ý các Phật tử.

Đàn Dược Sư tổ chức đúng thì phải kết nối được với mười phương Phật, nhất là từ thế giới Ta-bà này đến thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông cách xa mười muôn ức Phật độ mới gặp được Đức Phật Dược Sư. Như vậy, Phật Dược Sư cách chúng ta quá xa, phải trải qua 7 vòng thế giới khác mà chúng ta thường thờ 7 Phật Dược Sư. Cách chúng ta 1.000 thế giới có một Phật và lần đến mười muôn ức thế giới là đỉnh cao mới gặp Phật Dược Sư. Cho nên, việc cầu nguyện có kết quả nhiều hay ít tùy ở chúng ta, mà tu thấp nhất cũng phải vượt qua 1.000 thế giới.

Đàn Dược Sư có kết quả đòi hỏi đàn tràng phải thanh tịnh, quan trọng nhất là người chủ đàn phải thanh tịnh trước, vì nếu chủ đàn thanh tịnh, đại chúng tự thanh tịnh theo. Lịch sử cho thấy người thanh tịnh bậc nhất là Phật Thích Ca. Thật vậy, Xá Lợi Phất mới thấy Phật Thích Ca, liền đắc La-hán. Và Phật thuyết pháp lần đầu, chỉ trong ba tháng, năm anh em Kiều Trần Như đắc La-hán, sau đó 50 thanh niên Da Xá thấy các vị Thánh Tăng này, họ cũng thanh tịnh theo, đắc từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán. Tại sao từ đó cho đến nay, chúng ta tìm một người đắc La-hán không có.

Đàn Dược Sư có kết quả đòi hỏi đàn tràng phải thanh tịnh, quan trọng nhất là người chủ đàn phải thanh tịnh trước, vì nếu chủ đàn thanh tịnh, đại chúng tự thanh tịnh theo.

Đàn Dược Sư có kết quả đòi hỏi đàn tràng phải thanh tịnh, quan trọng nhất là người chủ đàn phải thanh tịnh trước, vì nếu chủ đàn thanh tịnh, đại chúng tự thanh tịnh theo.

Chúng ta biết quả vị thấp nhất là Tu-đà-hoàn thì tâm đã được thanh tịnh. Vì vậy, Phật tử nhập đàn, tâm không thanh tịnh là đàn hư. Ba nghiệp chúng ta phải thanh tịnh, ít nhất trong lòng chúng ta không nghĩ đến ăn uống, mệt mỏi, vui buồn, quyền lợi… thì mới vào dòng Thánh và từ đây từng bước chúng ta mới đi xa vào thế giới Phật thì cầu nguyện có kết quả.

Vì vậy, đàn Dược Sư muốn có kết quả đòi hỏi ba nghiệp của đại chúng phải thanh tịnh, gọi là tam mật gia trì. Nếu ba nghiệp không thanh tịnh, cầu nguyện không đạt kết quả. Nhưng dù sao, bước đầu tiên, tôi thấy từ ngày khai đàn đến nay, Phật tử vẫn đông là quý vị có lòng thành mới đi tụng kinh liên tục được. Cầu nguyện phải phát xuất từ niềm tin và lòng thành của chúng ta, Phật mới gia bị, tâm chúng ta mới thanh tịnh. Như vậy, tuy không được gặp Phật, nhưng gặp đàn tràng thanh tịnh, tâm chúng ta cũng thanh tịnh theo.

Đàn tràng cần người có niềm tin và có lòng thành. Còn vô đàn tràng mà người nói chuyện, người nói điện thoại, người ngủ gục, người liếc ngang liếc dọc… là không thanh tịnh và làm động chúng, như vậy, cầu nguyện cũng không có kết quả. Phật ví như bể nước trong sạch mà ta bỏ vô đồ ô uế thì cả bể nước bị hư, không dùng dược. Cũng vậy, cả trăm người cầu nguyện, nhưng một người phá là đàn tràng mất thanh tịnh, không đạt kết quả.

Chúng ta chưa đắc Thánh quả, chưa vào dòng Thánh, tức chưa thanh tịnh, chúng ta chỉ có 10% cơ may đến với Phật là nhờ có niềm tin và lòng thành hướng về Phật, thì Phật cũng chứng cho ta, nên ta cũng gặt hái được kết quả tốt đẹp ở mức độ nào đó.

Trong kinh Dược Sư, Phật Thích Ca nói khi Phật Dược Sư nhập chánh định, có Hóa Phật hiện ra trên đỉnh đầu của Ngài gọi là vô kiến đảnh tướng, tức đức tướng. Hóa Phật tiêu biểu cho công đức tu hành của Phật hiện ra. Chúng ta còn đầy đủ phiền não, nghiệp chướng, trần lao, nên không thể có hóa thân Phật, nhưng chúng ta có hóa thân phiền não, nghiệp chướng, trần lao.

Vì linh hồn chúng ta đen tối là còn buồn giận, lo sợ thì bốn tướng này hiện rõ trên mặt. Nói cách khác, tướng ác, hay tướng ác ma hiện ra từ lòng mình, nên cầu nguyện không thể có kết quả. Thật vậy, phải đồng hạnh đồng nguyện mới tương ưng với nhau thì cầu mới được, ví như thanh đồng nối với thanh gỗ, điện không thể truyền qua.

Vì vậy, Phật khuyên chúng ta muốn tu phải loại trừ ác ma bên trong chúng ta gọi là ngũ ấm ma. Ma trong lòng chúng ta là tham giận, si mê… Cho nên, chúng ta tham mà cầu nguyện thì Phật cũng không tới được, nhưng ma tham tới, vì ta và ma đồng tần số.

Phật luôn dặn chúng ta đoạn tham, sân, si và niềm tin luôn hướng về Phật. Từ đó, tuy tâm chúng ta không thanh tịnh, nhưng nhờ hướng tâm mãnh liệt đến Phật, tạo thành cầu nối cho Phật rọi hào quang đến, làm chúng ta thanh tịnh, nên cầu nguyện có kết quả. Như vậy, ba nghiệp chúng ta không thanh tịnh, cách Phật đến mười muôn ức, xa quá, không kết nối được, nhưng nếu chúng ta thanh tịnh hóa tâm mình, thì kinh nói Phật gia bị được.

12 nguyện lớn của Đức Phật Dược Sư

Chúng ta tụng kinh Dược Sư để hiểu ý nghĩa và làm theo lời Phật dạy trong kinh.

Chúng ta tụng kinh Dược Sư để hiểu ý nghĩa và làm theo lời Phật dạy trong kinh.

Nguyện thứ nhất của Phật Dược Sư, hào quang của Ngài chiếu khắp mười phương thế giới, chúng hữu tình tiếp nhận ánh quang này liền thanh tịnh. Chúng ta chỉ có niềm tin sâu sắc với Phật thì ánh quang Phật đến chúng ta, khiến chúng ta cầu nguyện có kết quả. Nếu Phật không gia bị, chắc chắn cầu nguyện không kết quả.

Miệng tụng kinh, tâm nghĩ đến Phật và thân lạy Phật, áp dụng tam mật gia trì này, tôi đạt kết quả nhiều. Và cao hơn, không lạy Phật, không đọc kinh, nhưng lòng nghĩ về Phật cũng đạt được tam mật gia trì, vì tâm là chính. Sở dĩ phải tụng kinh để miệng không nói bậy, thân lạy Phật để không làm ác. Vì vậy, tâm luôn nghĩ đến Phật là đạt được tam mật gia trì. Và nghĩ đến Phật ở mức độ cao sẽ nhận được hào quang Phật chiếu đến khiến tâm chúng ta thanh tịnh.

Chúng ta đau khổ vì bị nghiệp và phiền não bao vây. Bác sĩ cũng nói tâm an lạc thì phân nửa bệnh đã hết. Thực tế cho thấy các Thánh y Phật giáo chữa tâm bệnh trước, chữa thân bệnh sau. Nhiều khi họ chữa khỏi tâm bệnh thì bệnh cũng hết luôn.

Chúng ta tụng kinh Dược Sư để hiểu ý nghĩa và làm theo lời Phật dạy trong kinh. Kết thúc kinh, tụng thần chú gọi là Đà-la-ni do Hóa Phật của Phật Dược Sư thuyết. Tụng Đà-la-ni tập trung cao độ đến quên thân này và tâm chúng ta kết nối được với Phật Dược Sư thì gặt hái được hiệu quả cao. Thật vậy, Phật bảo người mắc bệnh hiểm nghèo dùng bát nước sạch không có vi trùng, được trì 108 biến chú Dược Sư, thì hết bệnh. Đó là do tam mật gia trì của bậc cao đức mới làm được, vì nhờ công đức tu hành của vị này mà bệnh tiêu.

Ở Nhật có Hoằng Pháp đại sư chỉ trì chú vào nước mà chữa bệnh nào cũng khỏi, vì ông là Thánh y hoàn toàn thanh tịnh. Hay có người chuyên trì chú Quan Âm Om Ma Ni Pad Me Hum. Đó cũng là thần chú của Quan Âm trấn Tề Thiên ở Ngũ hành sơn. Om Ma Ni Pad Me Hum nghĩa là thân và tâm hợp nhất, hoàn toàn thanh tịnh. Thân trong sạch như hoa sen, tâm sáng ngời như ngọc, thân và tâm như vậy kết hợp tạo thành sức mạnh vô song. Truyện Tề Thiên là giả tưởng để diễn tả ý nghĩa linh thiêng của thần chú. Bồ-tát Quan Âm cho Huyền Trang thần chú này và chỉ Ngài đọc có kết quả. Chúng ta bắt chước đọc không được gì, vì chỉ đọc suông bằng miệng.

Ở trình độ thấp, trì chú vô bát nước để chữa bệnh. Người có niềm tin vô thần chú và tin người trì chú sẽ cũng khỏi được 50% bệnh, sau đó có thể nhờ bác sĩ chữa tiếp thân bệnh.

Phật dạy rằng nghiệp là gốc ở trong tâm. Tâm sanh ra phiền não và sanh ra tất cả khổ đau, nghèo đói, bệnh hoạn, ngu dốt, khổ sở… Như vậy, từ nghiệp đẻ phiền não và phiền não đẻ ra trần lao. Tu hành, nghiệp mất thì phiền não và trần lao cũng mất theo.

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Dược Sư và 12 đại nguyện

Tu đúng pháp, chúng ta sẽ có được những điều kỳ diệu. Phật dạy chính xác, nhưng ta áp dụng không đúng, nên không đạt hiệu quả, vì người ta thường rơi vô hình thức nhiều, còn thực chất tu không có. Thí dụ người có máy vi tính nối mạng sẽ biết được các dữ kiện trên thế giới. Còn tu bắt chước cũng làm một máy vi tính có hình thức giống như máy thiệt, nhưng không thể nối mạng nên không nhận được thông tin nào cả.

Ngoài ra, tuy là máy thiệt, nhưng có khi máy bị hỏng; cũng như, trên bước đường tu, có khi không đạt được kết quả, có lúc được kết quả cao. Thật vậy, vào thời kỳ tôi làm Trưởng ban Hoằng pháp đã dẫn các thầy giảng sư theo để học tập. Các thầy nói rằng Hòa thượng lớn tuổi mà đi thăm các trường hạ suốt ngày và giảng từ sáng sớm đến chiều tối vẫn không mệt. Chúng con đi theo thôi cũng đã mệt. Vì lúc đó, tôi được Phật lực gia bị, không nghĩ đến mệt nên không mệt. Quên ăn, quên ngủ vẫn khỏe nhờ lực Phật gia trì, nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy, vì máy bị hư, làn sóng bị nhiễu, phải sửa.

Khi máy vô hình để kết nối với Phật, Bồ-tát đã hư, lòng mình sẽ tối đen. Theo kinh nghiệm tôi, có lúc ngồi yên, cảm giác có Thiên long Bát bộ và Bồ-tát hộ trì thì Phật sự thành tựu nhẹ nhàng. Nhưng nếu máy hư, ngồi yên, chỉ thấy tối đen, không thấy Phật, Bồ-tát. Thấy Phật bằng tâm, tâm mình sáng thì thấy Phật. Tu hành hơn nhau ở điểm này.

Khi đàn Dược Sư thanh tịnh và duy trì được, phải biết có Bồ-tát gia trì, có chư thần hộ trì. Trực nhận như vậy, tôi nói: “Cầu xin Đại tướng Dược Xoa, đừng cho tà giáo, ác ma đến gần”. Nếu chúng ta mất cảnh giác, mất thanh tịnh là ma vô liền, giống như khi nối mạng có tin tặc xâm nhập phá hỏng toàn bộ dữ liệu. Tu hành cũng vậy, chúng ta kết nối được với Phật, Phật gia bị chúng ta. Nhưng nếu để ác ma chui vô tâm sẽ không thấy Phật, chỉ thấy ma khiến chúng ta mất niềm tin.

Trên bước đường tu, có khi được, có khi không. Khi chúng ta bị rớt mạng, phải điều chỉnh, tức khi tâm chúng ta không thanh tịnh, thì cầu thiện tri thức chỉ dạy, hay cầu Phật gia bị giúp chúng ta sáng lần.

Giữ được tâm thanh tịnh luôn, chắc chắn tu hành đạt hiệu quả cao. Hình thức tụng niệm, lễ bái, ai cũng có, nhưng linh nghiệm hay không tùy ở người sử dụng. Người có căn lành nhắm mắt vẫn thấy Phật là đã vượt ngoài thân xác và tu bằng tâm, không tu bằng thân.

Gặp thiện tri thức đắc đạo hỏi chúng ta niệm Phật bằng gì. Trả lời con niệm Phật bằng miệng, như vậy là kêu tên Phật. Nhưng nếu trả lời rằng niệm Phật bằng tâm, cũng hỏng. Vì nếu lòng đang nghĩ đến Phật thì âm thanh bên ngoài không nghe, phải trả lời bằng yên lặng.

Hoặc Thiền sư hỏi ông tới đây bằng gì. Trả lời tới bằng ô-tô, xe buýt, xe máy, hay đi bộ… Như vậy, chúng ta trả lời đúng theo con người của trần lao nghiệp chướng, nên mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, tới bằng phương tiện khác nhau. Nhưng nếu trả lời rằng tới bằng tâm cũng không được. Tôi đã trải nghiệm ý này. Trả lời bằng sự lặng thinh là tới bằng tâm. Tâm nghĩ chùa là tới chùa. Tổ Thiên Thai diễn tả ý chỉ tu hành này như sau:

Sáng ra dạo chơi non Linh Thứu (ở Ấn Độ)

Chiều tới viếng Phổ Đà (đạo tràng của Bồ-tát Quan Âm ở Trung Quốc)

Tối lại sang Cửu Hoa (thăm Địa Tạng)

Khuya trở về Bổn độ (Bổn tâm).

Du hành như vậy bằng tâm. Vì vậy, ta thấy Thiền sư ngồi yên, nhưng tâm họ đi ngược thời gian cả ngàn năm, như Ngài Trí Giả thấy Phật Thích Ca đang thuyết pháp. Đó là thực tu, thực chứng. Vượt không gian là đi mười muôn ức thế giới qua phương Đông thăm Phật Dược Sư. Đi bằng tâm rất nhẹ nhàng. Tề Thiên chỉ nhảy một cái đến Tây Thiên, vì Tề Thiên tiêu biểu cho sự chứng ngộ pháp Không, nên đi bằng tâm. Còn hầu Tam Tạng phải đi bằng thân, mất đến 17 năm mới đến Tây Vức. Mang thân xác này đi thì quá mệt, quá phiền phức và tốn nhiều thì giờ.

Trên bước đường tu, ban đầu chúng ta mượn thân xác để tu, nhưng nâng cao, muốn về Phật phải đi bằng tâm.

Thiền sư ngộ đạo có cái nhìn khác chúng ta. Họ nhìn chúng ta là thùng phân biết đi, nghe vậy thì tức lắm. Nhưng nghiệm kỹ sẽ thấy đúng như vậy. Mỗi ngày, thùng phân trong con người phải xả vô thùng phân lớn, đúng không. Nói cách khác, thân người là túi da đựng đồ ô uế, thân và tâm ô uế quyện vào nhau chặt chẽ. Trong khi Phật mang thân người là đem tâm hồn trong sạch như ngọc lưu ly nhốt vô Nhà lửa, tức nhốt vô thân. Khi còn là thái tử, Phật Thích Ca có cảm giác bị nhốt vô thân tứ đại và nhốt vô ba tòa nhà của vua Tịnh Phạn xây cho Ngài, Như vậy là hồn bị nhốt vô xác, nên Ngài nói rằng trăm dây phiền não, nghiệp báo không cùng.

Nhận ra lý này, tôi cảm nhận hồn mình hoàn toàn tự do, vô nước không bị chìm, vào lửa không nóng. Đó chính là tâm chơn như của chúng ta. Còn nghiệp chi phối thì thấy chìm dưới nước, thấy lửa đốt nóng.

Chúng ta tu, cắt bỏ trần lao trước thì ở hoàn cảnh nào, ta cũng thấy an lạc. Kẹt trần lao, chúng ta sợ nghèo đói, sợ khổ, tìm lối thoát, nhưng luôn bị nó bao vây. Nhưng ngồi yên được, sẽ cảm thấy việc ăn mặc ở không bao nhiêu.

Phật nói các thầy hạnh phúc hơn ông chủ mất bò, vì không có con bò để chăn, để mất, sống thanh thản. Thực tế cho thấy người giàu nhất, người quyền thế nhất cho đến người nghèo, ai cũng sống, nhưng khổ vui tùy tâm cảm nhận mà có khác nhau. Người giàu than với tôi rằng họ không có thì giờ ăn, ngủ, vì công việc bao vây. Có thể họ làm tổng thống, chủ tịch nước, hay tổng giám đốc, nhưng thử nghĩ xem họ có được sung sướng bằng quý vị ngồi đây nghe pháp, được hưởng pháp lạc, giải thoát, không nghĩ đến ăn uống, không bị công việc bức bách.

Phật dạy đừng tạo ác nghiệp, nên tạo phước đức. Tạo phước đức thì từ không thành có. Tạo ác nghiệp thì của cải từ có trở thành không, thậm chí bị hại.

Phật dạy đừng tạo ác nghiệp, nên tạo phước đức. Tạo phước đức thì từ không thành có. Tạo ác nghiệp thì của cải từ có trở thành không, thậm chí bị hại.

Khi tọa đàm ở Nhật, tôi nhận thấy các bà vợ của công nhân sướng nhất, có đời sống thanh thản hơn. Vì các bà vợ của bộ trưởng, hay giám đốc công ty luôn than phiền rằng chồng của họ cả tháng bận việc không về nhà và bà cũng phải bận bịu giữ của. Trong khi vợ của công nhân nói chồng họ đi làm, chiều về nhà, ăn cơm với vợ con và thứ Bảy đưa vợ con đi chơi.

Phật dạy đừng tạo ác nghiệp, nên tạo phước đức. Tạo phước đức thì từ không thành có. Tạo ác nghiệp thì của cải từ có trở thành không, thậm chí bị hại. Thực tế cho thấy hôm nay là giám đốc, ngày mai ra tòa, bị tù tội, vì tạo ác nghiệp. Kinh Dược Sư nói người tham lam, ích kỷ, cướp đoạt của người là tạo tội thì chết cũng không yên, phải sanh vào ba đường ác.

Chúng ta suy nghĩ sẽ nhận ra con người ăn, ở bao nhiêu mà phải đầu tắt mặt tối, không còn thì giờ nghĩ đến việc tốt và luôn phải đối phó, vì không làm thì sự nghiệp họ sụp đổ, nhưng cố làm, họ cũng không giữ được, vì phát xuất từ tâm ác, việc ác.

Phật khuyên chúng ta bố thí, cúng dường, phóng sanh là tu phước mới sanh phước. Điển hình là cậu bé chăn bò cúng Phật chỉ một bó cỏ để Ngài ngồi mà được sanh lên Trời tên Kiết Tường thiên, đời đời hưởng phước không hết, vì Phật làm bao nhiêu công đức thì đều chia cho cậu bé này.

Phật Dược Sư là ai?

Chúng ta thực hành theo Phật Dược Sư, mãn duyên cõi này, về Cực lạc, hay về thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, hoặc lên Trời hưởng phước. Hưởng hết phước cõi Trời, sanh lại nhân gian cũng hơn người, làm người thông minh, khỏe mạnh, ngoại hình dễ coi, ai cũng quý trọng, đó là tướng phước sanh lại. Tướng nghiệp sanh lại thì bị ghét bỏ.

Tu theo Phật Dược Sư, xóa nghiệp ác, người ghét giảm bớt và phước sanh, có người thương nhiều hơn. Nhìn thành quả này để biết mình tu đúng hay tu sai. Tu đúng có bạn bè tốt nhiều hơn. Tu sai, có nhiều bạn bè lường gạt.

Tóm lại, quý Phật tử tụng kinh Dược Sư phải suy nghĩ ý Phật dạy và căn cứ vào đó để thực hiện trong cuộc sống và ta đạt được kết quả mới dạy người khác làm. Riêng tôi, thể nghiệm tinh ba Phật dạy có kết quả tốt mới biên soạn kinh Dược Sư dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tu, trong chiêm bao cũng đọc được, không bị đọa và từng bước thăng hoa đời sống tam linh. Cầu nguyện tất cả mọi người đều thực hành được lời dạy của Phật Dược Sư và nhận được gia trì lực của Ngài để hết khổ, tật bệnh tiêu trừ, đời đời nương bóng từ bi của Phật, kiếp kiếp tu Phật đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm