Pháp môn hạnh phúc: Tình cảm nên đặt ở đâu
Có một phụ nữ đến chùa Phật Quang tìm tôi, vẻ mặt rất ủ dột. Tôi hỏi cô đã xảy ra chuyện gì, cô khóc lóc, đau khổ nói: “Con người ấy thật bạc ác...”.
Nói chưa hết câu, cô bật khóc thành tiếng. Tôi khuyên cô bình tĩnh, có gì từ từ nói. Cô thổn thức: “Con làm việc tại cơ quan chính phủ của thành phố, có một nam đồng nghiệp rất yêu thương con, chúng con yêu nhau trong một thời gian, sau bị người vợ của anh ấy biết được, muốn con và chồng chị ấy cắt đứt quan hệ, nhưng con không thể không có anh ấy. Con cũng đã từng yêu cầu anh ấy kết hôn với con, nhưng anh ấy lại không thể bỏ vợ và con cái. Đã không thể kết hôn với con, tại sao lại đùa bỡn với tình cảm của con? Con cảm thấy cuộc đời này quá bất công, lòng người quá giả dối!”
Việc nảy sinh tình cảm là do mình không tự chủ, là một việc đành cam chịu, không cách nào khác, nếu tình cảm tạo ra đau khổ thì đó là điều vô cùng đáng tiếc. Cô gái kia chỉ oán trách người đàn ông lừa dối mình mà không biết phản tỉnh, tự mình đã phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, đã làm tổn hại đến nhiều người. Những người chỉ biết oán trách người khác, phàn nàn xã hội mà không biết tự kiểm điểm cuộc đời của mình, như vậy làm sao có thể hạnh phúc?
Có câu nói rằng: “Tình không nặng sẽ không sinh ra thế giới ta bà”. Phật giáo gọi con người là “chúng sinh hữu tình”. Vậy tình cảm của chúng ta nên đặt ở chỗ nào? Tiền bạc cần phải gởi ở ngân hàng mới an toàn, tình cảm nếu đặt vào chỗ không thích hợp sẽ đem lại phiền phức cho chính mình. Có một số người buông thả tình cảm vào thanh sắc, mà thanh thì vô thường, sắc thì biến đổi, kết quả, thanh sắc khiến tình cảm của bạn không thể an trú, thậm chí có thể thân bại danh liệt.
Tình cảm là trọng tâm của cuộc sống con người, tình cảm mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của con người. Nhưng tình cảm có trong sạch, cũng có đen tối, có đứng đắn, cũng có tàn độc, có cống hiến, cũng có chiếm hữu, có vô tư, cũng có ích kỷ, trong mọi trường hợp xử sự, giao tiếp, qua lại giữa người với người,... ở đâu cũng có tình cảm.
Cái tốt và cái xấu của tình cảm thì nhiều, nhưng rốt cuộc nên vận dụng như thế nào?
1. Cần dùng lý trí để dẫn đường cho tình cảm.
Có một nhà triết học người Pháp nói: “Người sống bằng tình cảm thì cuộc đời là một vở bi kịch; người sống bằng lý trí thì cuộc đời là một vở hài kịch”.
Tình cảm rung động nhất thời khiến người ta mờ mắt, cứ một mực lạm dụng tình cảm thì không thể lâu bền. Cho nên con người cần phải thường xuyên nhắc nhở mình: Nên có phương pháp yêu đương chăng? Yêu thương cho chính đáng chăng? Chỉ có tình cảm được lý trí dẫn đường mới không dẫn đến sai lầm.
2. Cần dùng tác phong đứng đắn để làm trong sạch tình cảm.
Tình cảm chính đáng sẽ mang đến những điều tốt đẹp; dùng tình cảm vượt quy củ có thể dẫn đến sai lệch. Tình cảm đoan chính, lương thiện sẽ dẫn dắt con người tiến lên không ngừng; tình cảm ác độc, hoặc ganh ghét, hoặc lợi dụng, chỉ lấy lợi ích của mình làm động cơ, đảo lộn tình cảm yêu giận, tình thù, e rằng sẽ dẫn đến phát sinh tai họa. Do đó, dùng tác phong đứng đắn để làm trong sạch tình cảm thì bạn là người xử thế công bằng liêm chính, dù thân ở trong bùn lầy cũng có thể trong sạch như một đóa hoa sen.
3. Cần lấy vô tư để cống hiến tình cảm.
Nhiều cặp nam nữ trong yêu đương đến cuối cùng thì nảy sinh vấn đề. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do ích kỷ. Hoặc chỉ muốn chiếm hữu đối phương hoặc đối phương hành xử không như ý mình, nên sinh ra căm giận, thậm chí có những hành vi tán tận lương tâm, khiến người khác không thể chịu đựng được.
Nếu xuất phát từ sự vô tư, cống hiến, không chiếm hữu, không lừa dối, tôi vì bạn cư xử tốt, bạn vì tôi cư xử tốt, không tính toán, không so bì, tin tưởng tình cảm của đôi bên, như vậy mới dài lâu, mới cao quý.
Quý bạn đọc nên mua 3 cuốn sách trong bộ Pháp môn hạnh phúc:
1. Pháp môn hạnh phúc - sự nghiêp
2. Pháp môn hạnh phúc - tinh thần
3. Pháp môn hạnh phúc - gia đình.
Đây là bộ sách có tính ứng dụng rất cao và thiết thực.
4. Cần lấy từ bi để thăng hoa tình cảm.
Tình cảm tức là yêu thương, yêu thương thường có giới hạn, do đó cần lấy từ bi để thăng hoa tình cảm. Học yêu thương cá nhân kéo theo yêu thương gia đình, từ yêu thương gia đình mở rộng đến yêu thương xã hội, từ yêu thương xã hội mở rộng hơn nữa đến yêu thương toàn thể nhân loại. Đem tình thương ấy mà làm lan rộng hơn nữa, từ cái tôi nhỏ bé thăng hoa thành vĩ đại, chính là lòng từ bi.
Con người phải như thế nào mới có được hạnh phúc? Tức là cần lấy cái tâm trách người để trách mình, lấy cái tâm yêu mình để yêu người, không oán trời, không trách người, như vậy chắc chắn sẽ được mọi người yêu quý, được xã hội tiếp nhận. Sự đau khổ và khoái lạc của thế gian không nên để người khác khống chế thao túng, mà phải nắm chắc ở trong tay của chính chúng ta.
Chúng ta là người quyết định hạnh phúc của chính mình. Nếu chúng ta dùng tâm yêu thương để nhìn thế giới thì thế giới đâu đâu cũng tràn đầy tình thương yêu; nếu chúng ta lấy con mắt căm giận để nhìn thế giới thì thế giới là địa ngục của lửa giận thiêu đốt.
Do đó, người xưa nói: “Họa phúc không có cửa ra vào, chỉ con người tự mời gọi”.
Trích sách: Chánh niệm ứng dụng – Gia đình, tác giả: Đại sư Tinh Vân.
> Sách Phật giáo - chuyên mục giới thiệu sách Phật - hoằng dương Chánh pháp, tinh tấn trí tuệ - an lạc tâm hồn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama
Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"
Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn
Xem thêm