Tại sao nói chánh báo tốt là y báo tốt?

Mỗi Phật tử ai cũng có gia đình nhà cửa, nếu là một Phật tử biết tu đúng theo lời Phật dạy và là người tài đức thì cảnh gia đình nhà cửa của Phật tử ấy sẽ êm ấm trang nhã sạch sẽ.

Chánh báo là quả báo gốc hay là quả báo chủ yếu của nghiệp nhân đã tạo, còn y báo là quả báo nương nơi chánh báo mà có như nhà cửa cảnh vật xung quanh... chánh báo và y báo là chỉ cho con người và cảnh vật thuộc về con người.

Vậy chánh báo và y báo cái nào là gốc cái nào là ngọn?

Nếu chúng ta không hiểu sẽ bị lầm lẫn và không biết cái nào là gốc để tu, cứ mãi chạy theo cái ngọn, rồi cả đời tu không được lợi ích.

Vậy quý Phật tử học xong, tự kiểm lại xem từ lâu mình tu là tu theo ngọn hay tu theo gốc

Tại sao nói chánh báo tốt là y báo tốt?

Vì có con người tốt mới có cảnh vật tốt.

Chữ tốt ở đây là chỉ cho con người có tài, có trí, có đức hạnh.

Người tài trí đức hạnh ở đâu thì hoàn cảnh sẽ chuyển theo họ trở thành tốt đẹp.

Có khi nào một người bất tài vô trí thiếu đạo đức tạo được một sự nghiệp vẻ vang không?

Nếu có là nhờ phước dư ở quá khứ, chỉ trong giai đoạn ngắn rồi cũng hoại, không bền.

Người tài trí đức hạnh dù hoàn cảnh không tốt, nhưng họ có thể chuyển lần lần thành tốt.

Ví dụ như nhà kiến trúc, những kỹ sư có tài đức, vì một lý do nào đó họ đến ở nơi núi rừng xa vắng. Với cảnh núi rừng này, họ hợp tác kiến thiết xây dựng cuộc sống mới. Một thời gian sau cảnh hoang vắng rừng núi đó trở thành vùng trù phú xinh tươi.

Còn nếu người bất tài vô trí, thiếu đạo đức, dù ở trong hoàn cảnh tốt rồi cũng trở thành hư xấu, vì họ thiếu khả năng xây dựng kiến tạo, mà cảnh vật thì mau hư hoại, không được sửa chữa.

Một sự kiện trước mắt chúng ta là khu Thường Chiếu, trước măm 1974 là một vùng đất hoang vắng, chỉ có tre gai, tranh, mắc cở... không nhà cửa cây trái.

Sau này nhờ những người biết tu có chánh báo tốt biến nơi này thành một cảnh già lam nghiêm tịnh thanh lịch.

Và Viên Chiếu cũng vậy. Mọi người đều ghi nhận cảnh Thường Chiếu ,Viên Chiếu thanh tịnh đẹp đẽ. Vậy cảnh tịnh cảnh đẹp đó là do tự cảnh đẹp hay là do người mà có?

Mọi cảnh đều tùy thuộc vào con người, nên con người là chủ, là chánh báo, còn cảnh vật là bạn tùy thuộc vào con người, nên gọi là y báo.

Đó là chánh báo, y báo của người xuất gia.

Chánh báo và y báo là gì?

Chánh báo tốt thì y báo cũng tốt, chánh báo xấu thì y báo cũng xấu theo.

Bây giờ đến chánh báo y báo của người tại gia.

Mỗi Phật tử ai cũng có gia đình nhà cửa, nếu là một Phật tử biết tu đúng theo lời Phật dạy và là người tài đức thì cảnh gia đình nhà cửa của Phật tử ấy sẽ êm ấm trang nhã sạch sẽ.

Ngược lại, nếu là người không biết tu, bất tài vô trí thì cảnh gia đình họ không hạnh phúc, nhà cửa họ lụp xụp tồi tàn, túng thiếu.

Vì vậy nên nói: "Nhìn qua cảnh biết được người" tức là nhìn y báo biết được chánh báo.

Chánh báo tốt thì y báo cũng tốt, chánh báo xấu thì y báo cũng xấu theo.

Người đời thường nói: "Thời thế tạo anh hùng" tức là hoàn cảnh đưa đẩy con người trở thành anh hùng.

Cũng có người nói ngược lại "Anh hùng tạo thời thế" tức là người hùng, người tài đức tạo nên sự nghiệp vẻ vang trong đời.

Hai câu này câu nào đúng?

Người đời hay bàn tán: Có những người trước kia họ là những kẻ tầm thường không có tài đức, nhờ gặp cơ hội tốt họ nghiễm nhiên trở thành con người xuất chúng.

Như vậy là "Thời thế tạo anh hùng".

Lại có một số người khác bàn rằng: "Vua Quang Trung tuy là người áo vải ở chốn quê mùa, nhưng lại là người tài trí phi thường, nên từ một con người áo vải quê mùa trở thành một vị tướng giỏi, một ông vua tài trí.

Như vậy không phải "Anh hùng tạo thời thế" là gì?

Kết luận, tất cả mọi người thành công trên đời đều là "Anh hùng tạo thời thế". Tại sao vậy?

Vì nếu thời thế đổi thay mà chúng ta là kẻ thiếu phước bất tài vô trí, chúng ta không cải cách gì được hoàn cảnh, chỉ ỳ ra đó, thì vẫn là kẻ tầm thường như bao nhiêu kẻ khác.

Ngược lại, dù cho thời thế có biến chuyển đổi thay trăm ngàn lần đi nữa, đối với người có tài trí đức hạnh dù trước cảnh thuận hay nghịch họ vẫn là người dũng mãnh đứng lên cải cách xã hội, làm nên việc lớn. Vì họ là người có sẵn tài trí phước đức.

Người đời vì không hiểu rõ chánh báo và y báo nên cho rằng nhờ thời thế tốt nên đưa đẩy con người trở thành người tài giỏi nên nói "Thời thế tạo anh hùng".

Họ đâu biết bản chất của người đó có cái hay cái giỏi đang tiềm ẩn sẵn, khi gặp thời thế liền có cơ hội phát triển bèn trở thành người tài giỏi.

Để thấy rõ con người là gốc, hoàn cảnh tùy thuộc vào con người. Người đời kẻ nhìn khía cạnh này, người nhìn khía cạnh nọ, nên nói thế không đúng lẽ thật.

Thế nên ở đây chúng tôi khẳng định "Người tốt thì cảnh tốt".

Đó là trường hợp thứ nhất.

Đến trường hợp thứ hai "Chánh báo xấu thì y báo xấu".

Nếu là người bất tài vô đức dù họ có dời nhà hay thay đổi hoàn cảnh hàng trăm ngàn lần đi nữa thì họ vẫn là kẻ tầm thường khốn khổ, hết thất bại này đến thất bại khác, ở đâu rồi cảnh vật cũng điêu tàn, lụn bại, vì họ không có khả năng xây dựng kiến tạo, làm sao có dược cảnh tốt đẹp được.

Như vậy, cảnh không thể làm con người hay tốt, mà chính con người mới làm nên cảnh tốt cảnh đẹp.

Để thấy rằng người có chánh báo xấu mà muốn y báo tốt, việc đó không thể được nên nói "Người xấu thì cảnh xấu" hoặc chánh báo xấu thì y báo cũng tồi tệ.

Ở Việt Nam có một số người có cái tật là cất nhà lựa chỗ hàm rồng để sau này làm ăn phát đạt.

Chôn ông bà cha mẹ cũng lựa chỗ hàm rồng để sau con cháu phát quan.

Chúng ta lựa chỗ tốt để chuyển con người thành tốt. Vậy chuyển được không?

Nếu chuyển được thì gia đình con cháu các ông địa lý giàu sang phát quan hết rồi.

Vì đương nhiên các ông phải lựa chỗ tốt cho các ông trước rồi mới lựa cho mình sau.

Nhưng tại sao chính bản thân của các ông và con cháu của các ông không làm quan hay làm vua, mà các ông vẫn cứ là thầy địa lý?

Lựa chỗ tốt chôn cha mẹ để con cháu làm ăn phát tài, làm quan, việc làm đó là vì cha mẹ hay vì mình?

Nếu vì cha mẹ, thì khi cha mẹ chết nên chọn chỗ nào gần nhà cao ráo để tới lui thăm viếng hương khói cho thuận tiện là được rồi. Nếu chọn chỗ chôn cha mẹ để được phát quan, trong khi mình là kẻ bất tài thiếu phước làm sao phát quan được? Đó là một sự lầm lẫn hết sức lớn lao.

Do chúng ta không thấy được cái gốc, cứ chạy theo cái ngọn để rồi hao tài tốn của, không đem lại lợi ích thiết thực.

Tất cả chúng ta, nếu là người thật có đức, thật có tài thì dù ở trong cảnh ngộ nào, cũng biến cảnh đó dần dần trở thành tốt.

Khi nhận cuộc đất Thường Chiếu này, đứng ngoài cổng nhìn vào, chúng tôi thấy phía trước đường đi thoai thoải thấp, phiá trong là cái gò đất cao.

Chúng tôi nghĩ: Nếu cất chùa trên gò đất cao, nhìn ra đường thì đẹp lắm.

Bấy giờ chưa có tiền cất chùa, chúng tôi trồng hai hàng dương trước, đến khi đủ duyên cất chùa thì dương đã có sẵn, tạo thành cảnh chùa nghiêm tịnh, thanh lịch, đa số người đến chùa đều ưa thích.

Để thấy, đó là phước duyên của con người, nên sắp đặt công việc được thành công, nếu không có phước duyên thì tính trật thất bại.

Nên nói "Người là chủ, cảnh là bạn tùy thuộc theo người".

Hay nói cách khác "Chánh báo tốt thì y báo tốt".

Hiểu như vậy, Phật tử chúng ta phải làm sao xây dựng chánh báo cho tốt đẹp, vì chánh báo chính là tài trí đức hạnh ở nơi con người.

Y báo là sự nghiệp của cải tài sản thuộc về con người.

Nói chánh báo là con người, đó là lối nói đơn giản, chứ chánh báo là phần sâu kín ,tế nhị hơn, đó là tâm. Vì tâm chủ động tất cả.

Nếu tâm nghĩ tốt thì miệng nói tốt và thân hành động tốt, tất cả cảnh sở thuộc về người mới tốt đẹp. Bởi vậy, nói đến chánh báo là nói đến tâm.

Kinh Duy Ma Cật, phẩm Tịnh Quốc Độ có câu: "Tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh" nghĩa là tâm thanh tịnh thì cõi nước theo đó mà thanh tịnh.

Trích trong: Chánh Báo Và Y Báo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tại sao nói chánh báo tốt là y báo tốt?

Phật giáo thường thức 12:33 18/12/2024

Mỗi Phật tử ai cũng có gia đình nhà cửa, nếu là một Phật tử biết tu đúng theo lời Phật dạy và là người tài đức thì cảnh gia đình nhà cửa của Phật tử ấy sẽ êm ấm trang nhã sạch sẽ.

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Phật giáo thường thức 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Tại sao Ðức Phật A Di Ðà có thể dẫn dắt chúng sinh về cõi Cực lạc?

Phật giáo thường thức 10:51 18/12/2024

Ðức Phật A Di Ðà không chỉ phải quản lý nhiều người mà Ngài tập trung những “người có đủ điều lành” lại một chỗ, bởi họ là người luôn tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau, gắn bó chăm sóc lẫn nhau, v.v…

Xem thêm