Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/02/2023, 15:43 PM

NSƯT Hữu Châu: "Tôi buông bỏ để lòng được bình an"

Tôi gặp nghệ sĩ Hữu Châu ở một góc nhỏ khá yên tĩnh trong quán cà-phê. Anh cho biết, những lúc rảnh, anh thường ra đây ngồi đọc kịch bản, đọc sách, hoặc có khi gặp gỡ, trò chuyện với những người thân quen…

Không hóa trang, không áo mão xiêm y lộng lẫy, anh vẫn thu hút người đối diện bởi giọng nói trầm ấm của mình. Rất chân thành và cởi mở, anh đã chia sẻ chuyện đạo, chuyện đời…

NSƯT Hữu Châu

NSƯT Hữu Châu

Đạo Phật là cứu cánh của cả đại gia đình tôi. Ngày cô Ba tôi - cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga nằm xuống, bà nội tôi đã buông hết mọi thứ để đi chùa. Nhờ có đạo Phật mà nội tôi đã gượng dậy được từ trong nỗi đau mất con, mất cháu.

Và ngày ấy, mỗi khi nội đi chùa, bà thường dẫn tôi theo. Tôi ở trong chùa, ăn cơm chay. Sư cô thương tôi như con cháu trong nhà. Đến giờ này, mỗi khi thèm đồ chay, tôi vẫn chạy về chùa ‘mè nheo’ với Sư cô để ‘khất thực’.

Vì tính chất của công việc, tôi không có thời gian để ngồi trước bàn Phật tụng những bản kinh lớn. Nhưng mỗi ngày, tôi đều cố gắng trì 5 biến chú Đại bi, 7 biến chú Chuẩn Đề, 9 biến chú Địa Tạng. Tôi cũng thường tranh thủ những khoảng thời gian rảnh, ngày nghỉ để đọc sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Ajahn Chah,… nghe bài giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Lệ Trang, thầy Trí Chơn, thầy Minh Niệm,… Nhờ vậy, mà tôi thấy rõ, mình đã thay đổi rất nhiều.

Trước đây, tôi nóng tính lắm. Ai làm gì không phải là tôi nổi giận đùng đùng, phải làm đến cùng cho ra lẽ đúng - sai mới yên. Còn giờ đây, tôi đã bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn. Mỗi khi nghe ai nói xấu mình, hoặc những việc xảy ra bất như ý, tôi thường mỉm cười cho qua. Tôi tập buông bỏ để lòng mình được bình an.

Đối với nghề nghiệp, tôi luôn hết lòng. Từ khi bước chân lên sân khấu đến giờ, tôi chưa bao giờ đi giành vai, cũng không hề biết hay so đo tiền lương với đồng nghiệp. Tôi chỉ biết làm nghề cẩn trọng, có trách nhiệm với từng vai diễn của mình. Với tôi, đó là cách để đền đáp ân tình mà khán giả đã dành cho cái tên Hữu Châu. Giờ đây, tôi chỉ mong mình có sức khỏe để làm nghề. Và càng lớn tuổi, tôi càng nhủ lòng phải sống hòa đồng hơn, để em cháu thương mến.

Đối với học trò, tôi thương và chỉ dạy các em tận tình. Khi xem một vai diễn chưa tốt hay thấy cách ứng xử của các em, cháu chưa đúng, tôi gọi điện, nhẹ nhàng góp ý. May mắn, các em đều lắng nghe và sửa chữa.

Ngày nay, mạng xã hội phát triển ảnh hưởng nhiều đến giới trẻ. Theo quan niệm của tôi, mạng là ảo, nhưng lời nói của mình là thật. Có thể chỉ vì một phút bất đồng, nóng giận mà mình viết lên những câu, những từ làm tổn thương người khác thì không nên. Do vậy, tôi luôn nhắc nhở học trò mình phải hết sức cẩn ngôn, đừng tạo khẩu nghiệp. Riêng Facebook của mình, tôi chủ trương không chia sẻ những điều khiến người khác đọc vào cảm thấy căng thẳng hay buồn phiền. Tôi chỉ muốn thông qua đó, đem niềm vui, truyền năng lượng tích cực đến mọi người.

Tôi học Phật và điều mà tôi thấm thía nhất từ triết lý của nhà Phật, đó là nhân - quả. Tôi rất tâm đắc lời dạy: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Do vậy, để đừng gieo nhân xấu, nơi nào ồn ào, thị phi, tôi thường tránh để bớt lời; người nào khi tiếp cận họ dễ khiến mình nổi sân, tôi xích ra một chút; thấy điều phải thì làm, điều không đúng thì thôi,…

Bên cạnh đó, nhìn lại 2 năm qua, Việt Nam nói riêng, và thế giới nói chung chịu nhiều mất mát, đau thương vì đại dịch Covid-19. Tôi cảm thấy rằng, mình cần phải biết yêu thương và tha thứ cho nhau hơn. Đặc biệt, 2 tiếng “cảm ơn” và “xin lỗi” cần phải được thốt ra nhiều hơn nữa. Tôi vẫn đang thực tập và cũng nhắc nhở học trò mình như thế. Bởi ngày nào ta còn biết nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi, tức thị, ngày đó, ta còn biết hướng thiện”.

Nghệ sĩ Hữu Châu sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo nghề hát. Anh là cháu nội của bà bầu Thơ - chủ đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, một đoàn hát cải lương nổi tiếng. Cha mẹ anh là đôi nghệ sĩ nổi tiếng Hữu Thình - Thanh Lệ. Anh còn là cháu ruột của cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga và Nghệ sĩ Ưu tú Bảo Quốc. 

Nghệ sĩ Hữu Châu được lên sân khấu biểu diễn khi chỉ mới 3 tuổi. Anh chính thức theo nghề từ năm 1985. Và trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, anh đã có nhiều vai diễn để đời, như: vai Nguyễn Trãi trong vở Bí mật vườn Lệ Chi, vai Bình trong Đừng nói lời vĩnh biệt, vai lão ẩn sĩ trong vở Đời luận anh hùng, Lỗ Quý trong vở kịch nổi tiếng Lôi Vũ... Anh đã đạt được nhiều giải thưởng như: Giải Mai vàng, Cù nèo vàng, Ngôi sao xanh,… Năm 2012, anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Nghệ sĩ Hữu Châu quy y năm 12-13 tuổi, được Hòa thượng Thích Từ Bạch (chùa An Phú) đặt pháp danh Giác Quang, hiệu Hoàng Lý.

Nguồn: Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Xem thêm