Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/02/2015, 15:07 PM

Pháp Viện Minh Đăng Quang trong nắng Sài Gòn rạng rỡ

Lữ khách phần nào luyến tiếc, vì thời gian ít quá. Gió vẫn hun hút, nhưng thanh mát. Từng chòm nắng vẫn ráng vương lại, óng ánh khoảng sân còn tươi mới…

Chuyến đi có phần vội vàng. Tôi tranh thủ từng phút. 13h30 có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất, về Quận 7 nghỉ ngơi. Chừng 15 giờ tôi xuất phát, thăm vài nơi rồi về Pháp Viện Minh Đăng Quang vấn an Hòa thượng Thích Giác Toàn, khi đã được hẹn trước.

Xem, nghe về Pháp Viện nhiều, nhưng nay mới có dịp về thăm, tôi háo hức, phấn chấn vô cùng. Tôi cứ như đứa con xa nhà lâu ngày mới được dịp…

Pháp Viện Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 505 xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, Tp.HCM. Theo đường quốc lộ chính, từ xa đã thấy Pháp Viện, không khó để nhận thấy một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ.

Những tầng tháp cao hút, rạng ngời trong nắng chiều. Qua tầm mắt khi còn trên đường cao tốc, tôi hình dung một không gian rộng khắp, đi bộ chắc sẽ mỏi chân nếu muốn thăm viếng hết nẻo trong thời gian ngắn.





Gian Chính điện và một tòa tháp nhìn từ bên phải trước thềm gian Chính điện

16h50 phút tôi đến Pháp Viện. Việc đầu tiên, tôi tranh thủ đỉnh lễ, vấn an Hòa thượng Thích Giác Toàn.

Gian phòng nhỏ vừa, nhưng thoáng đãng và ấm cúng. Các phật tử quây quần cùng Hòa thượng chia sẻ, chuyện trò:

- A Di Đà Phật. Con kính chào Hòa thượng. Con vừa từ Hà Nội vào…


Sư biết rồi. Chú là Chánh Thường, gọi điện cho Sư hồi chiều qua đúng không? Chú đi đường có mệt không? Chú vào Sài Gòn thấy sao?

- Dạ, bạch Hòa thượng, con không mệt lắm ạ. Sài Gòn nắng, nóng quá thưa Hòa thượng, khi ngoài Hà Nội còn mưa, rét ạ.

Thời tiết vậy, dễ bệnh. Chú giữ gìn sức khỏe. Thế Sư cô Liên Vy khỏe chứ, chú Chánh Thường?

- A Di Đà Phật. Thưa Hòa thượng, Cô Liên Vy cũng khỏe ạ. Chúng con chúc mừng năm mới Hòa thượng ạ.

Rồi, chú uống chén trà nóng cho đỡ mệt. Ngồi chơi, nghỉ ngơi đã. Hòa thượng Thích Giác Toàn nhẹ nhàng cùng vẻ ân cần, tôi nghe mà thấy lòng ấm áp vô cùng.


Một hồi lâu lâu, chừng hơn 30 phút, tôi xin phép Hòa thượng dạo quanh một vòng chụp ảnh. Phần nào, sức khám phá trong tôi cũng háo hức lắm rồi.

Tiếng nước rào rào. Tiếng người lớn, trẻ nhỏ xôn xao nơi gian nhà rộng khắp đến 5-6 tầng. Tôi cẩn trọng từng bước qua những bậc thang, vì nước xối đều qua bậc đá, dễ trơn trượt.




Tới tầng 3, tôi thấy các sư cùng phật tử đang vệ sinh hành lang. Người xịt nước cọ sàn, người lau cửa, người lau lan can… Chào mọi người rồi, tôi lên tầng cao nhất cho kịp tác nghiệp.

Từ trên cao, Pháp Viện thật rộng. Khuôn viên bao la, ngút tầm mắt. Pháp viện đang trùng tu mới, từng hạng mục kiến trúc dần hoàn thiện.

Nắng vàng ruộm khắp nẻo. Ánh vàng bao trùm nơi Pháp Viện một buổi chiều thanh tịnh. Gió lộng thổi mát rượi, thật sảng khoái.







Từng thiết tầng kiến trúc dần hoàn thiện

Chụp được những khuôn hình cần thiết, tôi xuống dưới, tranh thủ tác nghiệp tiếp. Đang đi, nghe tiếng gọi: Chú ơi. Sư nhờ chú chút việc…

- A Di Đà Phật. Dạ, Sư cần con giúp gì ạ.  

Chú chụp dùm Sư mấy tấm hình gian Tam Bảo cũ làm kỉ niệm được không? Kẻo sắp tới dỡ đi, sẽ không còn nữa…

- A Di Đà Phật. Dạ được ạ, thưa Sư.



Gian Chính điện Tam Bảo cũ

Theo hướng Sư chỉ, không khó để tôi đến với gian Chính điện cũ. Chụp một hồi, canh chừng đủ những tấm hình cần thiết. Tôi theo một tiểu phật tử về chỗ có máy tính copy ảnh cho các Sư.

Chẳng mấy trời đã xầm xầm tối, xong việc, tôi đỉnh lễ Hòa thượng Thích Giác Toàn thêm một lần rồi ra về. Qua một khoảng khuôn viên, ngay tầm mắt, tôi dừng lại và kịp ghi nhận:
Thân trong sạch ấy là xứ Phật.
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật.
Ý trong sạch ấy là con Phật.
Tâm trong sạch tức là đức Phật.
(Lời Tổ Sư Minh Đăng Quang)


Mong sớm có dịp lại về đây
Tịnh trí khắc ghi lời Tổ Thầy
Tinh cần trau rèn theo chính pháp
Sáng tỏ muôn trùng giữa ngàn mây...


Lữ khách phần nào luyến tiếc, vì thời gian ít quá. Gió vẫn hun hút, nhưng thanh mát. Từng chòm nắng vẫn ráng vương lại, óng ánh khoảng sân còn tươi mới…

Chánh Thường
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm