Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Om Mani Padme Hum: Câu thần chú vi diệu mà Đức Phật mất 1.000 kiếp mới tìm thấy

Om Mani Padme Hum là câu thần chú cổ có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ cổ đại, du nhập vào Tây Tạng và trở thành câu thần chú uy quyền nhất trong các câu thần chú Mật Tông.

Nguồn gốc thần chú Om Mani Padme Hum

Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng, ngài đã phải mất 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.

Om mani Padme hum

Om mani Padme hum

Bài liên quan

Kể từ khi Mật Tông Tây Tạng được phát triển tại Việt Nam, câu chú Om Mani Padme Hum trở thành một câu thần chú không thể thiếu trong tâm thức của người theo Mật Tông. Vậy Om Mani Padme Hum có nghĩa là gì, mà sao chỉ cần đọc thầm trong trí óc, đã thấy cảm giác an yên vô cùng.

Đối với các nhà sư Tây Tạng, âm thanh của thần chú này thật vi diệu. Câu thần chú Om Mani Padme Hum là sức mạnh của những lời dạy dỗ của Đức Phật. Khi ta niệm Om Mani Padme Hum có nghĩa là nắm được sức mạnh kỳ diệu của toàn bộ năng lượng và lòng từ bi của đức Phật độ cho mình và cho mọi người. Càng tụng niệm Om Mani Padme Hum bao nhiêu, càng được gia trì thêm bằng những phẩm chất yêu thương của pháp môn niệm Phật. Đây là câu thần chú có năng lượng mạnh mẽ thức tỉnh và kết nối lòng nhân từ trong mỗi người và đức Phật.

Ý nghĩa của Om Mani Pade Hum

Om Mani Padme Hum có nghĩa là Viên ngọc quý trong hoa sen.

Om tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp.

Bài liên quan

Từ Om được các nhà sư Tây Tạng sử dụng trong việc thể hiện năng lượng, sức mạnh qua âm tiết Om, bởi đây được coi là lời nói của chư Phật, phản ảnh nhận thức của vũ trụ xung quanh. Âm thanh này có thể vọng qua những đỉnh núi cao của Tây Tạng, qua trời mây vũ trụ với sức mạnh vô hình thể hiện qua tiếng “Om” đầy uy quyền.

Lục tự đại minh thần chú Om Mani Padme Hum

Lục tự đại minh thần chú Om Mani Padme Hum

Mani, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương. Mani là biểu hiện cho Bồ đề tâm Bodhicitta.

Padme: Từ này có nghĩa là bên trong hoa sen. 2 âm tiết này giúp chúng ta hạn chế nhưng suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực tới một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu. Padme có ý nghĩa là Tâm thức con người.

Hum: Có nghĩa là Tự ngã thành tựu. Niệm tới “Hum”, có nghĩa bạn đã có tinh thần giác ngộ. Đạt được những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi.

Câu thần chú này có nghĩa tất cả chúng ta đều là hoa sen, viên ngọc quý trong hoa sen. Chúng ta không biết điều đó cho đến khi gặp và niệm câu thần chú này, tức thì những gì vô minh sẽ bị đẩy lùi, để con người đạt được trí tuệ, từ bi và tinh khiết mạnh mẽ như hoa sen. Om Mani Padme Hum có nghĩ là Tâm Bồ đề nở trong lòng người.

Trì tụng Om Mani Padme Hum sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.

Trì tụng Om Mani Padme Hum sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.

Lợi lạc khi niệm thần chú Om Mani Padme Hum

1. Thần chú Om Mani Padme Hum là hiển lộ của ngôn ngữ và năng lực trí tuệ của tất cả chư Phật. Nó là một phương tiện để bảo vệ tâm khỏi những niệm tưởng mê lầm, chặt đứt vô minh và khai mở trí tuệ. Nó làm tăng trưởng vô lượng sự ban phước và khiến ta có thể đạt được an bình. Thần chú này có thể cứu giúp và làm nguôi dịu hàng trăm và hàng ngàn khổ đau và khốn khó của chúng sinh.

2. Trì tụng Om Mani Padme Hum sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.

3. Trì tụng câu chú này sẽ tăng cường sức mạnh thiền định và phát triển những cấp độ thiền định sâu sắc hơn trong đời này, thứ sẽ tiếp tục trong nhiều đời tương lai.

4. Trì tụng câu chú này, lúc chết, sẽ không sinh vào ba đọa xứ mà vãng sinh về Dewachen – Tây Phương Cực Lạc hay trong chính cõi Tịnh Độ của Đức Quán Thế Âm – Riwo Potala, và ở đó, sẽ dần dần đạt đến Phật quả. Cho tới lúc đó, ân phước gia trì và sức mạnh của thực hành sẽ không cạn kiệt; nó sẽ tiếp tục tạo ra kết quả giác ngộ.

Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Khi đức Phật Quán Âm nguyện trở lại vòng luân hồi để giúp chúng sinh khỏi bể khổ, Ngài sử dụng câu thần chú lục tự đại minh chân ngôn Om Mani Padme Hum để giúp chúng sinh khỏi bến mê lầm. Nếu ra niệm câu thần chú này và nghĩ tới đức Phật Quán Thế Âm, trì tụng lục minh chân ngôn, chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Do vậy, nên đưa Quán Thế Âm vào tâm thức thật tôn kính, trì tụng Lục tự đại minh rõ ràng và chân thành, mọi nhu cầu thế gian và xuất thế gian sẽ được đáp ứng. 

Vậy nên, lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Phật giáo thường thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Xem thêm