Pháp cú dụ kinh
Kinh Pháp cú thí dụ chép rằng: “Thuở xưa, có một vị Thiên Đế Thích. Khi thấy năm đức lìa khỏi thân và năm tướng suy xuất hiện, ngài tự biết thọ mạng sắp hết, rồi sẽ sinh xuống thế gian và thác vào thai của một con lừa ở trong nhà của một người thợ gốm. Năm tướng suy của chư thiên gồm có:
- Quần áo mặc nhơ bẩn.
- Hoa trên đầu (mũ) héo.
- Đổ mồ hôi nách.
- Thân thể hôi thối.
- Không thích chỗ ngồi của mình.
Với năm tướng này mà Thiên vương Đế Thích tự biết phúc của mình sắp hết. Thế nên ngài hết sức buồn bã.
Rồi ngài tự nghĩ thầm:
"Trong ba cõi, ai có thể cứu ta thoát khỏi khổ ách? Duy chỉ có Đức Phật mà thôi".
Nghĩ như vậy xong ngài liền vội đến chỗ của Đức Phật. Khi ấy Đức Phật đang ngồi thiền và nhập Phổ Tế Chính Định trong một hang đá ở trên núi Thứu Phong. Khi thấy Phật, Thiên Đế cúi đầu, rồi đỉnh lễ sát đất, với lòng chí thành mà Quy y Phật Pháp Tăng. Đương lúc Thiên Đế vẫn còn chưa đứng dậy thì mệnh hết, thần thức hốt nhiên bay đến nhà của một người thợ gốm, rồi vào trong bụng của một con lừa mẹ để làm con.
Bấy giờ con lừa mẹ tự làm cho dây buộc bị lỏng ra, nó chạy bừa vào chỗ đồ gốm mới nặn chưa nung, dẫm nát các thứ đồ gốm đó. Lúc ấy, người chủ thấy vậy đánh đuổi nên nó liền sẩy thai. Nhờ đó mà thần thức của Thiên Đế liền trở về, nhập lại vào trong thân cũ. Năm đức trời trở lại, tăng thêm phúc thọ, lại làm Thiên Đế.
Khi ấy Phật vì Thiên Đế từ chánh định mà ngợi khen rằng:
"Lành thay, Thiên Đế! Ông đã ở khoảnh khắc cuối cùng trước khi lìa đời mà có thể Quy y Tam Bảo. Do nghiệp tội đã hết nên ông không còn phải chịu khổ nữa."
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Mọi sự vật vô thường
Đó chính là những pháp hưng suy
Chợt sinh ra rồi lại chợt chết đi,
Tịch diệt mới là vui vĩnh viễn.
Cũng ví như người thợ gốm,
Trộn đất nặn thành các đồ vật.
Tất cả rồi cũng sẽ vỡ nát,
Mạng sống con người cũng như vậy!
Khi nghe kệ xong, vị Thiên Đế biết được trọng yếu của vô thường, thông đạt sự biến đổi của phúc cùng tội, và hiểu rõ căn gốc của pháp hưng suy. Rồi ngài nương theo Pháp tịch diệt, hoan hỷ phụng trì, và đắc Quả Nhập Lưu.
Trích từ "Lục đạo tập"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệt trừ phiền giận
Kiến thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Xem thêm