Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/04/2021, 15:06 PM

Pháp phục - Nét đẹp văn hóa của người tu sĩ

Pháp phục của người tu sĩ Phật giáo là biểu trưng của đạo pháp, của nhà tu hành chân chính. Pháp phục hay còn gọi là áo ca sa còn tượng trưng cho lý tưởng cao đẹp cho những gì khiêm nhường mà thanh cao. Cũng là hình ảnh Phật giáo đặc trưng mang ý nghĩa trang trọng, tôn kính và thiêng liêng nhất.

Trong cuộc sống, đồng phục là phương pháp định hình, là một phương tiện nhận biết hay thể hiện truyền thống một của ngành nghề, một tổ chức. Ví như công an, cảnh sát, quân đội, y tế…đều có đồng phục riêng. Đồng phục xóa đi mọi ranh giới, khoảng cách giữa những người trong tổ chức, xóa đi sự sai khác của xuất thân, sự phân biệt kỳ thị giai cấp. Đối với Phật giáo tấm áo cà sa không chỉ là đồng phục, tấm áo cà sa còn là pháp khí, là biểu tượng của phạm hạnh, đức độ, là ánh đạo vàng, là biểu trưng cho lối sống thanh bần giản dị, sự khắc chế ham muốn sống hưởng dục, sự giác ngộ chân lý nhiệm mầu.

Các chư tôn đức mặc pháp phục trong đại lễ Vesak

Các chư tôn đức mặc pháp phục trong đại lễ Vesak

Theo Luật tạng, chiếc y cà sa do đức Phật chế, được hình thành do lúc ban đầu, Tăng đoàn của Phật y áo không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la của nước Ma-kiệt-đà, một đệ tử của đức Phật, mới đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Vào thời điểm ấy, Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà đang du hành phương Nam để thuyết giảng, Phật thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những đoạn bờ thẳng tăm tắp. Phật liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, chiếc y cà sa mang hình những thửa ruộng, được chắp nối vào nhau bằng những mảnh vải như hình những thửa ruộng được ngăn cách bởi những đoạn bờ. Nơi ruộng phúc để thập phương tín thí cúng dàng, gieo trồng phúc điền thế gian. Cũng vì vậy mà áo cà sa còn có tên là áo phúc điền, điền tướng y, cát triệt y. Ngoài ra, thời Đức Phật còn tại thế các nhà sư tu khổ hạnh tự đi nhặt những mảnh vải vụn, những tấm khăn đắp hay liệm người chết vứt bỏ ở những nơi hỏa táng, nghĩa địa hay những đống rác, rồi đem về tự mình nhuộm màu, chắp nối và may lấy áo để mặc. Bởi vậy. chiếc y cà sa mới mang hình của các mảnh vải vụn được ráp nối với nhau. Điều đó cho thấy chiếc áo cà sa là biểu tượng của những gì khiêm tốn, đơn sơ và giản dị nhất mà ta có thể tưởng tượng ra. Nhưng đồng thời điều đó cũng toát lên một ý nghĩa hết sức lớn lao của chiếc áo cà sa trong đạo Phật, đó là để nhắc nhở các nhà tu hành Phật giáo về vô thường, về sinh-lão-bệnh-tử.

Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm thẩm định pháp phục Cư sĩ Phật giáo Việt Nam

phap-phuc 2

Trải qua nhiều năm học tập Kinh điển và giới luật nếu đạt được đủ các yêu cầu cần thiết thì người xuất gia sẽ được tham gia đàn giới, nơi được các vị Tôn túc giới đức tranh nghiêm thanh tịnh trao truyền giới pháp. Việc thụ giới được cụ thể qua nghi thức trao truyền y-bát( ba y một bát bước thong dong), người xuất gia khoác lên mình chiếc y cà sa của giới luật sẽ có thêm sức mạnh để ngăn ngừa những tội lỗi, đoạn trừ những phiền não, làm cho những điều xấu không thể xâm nhập vào thân thể, đồng thời chiếc y cà sa đó cũng khiến cho nhà tu hành không bị tham sân si cám dỗ, tác động, làm nảy sinh trong lòng những điều thiện và sự từ bi. Và trong trường hợp trao truyền y bát theo phương thức “Sư truyền Đệ thụ” chính là lời khẳng định của một vị Thầy chứng nhận cho sự giác ngộ của đệ tử, chứng minh người đệ tử đó đã đủ khả năng đem giáo pháp mình đã đạt được đi khắp bốn phương trời giáo hóa cho chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ bởi vô minh che lấp, bởi tham- sân- si chế ngự.

Màu sắc của y ca sa mặc dầu trải qua thăng trầm lịch sử, biến động của phân chia tông phái, của thời gian, địa lý, khí hậu, phong tục tập quán địa phương vẫn giữ ba màu hoại sắc chính là vàng, nâu, lam. Màu ca sa chính là biểu tượng về một cuộc sống vô dục vô cầu, sống an bần thủ đạo, sống khiêm tốn mà thanh cao. Không ngoa nếu nói rằng: Ca sa tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả và thiêng liêng nhất của Phật giáo. Thế nhưng với sự phát triển vũ bão của kỹ thuật may mặc, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa,sự “ hòa tan” phần nhỏ trong cách ăn mặc mà pháp phục của tu sĩ Phật giáo ngày nay đang có phần nào thay đổi theo hướng tạo sự mới lạ làm mất đi bản sắc “chiếc áo nâu sòng” đã gắn liền với Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm. Chính vì vậy với yêu cầu cấp thiết của thời đại việc thống nhất pháp phục của tu sĩ Phật giáo Việt Nam là điều phải thực hiện sớm nhất có thể.

phap-phuc 23

Pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện hành

Ngày 20/9/2018 Hòa Thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã ban hành Quyết định số 187KV_HĐTS về việc triển khai đề án: “Pháp phục Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng” hầu mong tiếp tục giữ lại những tinh hoa, những nét đẹp đậm chất tu hành của những người theo đuổi chí nguyện xuất thế gian, một lòng hướng tới an lạc giải thoát.

Tựu chung lại, pháp phục bao hàm những giá trị Phật giáo cao cả nhất. Chỉ có gìn giữ được nét đẹp của pháp phục, của ba tấm ca sa thì tu sĩ Phật giáo mới đủ sức mạnh để hoằng dương chánh pháp, đem lại lợi lạc cho cộng đồng, cho dân tộc. Đặc biệt đối với tu sĩ Phật giáo Việt Nam phải coi duy trì và phát huy vẻ đẹp truyền thống của tấm áo ca sa là trách nhiệm để nỗ lực tu hành, cống hiến để xứng đáng với lịch đại Tổ Sư, xứng đáng với đất nước, với khẩu hiệu “Đạo pháp – Dân tộc” xứng đáng với nét đẹp văn hóa của người tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

Hải Triều

Văn hóa Phật giáo Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm