Thứ ba, 15/10/2024, 11:45 AM

Phải tu như thế nào mới có công đức?

Phải tu như thế nào mới có công đức? Công đức không hề rời khỏi phước đức. Tu phước mà không dính mắc thì chính là công đức.

Công đức và phước đức có khác biệt, chúng ta cần phải nhận biết cho rõ ràng. Công là công phu, chính mình phải có công phu tu học chân thật. Công phu thu hoạch được gọi là công đức.

Thí dụ trì giới có công, thiền định chính là đức. Bạn trì giới mà được định thì đó gọi là công đức. Nếu bạn trì giới rất tốt, thế nhưng không thể được định, thì trì giới của bạn có được lợi ích gì không? Có! Nhưng trì giới đó của bạn không gọi là công đức gọi mà gọi là phước đức. Bạn trì giới trì được rất tốt, rất tinh nghiêm thì bạn được phước báo của nhân thiên, đời sau hưởng phước, không phải công đức.

Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được Bồ Đề, còn phước đức thì không thể. Phước đức không thể đoạn phiền não, cũng không thể chứng Bồ Đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báo. Chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.

Tu định có công, trí tuệ liền khai. Khai huệ là đức. Tu định mà không thể khai huệ thì cái định đó là phước đức, không phải công đức. Phước đức này ở trong cõi trời Tứ Thiền mà hưởng phước, không thể đoạn kiến tư phiền não, không thể siêu việt ba cõi sáu đường. Cho nên công đức và phước đức khác biệt nhau rất lớn, chúng ta phải nên biết.

Phải tu như thế nào mới có công đức? Công đức không hề rời khỏi phước đức. Tu phước mà không dính mắc thì chính là công đức. Tu phước mà dính mắc thì đó chính là phước đức.

Làm thế nào để giữ được công đức?

462678343_1079318423762470_3824722452773835163_n

Bạn tu tài bố thí, hy vọng tương lai được giàu có, vậy thì liền biến thành phước đức. Nhưng bạn tu tài bố thí “tam luân thể không”, không có bất cứ mong cầu nào thì liền biến thành công đức.

Mặc dù bạn không có bất cứ mong cầu nào nhưng ở ngay trong cuộc sống thường ngày của bạn cũng không thiếu bất cứ thứ gì, vì trong công đức có phước đức, nhưng trong phước đức không có công đức.

Cho nên chúng ta không luận tu phước như thế nào, thông thường nói ba loại bố thí là tài bố thí, pháp bố thí, vô uý bố thí, bố thí được sạch trơn, nhưng then chốt là tâm địa phải thanh tịnh, không dính vào tướng bố thí, không nên thường hay nghĩ đến ta có ân đức đối với người, có rất nhiều việc tốt đối với họ. Không nên có những ý niệm này. Nếu có ý niệm này thì liền biến thành phước báo, tâm của bạn không thể được định.

Định là gì? Định là tâm thanh tịnh. Bố thí tuyệt đối không nhận báo thì tâm được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì phước báo đó bao lớn? Tận hư không biến pháp giới là chỗ chúng ta hưởng phước. Không chỉ bạn bố thí ở ngay chỗ này, bạn hưởng phước ở ngay nơi đây, mà không luận bạn đến bất cứ nơi nào, mười phương vô lượng vô biên cõi nước, nơi nào bạn đến cũng đều được hưởng phước. Vì sao vậy? Tâm lượng của bạn rộng lớn, không có chướng ngại, cho nên phước của bạn to lớn, phước đó cùng khắp hư không pháp giới. Những đạo lý quan trọng này ở trên Kinh Đại thừa, chúng ta phải nên hiểu.

Nếu bạn tu phước mà thường hay dính vào, “tôi đã kết duyên cùng với người khu vực này, tôi đã tu được bao nhiêu phước”, vậy thì tương lai bạn phải đầu thai đến nơi đây mới hưởng được phước; nếu bạn đầu thai ở nơi khác, người ở nơi khác không có quan hệ gì với bạn, bạn chưa kết được cái duyên này với họ thì bạn sẽ không có phước.

Cũng tu như nhau nhưng được phước không như nhau, vì sao bạn phải làm việc dại khờ này, vì sao bạn không chịu mở rộng tâm lượng? Trồng được chút phước nào, dù phước rất nhỏ, đều biến khắp hư không khắp pháp giới, mọi nơi mọi chỗ đều hưởng phước. Trong Kinh điển Đại thừa, chỗ này chúng ta nhất định không thể xem thường. Cho nên chúng ta nhất định phải biết, công đức và phước đức là không như nhau.

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 28.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm