Phân biệt cây Vô ưu, cây Sa la và cây Bồ đề Phật giáo
Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây Sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.
Cây Vô ưu

Truyền thuyết kể rằng Đức Phật được mẹ, hoàng hậu Maya, sinh ra dưới gốc cây vô ưu. Khi bà đang lên cơn đau thì một cành cây chìa ra cho bà nắm lấy.

Vô ưu sống ở rừng mưa có nguồn gốc từ trung tâm của cao nguyên Deccan và vùng ven biển Ấn Độ. Cây vô ưu được ưa chuộng vì tán lá đẹp, hoa đẹp mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Cây vô ưu hoang dã dễ bị tổn thương nên càng trở nên hiếm hơn trong môi trường sống tự nhiên của nó.


Cây Sala

Còn nơi Đức Phật nhập niết bàn là một rừng cây sala. Cây sala có tên gọi khác là tha la. Tên khoa học là Shorea robusta. Tên thông dụng trong tiếng Anh là shala hay sal. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sala, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.

Cây Sa la có nguồn gốc từ vùng tiểu lục địa Ấn Độ, vùng phía nam dãy núi Himalaya từ Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng Sa la rất lớn ở các khu vực này. Sa la là loài cây sinh trưởng trung bình cho đến chậm. Nó có thể đạt chiều cao 30-35 m, đường kính thân cây lên đến 2.5 m. Lá dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm. Ở vùng ẩm ướt Sa la xanh lá quang năm, cây sala phân bố ở vùng khô thì rụng lá vào khoảng thời gian từ tháng Hai đến tháng Tư và ra lá trở lại vào tháng Tư đến tháng Năm.


Cho đến ngày hôm nay, cây Sa la đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo và vẫn được trồng ở một số nơi trên thế giới để mang lại may mắn và hạnh phúc.
Cây Bồ đề

Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa, theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.

Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để cứu độ mọi người, chính vì vậy, cây Bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và điều đó tượng trưng cho sự may mắn được giác ngộ.

Kì bí ngôi đình hơn 110 tuổi dưới tán cây bồ đề linh thiêng ở Tiền Giang.

Cây bồ đề trắng cổ thụ có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, biểu tượng cho học vấn uyên thâm, khả năng sinh sản, sự giác ngộ và sự chở che, bảo vệ.
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyện vọng được cộng tác với Cổng thông tin Phật giáo
Kiến thức
Nguyện vọng tốt đẹp của một nữ Phật tử muốn cộng tác sản xuất, biên tập nội dung lan toả Đạo Pháp với Cổng thông tin Phật giáo.

Gửi thầy của con
Kiến thức
Con không biết những tâm tư này thầy có đọc được hay không, nhưng ngay lúc này con vẫn muốn nói, và hy vọng rằng sẽ có cơn gió mầu nhiệm nào đó hiểu được lòng con và đưa lá thư này đến với Thầy.

Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán
Kiến thức
Trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Bắc truyền, tên tuổi và hành trạng của mười tám vị La hán là một đề tài được gắn liền với nhiều huyền sử kỳ đặc.

Sống chân thành - Sự khôn ngoan đích thực
Kiến thức
Làm đẹp lòng người khác rất dễ đạt những thành công. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt...Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng "Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành".

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
