Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/10/2023, 10:38 AM

Ông Năm niệm Phật

Niệm Phật là một trong các pháp tu quen thuộc của những người con Phật. Niệm Phật là nhớ nghĩ đến ân đức Phật, học theo gương hạnh của Người, nỗ lực tiến tu trên con đường giác ngộ.

Trong ý nghĩa đó, niệm Phật thường xuyên mỗi ngày còn là cách để hóa giải những bất an, phiền não, an tịnh tâm giữa cuộc sống đời thường vốn vui ít, khổ nhiều nơi trần thế.

Ông Năm nay đã 98 tuổi, thuộc lứa tuổi xưa nay rất hiếm. Ông chỉ mới được nhận pháp danh và bắt đầu niệm Phật mấy tháng nay, khi bà Năm, người bạn đời của ông vừa mất. Thế nhưng, công năng niệm Phật đã đem lại sự chuyển hóa thân tâm vô cùng kỳ diệu ở một ông cụ tuổi gần đất xa trời như ông. Xin được kể lại đôi điều về nhân duyên ông biết đến Phật pháp, để rồi từ đó có đức tin nơi Tam bảo và hết lòng niệm Phật ngày đêm.

Thời trẻ, ông là một viên chức nhà nước, có đời sống hiền thiện. Tuy nhiên, ông đặc biệt rất khó tính, nhất là đối với vợ con. Thuộc lớp người sinh ra và lớn lên trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, ông vẫn giữ nề nếp xưa cũ thời ấy: gia trưởng và nghiêm khắc với gia đình, dòng họ. Bà Năm, vợ ông là một phụ nữ hiền lành, cả đời hy sinh, tần tảo với chồng con. Thuở sinh thời, bà quy y ở ngôi chùa làng, thường xuyên đi chùa và niệm Phật mỗi đêm tại nhà. Hồi đó, ông Năm cũng không hoan hỷ với việc ấy dù chưa đến mức cấm đoán.

“Niệm” là nhớ niệm Phật. Niệm Phật để tâm an. Niệm Phật, nhớ đến ân đức Phật, nguyện khi lâm chung được về cõi Phật.

“Niệm” là nhớ niệm Phật. Niệm Phật để tâm an. Niệm Phật, nhớ đến ân đức Phật, nguyện khi lâm chung được về cõi Phật.

Sau một cơn bạo bệnh, bà ra đi ở tuổi 95, kết thúc chặng đường hơn 70 năm chung sống cùng ông. Những phút cuối cùng trên giường bệnh, bà ra đi nhẹ nhàng, thanh thản trong tiếng niệm Phật của con cháu. Gương mặt bà hiền từ như thường nhật, đôi mắt khép hờ như người đang nằm ngủ. Hình ảnh đó đem lại sự bình an cho những người thân trong giờ phút ra đi của bà.

Ông đến bên giường bệnh, nắm chặt tay bà, giọng nghẹn ngào:

- Thôi bà ra đi, về với Phật nhe bà !

Những ngày sau đó, ông rơi vào trạng thái ưu sầu, buồn khổ, nhiều lần có ý định tự tử theo bà. Ông cũng khắt khe hơn với con cháu. Giấc ngủ ông gặp toàn ác mộng. Trong mơ, những người thân đã khuất cứ thường xuyên hiện về.

Gia đình xin quy y cho ông ở một ngôi tịnh xá gần nhà. Hòa thượng trụ trì ban cho ông Pháp danh Thiện Niệm với lời khai thị: “Niệm” là nhớ niệm Phật. Niệm Phật để tâm an. Niệm Phật, nhớ đến ân đức Phật, nguyện khi lâm chung được về cõi Phật.

Con cháu cũng phương tiện nói với ông rằng: Bà Năm đã về với Phật. Ông muốn gặp bà thì hãy thường xuyên niệm Phật, để ngày ra đi, Phật rước ông về.

Ngay trong hôm nhận Pháp danh, ông ngủ thật ngon so với những ngày trước đó. Nhận giấy chứng nhận quy y, ông ôm trong tay, ánh mắt ông hoan hỷ như niềm vui của người được nhận quà !

Điều kỳ diệu nhất là, từ ngày ấy, ông phát tâm niệm Phật thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Ở tuổi gần đất xa trời, dù mắt mờ, chân yếu, tai nghe không còn rõ, nhưng ông vẫn rất sáng suốt, minh mẫn. Ông vừa niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, vừa chắp tay xá ảnh Phật treo trước mặt, thái độ thành tâm. Giọng ông to, rõ, cái chắp tay lên xuống hãy còn mạnh mẽ so với tuổi chín mươi. Đứa cháu cố ba tuổi ngồi bên cạnh cũng niệm Phật theo ông. Nhìn hình ảnh đó, không ai là không khởi tâm hoan hỷ.

Cũng từ ngày đó, ông dễ tính hẳn với con cháu. Ban ngày, ông niệm Phật thường xuyên. Ông bảo:

- Tao niệm Phật tối ngày, hễ tao buồn là tao niệm Phật !

Buổi tối, những khi không ngủ được, ông cũng nằm niệm Phật. Những đêm khuya, tiếng ông niệm Phật vang lên văng vẳng trong phòng.

Ông cũng kể rằng: niệm Phật, ông thấy vui. Chắc chắn, điều này là có thật. Vì từ ngày niệm Phật, ông ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, sức khỏe ông cũng tốt hơn. Ông không đòi tự tử theo bà Năm nữa mà ngày đêm niệm Phật với niềm tin: Phật sẽ rước ông về cảnh giới an lành. Nơi đó, ông sẽ gặp Phật, gặp bà Năm, người bạn đời đã cùng ông chia bùi sẻ ngọt suốt 70 năm ở thế gian.

Con cháu ở xa đến thăm, ông thường khoe: ông có Pháp danh rồi. Ông cũng khuyên các cháu niệm Phật hàng ngày. Ông đeo xâu chuỗi 108 hạt trên cổ và lần chuỗi niệm Phật. Lúc ngủ, ông vẫn nắm chặt xâu chuỗi như sợ ai lấy mất. Cả nhà giờ rất vui, vì ông Năm “ngoan” lắm, không còn hoạnh hẹ con cháu.

Bây giờ, mỗi lần hỏi: Ông tên gì?

Ông hỏi lại: tên Phật (Pháp danh) hả? Vậy rồi ông trả lời là Tưởng Niệm, và tự giải thích: Tưởng Niệm là nhớ niệm Phật (Thật ra, Pháp danh Sư ban cho ông là Thiện Niệm !)

Ông cũng bảo, bây giờ ông bỏ tên cũ (tên khai sinh), lấy tên mới (Pháp danh). Hoan hỷ lắm với suy nghĩ thật sáng suốt, minh mẫn của ông.

Ông Năm niệm Phật là câu chuyện hết sức đặc biệt, chân xác và thuyết phục về công năng kỳ diệu của việc quy y và niệm Phật. Thật là phước báu với một cụ ông, bước vào tuổi thượng thọ, đủ nhân duyên quay về nương tựa Tam Bảo. Có lẽ hạt giống Phật trong ông được đánh thức sau khi Sư ban Pháp danh cho ông. Sự ra đi của người bạn đời cùng niềm luyến ái thường tình thế gian, vô hình trung đã được chuyển hóa thành niềm kính tin Tam bảo. Người con gái trực tiếp chăm sóc ông, giờ cũng quy y theo gương ông. Quả là một nhân duyên vô cùng thù thắng.

Giờ đây, trong ngôi nhà nhỏ, có một cụ ông ngày ngày niệm Phật miên mật với niềm tin sâu sắc: ngày trăm tuổi, sẽ được về cõi Phật. Niềm tin ấy là chắc thật, sự nhất tâm ở ông cũng dễ được thành tựu, khi tâm ông giờ đâu còn việc gì phải lo nghĩ chuyện đời ? Những người con hiếu thảo của ông cũng vô cùng an yên khi ngày ngày chăm sóc ông trong tiếng niệm Phật hiền hòa, từ ái.

Nguyện cầu ông đủ duyên để niệm Phật cho đến ngày ra đi nhẹ nhàng về nơi cõi Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm