Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/03/2020, 14:36 PM

Pháp Bảo và sự nương tựa vào Pháp

Khi một người nào đó xem pháp là kinh điển mà nương tựa vào đó, thì điều ấy không được chấp nhận, vì tôn kính kinh điển mà không biết kinh điển chứa đựng những gì thì như thế là xa hẳn chánh kiến của đạo Phật rồi vậy.

Thiền tông và các pháp ngắn gọn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh

Nương tựa vào pháp cũng có thể được quan niệm theo nhiều lối khác nhau. Hình thức nương tựa có tính cách giáo điều nhất là Pháp được hiểu như là các kinh Điển Phật giáo, các kinh điển này gồm ba nhóm chính: tạng Luật của Tỳ-kheo, tạng Kinh là Pháp ngữ của Đức Phật và các môn đệ của Ngài và tạng Luận là những công trình phân tích về tâm lý.

Kinh điển này được gồm vào ba đại tạng viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: Pāli, thứ tiếng được nói ở miền Bắc Ấn từ hồi đức Phật tại thế, tiếng Trung Hoa và tiếng Tây tạng. Hai Đại Tạng Trung Hoa và Tây tạng gồm những công trình phong phú nhưng chưa được phiên dịch sang ngôn ngữ phương Tây. Trong khi ấy, tạng Pāli bây giờ hầu như có đầy đủ trong các bản dịch tiếng Anh nhờ công việc làm nhiều khó khăn, nỗ lực của hội Pāli Text ở Luân Đôn... Tạng Sanskrit mà từ đó dịch qua tạng Hoa ngữ và Tây Tạng ngữ đã bị thất lạc đi nhiều, mặc dù một số các tác phẩm Phật học bằng Sanskrit riêng lẽ còn được giữ gìn.

Ngoài chính những lời Phật dạy trong các ngôn ngữ ấy ra, còn có một bộ phận văn học lớn, rất đồ sộ được viết thành các Sớ luận, phụ luận, chỉ dẫn đưa đến Đạo và việc tu Đạo, rất nhiều phương pháp tiền định được diễn tả... Lối viết có tính chất sáng tạo này là sản phẩm của thực hành và là sự khai vị cho những người khác thấy họ cũng có thể thực hành được. Loại thư tịch này thường được tìm thấy trong những ngôn ngữ thông dụng ở mọi xứ sở mà Phật pháp đang hoạt động.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hướng tâm về với Pháp

Khi một người nào đó xem pháp là kinh điển mà nương tựa vào đó, thì điều ấy không được chấp nhận, vì tôn kính kinh điển mà không biết kinh điển chứa đựng những gì thì như thế là xa hẳn chánh kiến của đạo Phật rồi vậy. Sự nương tựa vào Pháp là thật sự khi pháp được đưa vào việc tu tập và được thể chứng. Nói cách khác đi, Pháp cũng như Phật, của hai thật sự là những nơi Nương tựa được tìm kiếm ở bên trong mà không phải ở những biểu hiện bên  ngoài, mặc dù những biểu hiện bên ngoài có thể và thường là những hỗ trợ hữu ích cho nơi Nương tựa thực sự.

Nếu muốn biết đức Phật dạy những gì thì hiển nhiên cần phải vượt qua khỏi điểm này mà khảo sát những gì của giáo pháp được chứa đựng trong các Tạng kinh điển ấy, sau đó độc giả mới gặt hái được một ít hiểu biết cần thiết về Pháp bảo để Pháp bảo được nhận thức ở bên trong mình.

Trích sách "Tìm hiểu đạo Phật" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm