Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn
Có quan niệm cho rằng, Niết bàn chỉ là cảnh giới được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người hay Niết bàn là một trú xứ, đất nước ở nơi rất xa xôi nào đó. Vậy Niết bàn là gì? Niết bàn có thật hay không? Và tại sao lại nói mục đích của người tu Phật Pháp là đạt được Niết bàn?
Niết bàn là gì?
Theo góc nhìn Phật giáo, Niết bàn là một thực tại ở ngay nơi tâm chúng ta, đó không phải là một trú xứ với không gian và địa điểm cụ thể mà là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham sân si. Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ ràng buộc của luân hồi sinh tử.
Các loại Niết bàn
Trong đạo Phật chia Niết bàn làm 4 loại.
1. Hữu dư y Niết bàn
Là trạng thái của các vị Thánh nhân khi còn sống, trong thân xác ngũ uẩn này mà chứng đắc Niết bàn.
2. Vô dư y Niết bàn
Là trạng thái của các bậc Thánh A La Hán khi đã bỏ thân xác, không còn thân ngũ uẩn mà chứng đắc Niết bàn.
3. Tự tính thanh tịnh Niết bàn
Mỗi chúng sinh đều có thể tính Niết bàn nhưng vì vô minh, ái dục che lấp, điên đảo, cho nên chúng ta không thấy Niết bàn.
Giống như cốc nước bị bùn đất lẫn vào làm cho vẩn đục, nhưng khi bùn đất lắng xuống thì phần nước trong sẽ hiện ra. Cũng vậy, trong tâm mỗi chúng ta đều có Niết bàn nhưng chúng ta không nhận ra.
4. Vô trụ xứ Niết bàn
Trạng thái này dành cho các vị Bồ tát. Các Ngài đã chứng đạt Niết bàn nhưng vẫn tiếp tục vào lục đạo luân hồi để cứu độ chúng sinh, cho nên gọi là vô trụ xứ. Các Ngài không có chấp trước, không an trụ, không dính mắc vào chỗ xứ nào, mà ứng hóa độ khắp tất cả chúng sinh.
Ai có thể chứng đắc Niết bàn?
Trong Kinh Mi Tiên vấn đáp câu 47 “Ai sẽ đắc Niết bàn?”, Đức vua Mi Lan Đà hỏi Đại đức Na Tiên:
- Ai tu hành đều đắc quả Niết bàn như nhau cả chứ?
Đại đức Na Tiên trả lời:
- Không chắc như vậy. Người nào thực hành đúng chánh pháp, giác ngộ những pháp mà bậc trí tuệ đã giác ngộ, biết chắc những pháp mà bậc trí tuệ đã biết chắc, dứt bỏ những pháp mà bậc trí tuệ dứt bỏ, tiến hành những pháp mà bậc trí tuệ tiến hành, thấy rõ những pháp mà những bậc trí tuệ đã thấy rõ; người ấy mới đắc được Niết bàn, tâu đại vương.
Như vậy, theo kinh điển, không phân biệt là nam, nữ, giàu nghèo, sang hèn, đẳng cấp cao hay thấp mà những ai thực hành đúng chính Pháp, người ấy sẽ chứng đắc Niết bàn.
Giống như gạo sau khi nấu thành cơm, không kể người nấu là ai, dù người da trắng, da đen, da vàng cũng chỉ cần nấu đúng cách, làm đúng quy trình thì sẽ có cơm ngon.
Trong đạo Phật có rất nhiều tấm gương chứng đắc Niết bàn nhờ sự tinh tấn tu học chính Pháp. Một trong những tấm gương ấy là Tôn giả Ưu Ba Ly - một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, Ngài xuất thân từ tầng lớp thủ đà la - giai cấp thấp nhất của người Ấn Độ. Trước khi xuất gia, Ngài làm nghề hót phân, cắt tóc nhưng sau đó Ngài theo Phật xuất gia, tinh tấn tu hành theo lời Phật dạy đã chứng đắc Thánh quả A La Hán, đạt được Niết bàn.
Lịch sử Phật giáo có câu chuyện lệnh bà Kiều Đàm Di là em gái của hoàng hậu Ma Da và là di mẫu của Đức Phật. Sau khi các vương tử của dòng họ Thích Ca đã quy y theo Phật và xuất gia, bà lúc này túc phúc thiện căn đầy đủ, bèn đến xin Đức Phật cho phép được ở trong Tăng đoàn xuất gia như Pháp. Dù lúc đó chưa được chấp thuận nhưng không bỏ cuộc, bà Kiều Đàm Di liền tập hợp hơn 500 người nữ dòng họ Thích cùng chí nguyện đến xin Phật xuất gia.
Khi ấy, Tôn giả A Nan đến bạch Đức Phật:
- Nữ giới xuất gia, sống không gia đình trong pháp và luật của đức Thế Tôn, có khả năng chứng đắc quả vị cao thượng, thù thắng không, bạch đức Thế Tôn?
- Này A Nan, có thể được!
Sau đó bà Kiều Đàm Di và 500 người nữ đã được Phật cho xuất gia và tinh tấn tu hành đồng chứng đắc A La Hán và nhập Niết bàn.
Như vậy, Niết bàn là có thật, không ở đâu xa mà ở chính tâm của mỗi người. Chúng ta ai cũng mong cầu mình hết khổ đau, mong cầu mình đạt được hạnh phúc, an lạc thì chúng ta phải đạt được Niết bàn. Mười phương chư Phật, các Đức Bồ Tát, chư vị Thánh Hiền chứng đắc Niết bàn.
Vậy nên những ai muốn chứng nghiệm Niết bàn phải tinh tấn thực hành Giới, Định, Tuệ - ba Pháp tu tam vô lậu học này chính là phương pháp để chúng ta đạt được Niết bàn, thể nhập Niết bàn. Chúng ta biết rằng Phật là chính chúng ta, trong tâm chúng ta, tâm này khi được rèn luyện tu tập đúng phương pháp thì chính chúng ta thành Phật không ở đâ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Xem thêm