Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2019, 04:54 AM

Niềm tin vào Đức Phật

Đạo Phật là con đường của sự chuyển hóa tâm thức, đến với đạo Phật là đến với niềm tin và sự thực chứng. Đức tin là điều kiện cần và đủ không thể thiếu của người Phật tử để tu tập đạo giải thoát.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc 

Đức Phật là bậc giác ngộ với đầy đủ phước đức và trí tuệ. Ảnh minh họa

Đức Phật là bậc giác ngộ với đầy đủ phước đức và trí tuệ. Ảnh minh họa

Đức Phật là bậc giác ngộ với đầy đủ phước đức và trí tuệ. Ngài có tấm lòng từ bi rộng lớn đối với tất cả chúng sinh. Ngài không chỉ tìm kiếm giải thoát cho riêng mình mà còn chỉ dạy người khác phương pháp thực hành, tu tập để được giải thoát theo, Ngài có đủ khả năng giúp người khác hiểu rõ, thực chứng điều đó. Nói vậy không có nghĩa là đức Phật có thể ban cho người khác sự giác ngộ, Ngài chỉ có thể chỉ dạy cho chúng sinh thấy một con đường, và những ai muốn được giác ngộ thì phải tự mình bước đi trên con đường đó, không ai có thể làm được việc ấy giúp mình cả.

Bài liên quan

Đạo Phật là con đường của sự chuyển hóa tâm thức, đến với đạo Phật là đến với niềm tin và sự thực chứng. Đức tin là điều kiện cần và đủ không thể thiếu của người Phật tử để tu tập đạo giải thoát.

Trước tiên là chúng ta phát khởi lòng tin tuyệt đối với đức Phật, Ngài được xem là bậc đạo sư cao cả của trời và người, là bậc giác ngộ hoàn toàn đầy đủ về ba phương diện: tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Với trí tuệ và phương tiện thiện xảo, Ngài có thể dìu dắt chúng sinh ra khỏi dòng vô minh, đạt đến an lạc, cứu cánh Niết-bàn.

Thứ hai là tin pháp: là chân lý tối thượng mà đức Phật đã thân chứng, những lời dạy cao cả, bao gồm những phương pháp diệt khổ và con đường đưa đến an lạc giải thoát. Sau này được các hàng đệ tử đúc kết lại thành tam tạng kinh điển, tu tập theo những lời dạy này cũng sẽ đạt được sự giác ngộ viên mãn.

Thứ ba là tin tăng: là một đoàn thể hòa hợp, thanh tịnh sống trên tinh thần lục hòa, cùng nhau tu tập đạo giải thoát. Tăng là những người có thể thay thế Phật tuyên dương giáo pháp và dẫn dắt chúng sanh trên con đường giác ngộ.

Đạo Phật là con đường của sự chuyển hóa tâm thức, đến với đạo Phật là đến với niềm tin và sự thực chứng. Đức tin là điều kiện cần và đủ không thể thiếu của người Phật tử để tu tập đạo giải thoát. Ảnh minh họa

Đạo Phật là con đường của sự chuyển hóa tâm thức, đến với đạo Phật là đến với niềm tin và sự thực chứng. Đức tin là điều kiện cần và đủ không thể thiếu của người Phật tử để tu tập đạo giải thoát. Ảnh minh họa

Nhưng đến với đạo Phật bằng niềm tin không thì chưa đủ, mà phải có sự nỗ lực tu tập của bản thân thật tu thật chứng mới có được. Ngài không ban cho ta sự giác ngộ giải thoát và cũng không ai có thể ban cho như vậy được. Phật dạy: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta tức phỉ báng Ta”. Chúng ta theo Phật mà không hiểu biết về con người và cuộc đời đức Phật thì niềm tin và sự tôn kính của mình chưa được sâu sắc, vững chãi. Chúng ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót, thậm chí có thể hiểu và hành động sai lời Phật dạy.

Bài liên quan

Trong bài kinh Kalama thuộc Tăng Chi Bộ Kinh I, đức Phật đã dạy: “Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình. Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực thực hành”.

Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Nhưng để thành tựu được điều đó, cần phải nỗ lực bằng sự thực hành, tu tập của chính bản thân thì mới có kết quả. Ảnh minh họa

Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Nhưng để thành tựu được điều đó, cần phải nỗ lực bằng sự thực hành, tu tập của chính bản thân thì mới có kết quả. Ảnh minh họa

Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Nhưng để thành tựu được điều đó, cần phải nỗ lực bằng sự thực hành, tu tập của chính bản thân thì mới có kết quả. Tin Phật là đồng nghĩa chúng ta tin vào Phật tánh của chính mình, vì tất cả chúng sanh đều bình đẳng về Phật tánh và sự giác ngộ như nhau. Không phải chỉ tin qua lời nói suông, mà không có sự thực hành bằng hành động, như vậy không đưa đến lợi ích. Có một điều mà chúng ta bắt gặp ở đức Phật là giữa khẩu giáo và thân giáo của Ngài, luôn đồng hành cùng nhau một cách nhất quán. Nghĩa là giữa hành động và việc làm của Phật luôn đồng hành cùng nhau, không chống trái nhau. Đó là một bài học thật sống động có ích mà ta tìm thấy nơi Ngài.

Bài liên quan

Cuộc đời đức Phật chính là những biểu hiện giáo lý của Ngài. Vậy nên, người đệ tử Phật cần phải tìm hiểu về cuộc đời đức Phật cùng giáo lý của Ngài, để đem áp dụng vào đời sống tu tập của mỗi chúng ta. Tôn kính và nương tựa vào đức Phật, từ đó xây dựng đời sống an lạc, mưu cầu giác ngộ, giải thoát thì điều này không có kinh điển nào trong Phật giáo là không đề cập đến. Do đó, bên cạnh sự tôn kính đức Phật, chúng ta cần xây dựng cho mình nhận thức đúng đắn, niềm tin sâu sắc để việc tu tập trở nên phù hợp với con chính đạo mà đức Phật đã chỉ dạy. 

Ngược lại, nếu niềm tin được xây dựng không vững chắc, hoặc niềm tin có được trên cơ sở nhận thức của cảm tính mà không xuất phát từ lý trí, từ kinh nghiệm thực tiễn trong đời sống tu tập thì sớm hay muộn gì niềm tin ấy cũng bị lung lay, đổ vỡ. Người ta sẽ dễ dàng bỏ đạo, thay đổi quan điểm cũng như cách nhìn của mình chỉ vì niềm tin không kiên cố, sẽ dễ dàng bị lôi cuốn, chạy theo tà đạo, rơi vào mê tín dị đoan, cũng vì không có niềm tin chân chính bền vững.

Kinh Niết-Bàn, đức Phật đã dạy: “Hãy tự xem mình là hải đảo của mình. Hãy tự xem mình là chỗ nương tựa của mình. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác”. Và “các ông phải tự mình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là người thầy dẫn đường”. (Kinh Pháp Cú, 276). Tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin rằng mình sẽ thành Phật nếu nỗ lực tu hành. Bởi sự giác ngộ là tự mình giác ngộ chứ không ai có thể giác ngộ thay thế được. Vì thế, nếu không có lòng tin thì chúng ta không nỗ lực, không có cơ sở để nương vào đó tu tập, giác ngộ; giải thoát không thể đạt được, sanh tử khó mà ra khỏi.

Tâm Thế (Chùa Hoằng Pháp) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm